Hệ thống truyền thuyết dân gian về Lý Phục Man

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết lý phục man và lễ hội rước giá ở yên sở hoài đức hà nội (Trang 43)

CHƢƠNG 2 : TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VỀ LÝ PHỤC MAN

2.2. Hệ thống truyền thuyết dân gian về Lý Phục Man

2.2.1. Các bản kể tư liệu thành văn

Qua khảo sát, tổng hợp, chúng tôi thấy truyền thuyết về Lý Phục Man chủ yếu xoay quanh việc ơng là người có tài năng phi thường, có cơng trạng lớn trong việc dẹp yên vùng biên ải, thu phục quân man, bảo vệ và giữ gìn độc lập chủ quyền cho đất nước. Tương truyền trong dân gian về cái chết của ơng có nhiều uẩn khúc li kỳ và sau khi ông qua đời, những truyền thuyết về ông ngày càng được nhân dân lưu truyền và tơn vinh. Vị trí thành hồng làng của ơng đã được các triều đại phong kiến sắc phong công nhận, không chỉ với tư cách nhà nước; mà còn được lòng dân, phù hợp với tâm nguyện của dân nên hơn nhiều

năm sau vẫn giữ nguyên giá trị. Một con người đã từng có nhiều cống hiến, hy sinh vì độc lập dân tộc, vì đời sống dân sinh thì khi đi vào cõi vĩnh hằng càng được mọi thế hệ người đời tơn vinh ghi nhớ.

Trong q trình sưu tầm, chúng tơi đã tìm thấy một số bản kể thành văn được xuất bản, in ấn hoặc đăng trên các tạp chí. Sau khi thống kê, phân tích, chúng tơi đã lựa chọn, sử dụng chủ yếu các văn bản thành văn sau để nghiên cứu, xây dựng đề tài:

STT TÊN TRUYỆN TÁC GIẢ NGUỒN

1 Lý Phục Man Lý Tế Xuyên do Trịnh Đình Rư và Đinh Gia

Khánh dịch

Việt điện u linh, Nxb Văn học, H, 1972

2 Sự tích thần xã An Sở Lý Tế Xuyên do Trịnh Đình Rư và Đinh Gia

Khánh dịch

Việt điện u linh Nxb Văn học, H, 1972

3 Lý Phục Man Sử gia thời Nguyễn Đại Nam nhất thống chí quyển XXI, tỉnh Sơn Tây

4 Lý Phục Man Nguyễn Văn Huyên Nguyễn Văn Huyên toàn tập (tập 2), Nxb Giáo dục, H, 2001 5 Lý Phục Man NXB Khoa học XH, H,744 Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam 6 Danh tướng Phạm Tu - Lý Phục Man Nguyễn Bá Hân – Trương Sỹ Hùng Thành hoàng làng – Lý Phục Man, NXB. VHTT&VVH, 2009

7 Lý Phục Man Nguyễn Bá Hân Văn bia quán Giá, NXB. Thế giới, 1995

2.2.2. Các truyền thuyết dân gian truyền miệng

Tính truyền miệng là đặc trưng cơ bản của truyện kể dân gian. "Do tính truyền miệng, mà các quá trình sáng tác, lưu truyền, diễn xướng, thưởng thức văn học dân gian gắn chặt với nhau, tác động, thúc đẩy lẫn nhau một cách trực tiếp" [77, tr.15]. Truyện kể dân gian chính là những tác phẩm ngôn từ truyền

miệng được tập thể nhân dân sáng tạo lên. Các câu chuyện kể dân gian được tồn tại và lưu truyền theo hình thức truyền miệng từ đời này sang đời khác, từ vùng, miền, địa phương này sang vùng, miền, địa phương khác.

