Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết lý phục man và lễ hội rước giá ở yên sở hoài đức hà nội (Trang 75 - 79)

Chƣơng 3 : LỄ HỘI VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ LÝ PHỤC MAN

3.1. Khái quát về lễ hội

3.1.2. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội

Văn học dân gian ra đời từ rất sớm, từ khi chữ viết chưa hình thành. Văn học dân gian và văn học viết là hai bộ phận cấu thành của văn học dân tộc. Nhưng khác với văn học viết, "văn học dân gian không chỉ là một bộ phận của văn học dân tộc mà còn là một bộ phận trong lĩnh vực rộng hơn và văn hóa dân gian. Đó chính là lí do khiến văn học dân gian được nhìn nhận với nhiều tư cách, một mặt như văn học dân tộc, mặt khác như văn hóa dân gian" [23, tr. 7]. Văn học

dân gian chính là sự kết tinh trí tuệ, tâm hồn của nhân dân, là sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực văn hóa như lịch sử, tín ngưỡng, tơn giáo, phong tục… Văn học dân gian có những điểm gần với triết học, dã sử, tín ngưỡng dân gian của cộng đồng cư dân truyền thống. Các loại hình văn hố phi vật thể này có sự gắn bó và có quan hệ qua lại với nhau, chi phối và đan xen với nhau. Văn học dân gian là một thực thể sống, nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn với sinh hoạt văn hóa cộng đồng của quần chúng lao động, trong đó cộng đồng gia tộc, cộng đồng làng xã giữ vai trò quan trọng. Với vai trị là bộ phận nghệ thuật ngơn từ truyền miệng của văn hóa dân gian, văn học dân gian "phản ánh sinh hoạt xã hội, công việc làm ăn, đời sống tâm lí, tình cảm, thái độ, nguyện vọng, kinh nghiệm mọi mặt của nhân dân lao động các thế hệ" [23, tr. 8].

Dân tộc ta từ xa xưa đến nay, luôn phải đương đầu với quân giặc xâm lăng. Có thể khẳng định lịch sử Việt Nam chính là mà lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong hịa bình vẫn mang mầm mống chiến tranh bởi kẻ thù luôn ni dưỡng âm mưu thơn tính. Văn học có chức năng phản ánh cuộc sống một cách toàn vẹn, sinh động, đồng thời phản ánh tâm tư, khát vọng của con người trong xã hội. Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, mà nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng được nhân dân ca tụng, tơn kính. Và "trong một nước có truyền thống yêu nước như Việt Nam dĩ nhiên các vị anh hùng được thờ và có lễ hội riêng. Trong các lễ hội này, ngoài việc mở hội mừng các vị thần, cịn có các trị có tính chất thượng võ như hội vật, hội diễn trị đánh trống trận, thi cơn, kéo co, cờ lau tập trận..." [58, tr. 376].

Có thể khẳng định rằng truyền thuyết và lễ hội có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Các truyền thuyết dân gian chính là "xương sống" để hình thành nên lễ hội; và lễ hội cũng chính là mơi trường tồn tại đặc thù của truyền thuyết dân gian, nó giúp cho các tình tiết của cốt truyện được đặt vào môi trường diễn

xướng cụ thể, tạo sức sống sinh động, đa dạng và bền lâu hơn cho tác phẩm truyện kể dân gian.

Trong tâm thức của người Việt Nam, thế giới xung quanh được chia thành hai bên: thực và ảo; vật chất và tinh thần. Người Việt rất coi trọng đời sống tâm linh, thế giới tâm linh được xây dựng trên cơ sở quan niệm mọi sự vật đều có linh hồn như con người. Những linh hồn này tạo thành thế giới thần linh. Thế giới thần linh có sức mạnh vạn năng, siêu việt, thường xuyên tác động, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người theo hai chiều thuận - nghịch, lành - dữ. Bởi thế con người thực hiện thờ phụng thần linh để mong được chở che, giúp đỡ, ban cho điềm lành, giúp vượt qua điều dữ.

Văn học dân gian người Việt, nhất là thể loại truyền thuyết mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng dân gian, thể hiện khá rõ trong các nghi lễ của lễ hội. Trong lễ hội dân gian, nhân dân tổ chức nghi thức tế lễ, rước mời các vị thần linh, anh linh núi sơng trời đất, các vị thành hồng làng là vị thần che chở cho làng xóm, mời anh linh các vị anh hùng dân tộc, mời tổ tiên các dòng họ về dự, phù hộ, giúp đỡ cho cuộc sống của họ.

Lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hố, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử, thể hiện tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam. Truyền thuyết có vai trị như điểm tựa tâm linh cho sự sáng tạo nghệ thuật, và tín ngưỡng được nghệ thuật hóa để trở thành những biểu tượng nghệ thuật mang ý nghĩa kép, ý nghĩa tâm linh và ý nghĩa nhân văn, giúp tạo dựng niềm niềm tin, sự ngưỡng mộ đối với một đối tượng siêu nhiên nào đó có ảnh hưởng, chi phối đến đời sống sinh hoạt của con người. Phong tục, tập quán của người Việt là nhân dân đời sau ghi nhận, biết ơn đối với tiền thần, tiền nhân, tơn sùng những vấn đề siêu nhiên, huyền bí. Từ tâm thức sùng bái đó, trong các cộng đồng dần hình thành nên các phong tục tập

quán và nghi lễ thờ cúng tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu và nghi lễ phồn thực... Đó là những nghi lễ và phong tục rất quen thuộc đối với người Việt khắp nơi trong cả nước. Mỗi loại tín ngưỡng này đều có nguồn gốc sâu xa từ quan hệ giữa con người với các đối tượng siêu nhiên kia.

Có thể khẳng định lễ hội là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư, là hình thức giáo dục các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài, giải trí... Đây là dịp con người được giải toả, dãi bày phiền muộn, lo âu với thần linh, mong được thần giúp đỡ, chở che đặng vượt qua những thử thách đến với ngày mai tươi sáng hơn. Qua lễ hội, con người sẽ thấy có niềm tin vững chắc hơn, để sống đẹp hơn. Chính vì thế mà lễ hội có mối quan hệ mật thiết với truyền thuyết dân gian, bởi không xuất phát từ văn học dân gian thì những niềm tin, quan niệm sẽ bị chết cứng nếu như nó khơng được thổi vào đó linh hồn, khơng được làm cho sống dậy, sinh động thơng qua những hình tượng nghệ thuật kết tinh giữa niềm tin đó với trí tưởng tượng bay bổng không giới hạn của con người. Các truyền thuyết dân gian có vai trị là xương cốt, bệ đỡ, chỗ dựa cho niềm tin; còn niềm tin cùng những hành động nghi lễ, hội hè, tưởng niệm sẽ giúp cho nội dung các câu chuyện kể được phong phú hơn, các mơ típ với diện mạo, hình thái rõ nét và sống động hơn.

Tóm lại, truyền thuyết dân gian và lễ hội có mối quan hệ qua lại, bổ sung lẫn nhau. Các truyền thuyết dân gian chính là cốt lõi, nền tảng để hình thành lễ hội, làm cho lễ hội có nội dung phong phú và thiêng liêng. Các câu chuyện kể là cốt truyện dẫn dắt tiến trình lễ hội, là sự minh giải cho lễ hội. Và ngược lại, lễ hội được tổ chức với những nghi lễ cụ thể là một phương thức diễn xướng truyền thuyết dân gian, làm cho nội dung truyện được sinh động và rõ nét hơn. Lễ hội

cũng chính là một hình thức kể chuyện, là sự bảo lưu các cốt truyện, bởi vì các lễ hội kể lại thường niên nội dung cốt truyện giúp nhân dân dễ nhớ, dễ thuộc. Những sự kiện, tình tiết tạo nên hình tượng nhân vật truyền thuyết, thông qua lễ hội sẽ tác động trực tiếp, trực quan đến đơng đảo nhân dân. Và trong q trình tham gia lễ hội, nhân dân khơng chỉ là người xem một cách thụ động mà họ còn là người chủ động đóng vai, nhập vai khi được phân cơng tham gia diễn lại các sự kiện thuộc về nhân vật của lễ hội.

Truyền thuyết dân gian và lễ hội đều thuộc loại hình văn hóa dân gian, là sản phẩm hoạt động tinh thần của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, lưu truyền và thể hiện. Hai lĩnh vực này có sự gắn bó với nhau, tác động qua lại, đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên, truyền thuyết dân gian và lễ hội cũng có nhiều sự khác biệt. Truyền thuyết dân gian là bộ phận ngôn từ truyền miệng của văn hóa dân gian; từ những nguyên mẫu trong lịch sử và bằng nghệ thuật ngôn từ, nhân dân sáng tạo lên những cốt truyện, những hình tượng nhân vật theo ý đồ nghệ thuật của mình. Cịn lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp. Lễ hội chỉ được tổ chức khi có mơi trường diễn xướng và có cộng đồng dân cư tham dự. Trong môi trường diễn xướng đặc biệt của lễ hội, nhất là trong phần nghi lễ, truyền thuyết dân gian được truyền vào người nghe, người xem qua con đường niềm tin. Sống trong môi trường tâm linh của lễ hội, người dân tham dự có thể thẩm thấu được tất cả ý nghĩa, sự phi thường, huyền diệu của truyền thuyết dân gian, thậm chí có thể hình thành niềm tin có thật vào những yếu tố chắc chắc khơng bao giờ có thể diễn ra trong đời sống thực, vì đó chỉ là kết quả sinh ra từ sự tưởng tượng và ước vọng của của nhân dân mà thôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết lý phục man và lễ hội rước giá ở yên sở hoài đức hà nội (Trang 75 - 79)