Nghĩa của lễ hội rƣớc Giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết lý phục man và lễ hội rước giá ở yên sở hoài đức hà nội (Trang 102 - 134)

Chƣơng 3 : LỄ HỘI VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ LÝ PHỤC MAN

3.5. nghĩa của lễ hội rƣớc Giá

Nhân dân Việt Nam từ xa xưa đến nay ln giữ gìn và phát huy truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Việc tổ chức lễ hội cũng là một trong những điều thể hiện truyền thống quý báu đó. Qua lễ hội, nhân dân ghi nhớ, tôn thờ những nhân vật được phụng thờ trong di tích, đó là những hình tượng linh thiêng, được định danh là những vị thần thánh, mà nguyên mẫu có thể xuất phát từ chính những con người có thật trong lịch sử, hay cũng có thể chỉ là những nhân vật trong huyền thoại được xây dựng lên từ trí tưởng tượng của tác giả dân gian. Hình tượng các vị thần linh, thánh mẫu được phụng thờ thường là những anh hùng chống giặc ngoại xâm; người chữa bệnh cứu dân; người có cơng khai phá vùng đất mới; ông tổ nghề; người giúp dân chống chọi với thiên tai, diệt trừ tà ma, ác thú hay các nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống con người.

Lễ hội khơng chỉ có ý nghĩa giúp con người hướng về nguồn cội tự nhiên hay nguồn cội của dân tộc, mà lễ hội còn là dịp để con người được vui chơi, giải trí, được hịa mình vào các trị chơi, các hoạt động văn hóa văn nghệ sau

những ngày lao động vất vả. Phần hội của lễ hội chính là một bài thuốc tinh thần giúp người ta được sống thoải mái, dễ chịu hơn.

Lễ hội rước Giá được tổ chức hàng năm là sự ghi nhớ, niềm tự hào và biết ơn công lao của Lý Phục Man đối với địa phương, đất nước. Tổ chức lễ hội hàng năm cũng là sự thể hiện sức mạnh cộng đồng của nhân dân huyện Hồi Đức nói chung, làng Yên Sở nói riêng. Cộng đồng dân cư nơi đây đã thờ chung vị thần, có chung mục tiêu đồn kết, nỗ lực phấn đấu, học tập, lao động sản xuất để vượt qua gian khó, hướng đến một cuộc sống ngày càng thịnh vượng, hạnh phúc.

Tại không gian linh thiêng của lễ hội, trong tâm thức người tham dự Lý Phục Man là vị thần tối linh, bằng sức mạnh siêu nhiên, linh thiêng của mình, ơng có thể bao qt, chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng, và ngày ngày vẫn giang tay che chở, bảo vệ, giúp đỡ, phù hộ cho người dân sức khỏe, làm ăn phương trưởng, khoẻ mạnh.

Lễ hội rước Giá được tổ chức hàng năm tại Đình Quán Giá, thời gian diễn ra khơng lâu nhưng đó là những giờ phút quý giá, tạo nên cho người ta được sống một cuộc sống phi trần gian, yêu và tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp hơn, tạm thời dẹp bỏ sang một bên những lo toan cơm áo gạo tiền thường ngày. Tham dự lễ hội, con người dù giàu sang hay nghèo khó, tất cả đều được bình đẳng với nhau, khơng hề có sự phân biệt.

Đình làng Yên Sở khơng chỉ là nơi thờ thành hồng làng, mà còn là nơi để cộng đồng tổ chức nhiều sinh hoạt của làng xã, với tầng ý nghĩa sâu xa là mọi hoạt động của cộng đồng được diễn ra dưới sự chứng kiến của đức thành hoàng làng. Việc dân làng tổ chức lễ hội rước Giá vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm cũng chính là sợi dây vơ hình nhưng bền chắc để kết nối cộng đồng dân làng lại với nhau. Lễ hội rước Giá giúp dân làng sống đồn kết hơn, hịa

đồng hơn. Từ lúc chuẩn bị lễ hội người ta đã tập trung bàn bạc với nhau để thống nhất việc tổ chức, phân cơng mỗi người mỗi việc. Trong bầu khơng khí vừa linh thiêng, vừa vui vẻ của lễ hội, con người ta được sống thực hơn, chan hịa hơn, có trách nhiệm với nhau hơn, và cũng chính từ việc tổ chức lễ hội mà các phong tục, tập quán truyền thống của địa phương, dân tộc được bảo tồn, gìn giữ và phát huy.