Để tìm hiểu truyện kể dân gian về Lý Phục Man được lưu truyền trong nhân dân hiện nay, chúng tôi đã thực hiện điền dã ở các vùng lân cận và địa phương quê ông. Thực hiện điền dã ở các vùng lân cận, hầu hết người dân chúng tôi gặp, phỏng vấn đều không biết gì về Lý Phục Man. Tiếp cận gần hơn với đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã tập trung gặp gỡ, phỏng vấn người dân tại xã Yên Sở, nơi có Đình, Đền và Lăng mộ của ơng. Chúng tơi gặp gỡ, trao đổi với rất nhiều trẻ em và thanh, thiếu niên của làng. Kết quả đáng tiếc và cũng đáng ngạc nhiên là, hầu hết họ không biết gì về truyện kể dân gian liên quan đến nhân vật được được thờ tại đình làng.

Tham dự lễ hội rước Giá, diễn ra vào ngày 10 tháng 3 năm Đinh Dậu

(tức ngày 06 tháng 04 năm 2017). Tại lễ hội, chúng tôi phỏng vấn một số bạn

trẻ đang tham gia trực tiếp vào các hoạt động của lễ hội, như khiêng trống, cầm bát biểu...; kết quả đại bộ phận họ không biết nhiều truyền thuyết về Lý Phục Man.

Trong q trình điền dã, chúng tơi tìm gặp, trị chuyện, trao đổi với các bô lão, cao niên, các bà cụ trong làng, làm việc với cụ từ giữ Đền và cụ giữ cương vị Mệnh bái của làng. Người biết nhiều, người biết ít, nhưng qua các câu chuyện kể đã cung cấp thêm tư liệu cho chúng tôi hiểu thêm về nhân vật Lý Phục Man đang tồn tại trong lòng nhân dân hiện nay ra sao. Chúng tơi tìm gặp cụ Nguyễn Thế Dũng, sinh năm 1938, cụ nguyên là nhà giáo, từng là Trưởng phịng Giáo dục huyện Hồi Đức, là người tâm huyết với văn hóa truyền thống của địa phương đặc biệt là cụ đã nhiều năm tìm hiểu sưu tầm các tư liệu về người anh hùng Lý Phục Man. Cụ Dũng đã 10 năm là chủ tế trong ngày hội rước Giá ở Yên Sở. Theo cụ Dũng, Lý Phục Man tên thật là Phạm Tu, người làng Lã Xá, cha mẹ Phạm Tu hiếm muộn, đã nhiều tuổi mà chưa có con, hai ông bà đi làm chấp pháp cho chùa Ngọc Tân, ngày đêm cầu khẩn sau đó bà có thai và sinh ra câu bé khôi ngô tuấn tú đặt tên là Phạm Tu. Cha mẹ Phạm Tu sau khi mất được nhân dân thở ở chùa Lựa ( ngôi chùa không thờ phật mà chỉ thờ cha mẹ của người đã sinh ra thánh). Phạm Tu có sức khỏe phi thường, có tài bắn cung lại chinh phục được cả voi. Ông đã đứng lên kêu gọi trai tráng trong vùng dựng cờ đại nghĩa chống quân Lương. Tài thao lược chí anh hùng của chàng thanh niên Cổ sở đã thu hút hàng trăm hàng ngàn trai tráng trong vùng tụ hội ngày đêm tập luyện nung nấu ý chí quyết tâm diệt giặc. Ơng đã có cơng giúp Lý Bí dẹp n qn man nên được nhà vua cho đổi sang họ Lý, lấy danh là Phục Man, lại gả công chúa Lý Nương cho.

Chúng tơi lại tìm đến ơng Ngun Văn Kỷ, 70 tuổi là người đã 10 năm là công việc giữ đền quán. Ông say sưa kể về sự tích người anh hùng Lý Phục Man, ơng nói câu chuyện về phạm Tu- Lý Phục Man thật li kì thần bí: sau khi Lý Phục Man được vua nhà Lý cho giữ thành Tô Lịch, trong cuộc giao tranh với giặc ông đã bị chém đứt đầu, ơng vẫn cười trên mình ngựa chạy thẳng về

làng. Ngựa chạy qua ngã tư Canh, gặp một người con gái, ngài hỏi: cơ có nghĩ rằng người như thế này vẫn nói được khơng? Người con gái sợ q khơng nói được lời nào, sau làng ấy đặt tên là Thị Cấm. Ngài lại quất ngựa chạy tiếp, gặp một người con gái, ngài lại hỏi: cơ có nghĩ rằng người như thế này vẫn nói được khơng? Người con gái chỉ đứng cười, sau làng ấy gọi là làng Thị Hòe. Ngựa ngài chạy qua cầu đá, gần vào làng, ngựa khát nước bèn dừng lại uống nước dưới kênh, ngựa cúi xuống, yêm ngựa và bốn chân inh hình trên tảng đá đến nay vẫn cịn dấu tích. Khi đi điền dã ở Yên Sở, được các cụ cao niên trong làng kể về sự tích này, chúng tơi ngỏ ý muốn xem phiến đá có hình dấu chân ngựa, chúng tôi đã được ông Nguyễn Văn Dũng, người làng này đưa ra tận cánh đồng, nay là bãi đất trồng hoa rất xanh tốt. Quả nhiên có một phiến đá to bằng cái chiếu màu trắng giữa cánh đồng trên đó có những vết lõm sâu mà theo các cụ đó chính là vết chân và hình cái yếm ngựa của Tướng cơng Lý Phục Man. Theo ông Dũng kể, bao giờ cũng thế trước giờ làm lễ ở quán Giá người dân lại ra phiến đã đẻ thắp hương thể hiện lịng thành kính.

Ngựa lại chạy tiếp đến đê, có bà hàng nước bên đường, ngài lại hỏi: bà có thấy ai đầu lìa khỏi cổ mà vẫn nói được khơng?, bà lão hàng nước trả lời: khơng có người, chỉ có trời. Ngựa ngài chạy đến cống đầu làng thì ngài khơng nói được nữa, sau công này gọi là Cấm Khẩu ( sau đọc chệch thành Cống Khẩu). Ngài hóa thân thác về trời bên Hồ Mã cạnh con sông Đáy. Qua lời kể của ông, chúng tôi nhận thấy một niềm tin sâu sắc của ông vào những tích truyện về người anh hùng của quê hương. Điều đó cho thấy, Lý Phục Man ln sống mãi trong tim của những người con trên q hương ơng. Chúng tơi lại tìm gặp cụ Nguyễn Văn Mậu, cụ Mậu năm nay đã 81 tuổi, dáng vẻ vẫn phương phi, cụ bảo ngày nào cũng phải đạp xe qua quán một đôi lần để ngắm quang cảnh nơi thờ vị thành hoàng làng Lý Phục Man và theo cụ, quán Giá là nơi linh

thiêng không nơi nào bì được. Chúng tơi cịn tìm gặp nhiều các vị cao niên trong làng, hầu như cụ nào cũng biết về người anh hùng Lý Phục Man, nhưng khi chúng tơi hỏi đến các bạn trẻ thì sự hiể biết về nhân vật này lại phai nhạt đi rất nhiều, các bạn cũng biết quán Giá là nơi thờ Lý Phục Man nhưng khi hỏi về tung tích, sự nghiệp Lý Phục Man thì các bạn lại khơng biết nhiều hoặc có người khơng hề hay biết.

2.2.3. Nhận xét chung về truyền thuyết Lý Phục Man

Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu và ghi nhận, tổng hợp trong quá trình điền dã, chúng tơi nhận thấy nhìn chung các bản kể có nội dung gần như tương đồng với nhau. Các truyện kể về Lý Phục Man tập trung xoay quanh việc ông là người võ nghệ cao cường, có cơng dẹp giặc man đem lại bình n cho nhân dân, ra đi bí ẩn, sau khi thác về trời đã để lại linh thiêng cho đời sau. Cụ thể là:

Trong các văn bản thành văn ghi rõ Lý Phục Man là tướng công của Lý Nam Đế và nổi tiếng là một bề tôi trung thành. Nhà vua cử ông làm tướng và giao cho ông cai quản Đỗ Động và Đường Lâm. Quân man đều chịu quy phục và nhân dân được sống yên ổn. Ông dẹp yên Lâm Ấp nhiều lần, vì thế Lý Nam Đế phong ơng làm Phục Man, rồi cho ơng mang họ Lý của hồng tộc và ban cho ông chức thiếu úy. Từ đấy ông tham gia bàn bạc mọi việc dân việc quân ở triều đình. Ơng rất chính trực và ai cũng kính phục ơng. Sau đấy, ơng được cử đi giữ bờ cõi phía Lâm Ấp. Ơng bị người Chăm đánh thua, bèn tự vẫn. Ông được mai táng ở làng Yên Sở bên Hồ Mã.

Trong quá trình sưu tầm điền dã chúng tôi nhận được tương đối nhiều truyền thuyết xoay quanh nhân vật Lý Phục Man. Truyền thuyết dân gian cho rằng Lý Phục Man tên thật là Phạm Tu, sinh ra trong một gia đình nơng dân ở xóm Lã Xá, Giáp Cảo Tây (sau đổi thành Quả Tây) thuộc làng Cổ Sở (sau đổi

thành 2 xã Yên Sở và Đắc Sở của Hoài Đức, Hà Nội) vào những thập kỷ đầu của thế kỷ thứ VI sau công nguyên (khoảng từ năm 505 đến 515). Cha mẹ Phạm Tu luống tuổi muộn đường sinh nở nên hết lịng tu nhân tích đức ngày đêm đến chấp pháp tại ngôi chùa gần nhà là chùa Bến tên chữ là chùa Ngọc Tân tâm thành cầu nguyện sau đó sinh hạ được một người con trai khơi ngô tuấn tú đặt tên là Phạm Tu. Chàng thiếu niên nghèo nhưng đã có sức khỏe hơn người ngày ngày đi chăn trâu cắt cỏ thường cùng chúng bạn chia quân đánh trận lấy tàu lá chuối làm cờ. Ngày nay mảnh đất chôn nhau cắt rốn Phạm Tu vẫn cịn trên đó dựng ngơi đền thờ song thân ơng nay nhân dân đều gọi ngôi đền là chùa - chùa Lựa. Chùa nhưng khơng có tượng phật vì song thân Phạm Tu gần như suốt cả cuộc đời phục vụ nương náu cửa từ bi và sinh hạ được vị Thánh nên nhân dân tôn hai vị là Phật và nơi thờ gọi là chùa. Lớn lên chàng thanh niên họ Phạm có sức khỏe phi thường có "tài nghệ tuyệt nhân" cưỡi ngựa bắn cung rất giỏi lại có tài thuần phục voi dữ "năng bác huấn tượng sự".

Sống trong cảnh lầm than đói khổ lại chứng kiến bao sự bất công tàn bạo của bọn phong kiến xâm lược nhà Lương (Trung Quốc) đối với nhân dân ta chàng trai họ Phạm sớm có tinh thần bất khuất ý chí căm thù bọn cướp nước sâu sắc. Ông đã đứng lên kêu gọi trai tráng trong vùng dựng cờ đại nghĩa chống quân Lương. Tài thao lược chí anh hùng của chàng thanh niên Cổ sở đã thu hút hàng trăm hàng ngàn trai tráng trong vùng tụ hội ngày đêm tập luyện nung nấu ý chí quyết tâm diệt giặc. Đội dân binh ngày càng đông đúc lại đánh đâu thắng đấy cả vùng Đỗ Động Đường Lâm dần sạch bóng qn thù.

Cùng buổi ấy có Lý Bí thấy sự tàn bạo hà khắc của bọn quân Lương nên năm Tân dậu 541 ông đã dựng cờ khởi nghĩa. Phục tài đức của Lý Bí Phạm Tu tự nguyện đem toàn bộ số dân binh dưới quyền về hợp sức cùng Lý Bí. Thấy Phạm Tu là người "hiên ngang khí vũ chân đại trượng phu khả đương phương

diện hứa tịng nhung sự" sẽ lập nhiều kỳ cơng nên trọng dụng và giao cho giữ đất Đỗ Động - Đường Lâm và phong làm Đại tướng quân. Thanh thế quân khởi nghĩa lớn mạnh chiến thắng vang dội thứ sử Tiêu Tư chống không nổi bỏ chạy về Quảng Châu. Lý Bí đem quân chiếm giữ Châu Thành (tức Long Biên).

Năm Quí Hợi 543, Lí Bí cử Phạm Tu - Lý Phục Man đánh Lâm Ấp, ông dành chiến thắng vang dội, nhà vua trọng thưởng: siêu thăng Thái úy "tham nghị mạc phủ" đứng đầu hàng quan võ ban tặng hai chữ Phục Man vì có cơng hàng phục qn man di ở phương Bắc và Lâm Ấp ở phương Nam, cho đổi họ vua là Lý "Tứ danh Phục Man tứ tính Lý Thị" lại gả công chúa Phương Dung cho Phạm Tu. Từ đó mọi người tơn kính gọi là Phục Man Tướng công.

Năm sau năm Giáp tý 544 mùa Xuân Lý Bí nhân thắng lợi đuổi hết xâm lược Phương Bắc dẹp yên bọn lấn chiếm Chiêm Thành đã lên ngơi Hồng Đế tức là Nam Việt đế lập triều đình trăm quan dựng quốc hiệu là Vạn Xuân dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội lấy Triệu Túc làm Thái phó Tinh Thiều đứng đầu ban văn Phạm Tu - Lý Phục Man đứng đầu ban võ "nghi thị bách liêu thiên tư trung liệt" thanh liêm ngay thẳng giữa triều trung không dung tha kẻ có tội.

Năm Ất Sửu (545) nhà Lương đem đại binh sang cướp nước ta lần nữa. Vua Lý Nam Đế cho 3 vạn quân chống cự bị thua ở Chu Diên lại thua ở cửa sông Tô Lịch. Lý Phục Man mở đường máu, phá vòng vây nên đã bị một vết thương khá sâu ở cổ. Hai vị tùy tướng họ Trương mở đường máu đưa Tướng công về quê cũng được dân làng dựng tượng thờ hai bên tả hữu đền Trung. Từ xưa đến nay người dân vào đền lễ Thánh xong bao giờ cũng đứng chếch sang bên phải lễ 1 lễ dập đầu 3 lần xuống chiếu rồi mới đứng lên vái. Đó là biểu hiện lòng biết ơn của dân làng đối với 2 vị tùy tướng Trương Hống và Trương Hát, hai vị tùy tướng sau này tiếp tục đánh giặc lập được nhiều công lớn nên cũng được nhiều làng xã vùng Bắc Ninh Bắc Giang.. thờ làm Thành hoàng.

Lý Phục Man tướng quân sau khi qua đời ông trở thành đức thánh Giá - một cách kiêng gọi tên húy - gắn danh thần với địa danh quê hương là kẻ Giá, rộng hơn nữa là Thiên Nam thánh như vua Lý Thần Tông ban tặng. Bản khắc Cổ tích từ bi, dựng năm Vĩnh Tộ thứ hai (1620) ở q ơng đã viết: “người có cơng với dân với nước thì được người đời tơn thờ, mãi mãi ghi nhớ cho đời sau”. Gần mười lăm thế kỷ đã trơi qua, việc tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp Lý Phục Man vẫn đang còn hấp dẫn và cịn nhiều những bí ẩn.

2.3. Những mơ típ cơ bản của truyền thuyết Lý Phục Man

Những năm gần đây, việc nghiên cứu truyện kể dân gian theo hướng phân tích kết cấu và nội dung cốt truyện theo mơ típ (motif) và kiểu truyện (type) ngày càng phổ biến trên thế giới. Mơ típ là một trong những thuật ngữ văn học dân gian được sử dụng với tần suất cao trong các cơng trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết lý phục man và lễ hội rước giá ở yên sở hoài đức hà nội (Trang 43)