TIỂU KẾT:

Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa đặc sắc, là sự tổng hợp của hình thức sinh hoạt văn hố, tơn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng người Việt

Nam. Nhân dân tham gia lễ hội trong một không gian vừa tâm linh, trang nghiêm, tơn kính, vừa đời thường bình dị.

Trong đời sống của người Việt, lễ hội truyền thống là một yếu tố văn hoá quan trọng. Khơng chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, lễ hội cịn tạo ra sự đồng cảm, để mỗi người tưởng nhớ, nghi ơn công lao của các vị anh hùng, dũng sĩ, những người có cơng lao với địa phương, dân tộc. Tham dự lễ hội, con người có được niềm tin tâm linh, hướng thiện, được vui chơi, giải trí, có những giờ phút thăng hoa, dẹp sang một bên những lo toan vất vả của cuộc sống thường ngày.

Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch người dân Yên Sở, Hoài Đức Hà Nội lại nô nức, phấn khởi, long trọng tổ chức hội làng tại Đình qn Giá. Ơng được dân làng phụng thờ với vai trị Bản Cảnh Thành Hồng. Người dân nơi đây quan niệm ơng chính là vị chỉ huy tối linh, vẫn luôn luôn theo sát cuộc sống của mỗi con người nói riêng và cộng đồng nói chung, giúp đỡ, phù hộ cho cuộc sống của họ.

Việc tổ chức lễ hội rước Giá hàng năm giúp cho người dân nơi đây đồn kết, gắn bó, biết chia sẻ với nhau hơn. Lễ hội đem lại cho người dân trong thôn và những người tham gia lễ hội ý thức hướng về cội nguồn, về ông cha bằng những biểu hiện sinh hoạt văn hoá truyền thống. Lễ hội giúp cho nhân vật Lý Phục Man trong truyền thuyết có sức sống mạnh mẽ hơn. Trong lễ hội, ơng là một vị thần có quyền uy siêu việt, với sức toả sáng vơ hình giúp cho dân làng yên bình và hưng thịnh. Qua việc tổ chức lễ hội, các giá trị văn hóa truyền thống, những tín ngưỡng dân gian được bảo tồn và phát huy.

1. Người dân Hồi Đức ln tự hào về quê hương, một vùng đất có nền văn hóa, văn hiến lâu đời. Nơi đây là khu vực tập trung nhiều di tích lịch sử nổi tiếng ... Hoài Đức nằm trong một vùng đậm đặc những quần thể di tích lịch sử văn hóa cổ. Hầu như làng nào trong huyện cũng có những di tích hoặc có cả một quần thể di tích lịch sử văn hóa. Chỉ nghiên cứu riêng các di tích lịch sử - văn hóa nghệ thuật trên địa bàn huyện cùng những truyền thống giàu tính nhân văn, những nhân vật lịch sử đã trở thành các vị thần thành hồng làng, các cơng trình kiến trúc nghê thuật và các sinh hoạt văn hóa lễ hội sinh động, cũng thấy nổi bật lên quá trình lịch sử phát triển của quê hương. Hoài Đức thực sự là một vùng tiêu biểu, gắn liền với tiến trình lịch sử dân tộc, với bản sắc văn hóa, đời sống tinh thần, những thành tựu văn hóa vật chất phong phú và đẹp đẽ thể hiện sinh động những truyền thống cần cù sáng tạo trong xây dựng và truyền thống anh dũng, quật cường của tổ tiên trong sự nghiệp bảo vệ quê hương, đất nước.

Xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội là quê hương vừa là nơi an nghỉ cuối cùng của Lý Phục Man. Danh tướng Lý Phục Man là nhân vật nổi tiếng, có những cống hiến với quê hương, đất nước. Ơng có cơng thu phục được các bộ tộc thiểu số (người Man) vùng Đỗ Động - Đường Lâm (vùng tây bắc nước ta thời Lý Nam Đế) nên được suy tơn là "Phục Man Tướng Qn". Ơng nổi tiếng là người giỏi võ nghệ, có tài thuần trị được voi. Là một trung thần có nhiều cơng lao, nên khi mất, ông được nhân dân nhiều nơi tôn thờ làm Thành hoàng làng. Truyện kể dân gian về ông được lưu trong văn bản thành văn từ xa xưa, nhưng hiện nay, nhân vật Lý Phục Man đang bị mai một dần trong dân chúng, ngay cả cộng đồng dân cư ở chính q hương của ơng. Bên cạnh đó, việc tổ chức lễ hội hàng năm tại Đình quán Yên Sở những năm qua chưa thực sự tương xứng với tầm vóc và sự cống hiến của ông.

2. Truyền thuyết Lý Phục Man, là một truyền thuyết tiêu biểu của truyền thuyết dân gian Việt Nam, có các mơ típ điển hình và khi xâu chuỗi các mơ típ chúng ta thấy được cuộc đời của nhân vật lịch sử được kể theo sự khúc xạ của nhân dân. Từ một nhân vật lịch sử có thật là tướng cơng Lý Phục Man, dân gian xây dựng lên nhân vật truyền thuyết với những tình tiết kỳ lạ, tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện. Bằng thủ pháp nghệ thuật độc đáo, nhân dân đã xây dựng hình tượng Lý Phục Man với mơ típ nhân vật được sinh nở thần kỳ, theo đó nhân vật có tài năng đặc biệt, có sức khỏe và chiến cơng phi thường. Sau khi hoàn thành sứ mệnh trời giao, người hóa thân về trời và hiển linh âm phù cho mn đời sau. Đây là những mơ típ thường thấy trong truyền thuyết Việt Nam, những câu chuyện thể hiện quan niệm sùng bái của nhân dân đối với người anh hùng của dân tộc.

Lịch sử Việt Nam suốt bốn nghìn năm ơng cha ta dựng nước và giữ nước đã chứng minh, nhân dân Việt Nam ln có lịng nồng nàn u nước, chưa bao giờ nhân dân Việt Nam chịu khuất phục trước một thế lực xâm lược nào mà luôn kiên cường, bất khuất, sẵn sàng hy sinh vì sự bền vững của dân tộc. Lý Phục Man, là người con nước Việt, trước sự hung bạo của giặc man, ông đã đứng lên chiến đấu và thu phục quân man lấy lại bình an cho cả một vùng rộng lớn. Câu chuyện về Lý Phục Man cũng là một bài học đầy ý nghĩa cho lòng yêu nước, sự quả cảm của người dân nước Việt.

3. Truyền thuyết dân gian và lễ hội có mối quan hệ, gắn bó mật thiết. Truyện kể dân gian đặc biệt là truyền thuyết là hồn cốt, là "xương sống" để hình thành lễ hội, tạo nên tính thiêng của lễ hội; cịn lễ hội là mơi trường diễn xướng đặc biệt của truyền thuyết dân gian, giúp các hình tượng nhân vật của truyền thuyết dân gian trở lên sinh động và có sức sống lâu bền trong lịng dân chúng.

Với truyền thống, đạo lý "uống nước nhớ nguồn", thể hiện sự ghi nhớ,

biết ơn, tôn vinh, thờ phụng người có cơng với địa phương, đất nước, hàng năm, vào ngày 10 tháng Ba âm lịch, nhân dân xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội lại long trọng tổ chức lễ hội rước Giá, để ghi nhớ công ơn người anh hùng Lý Phục Man. Trước khi tế nhân dân đã tiến hành nghi lễ rước Giá từ quán đến văn chỉ ( nơi để bài văn tế) và từ văn chỉ về quán để thực hiện nghi lễ tế trang nghiêm nhằm tôn vinh công lao của người anh hùng và đồng thời thể hiện sự linh thiêng của lễ hội. Trong lễ hội, nhân dân đã tái hiện lại nghi thức luyện quân, phá vòng vây đánh tan kẻ thù của người anh hùng Lý Phục Man. Chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức lễ hội với tâm thế thành kính, tâm linh, trang nghiêm, thể hiện lòng biết ơn người có cơng với q hương, đất nước, đồng thời cầu nguyện và có niềm tin về một cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc, phồn thịnh. Việc tổ chức lễ hội rước Giá cũng chính là phương pháp giúp cộng đồng đoàn kết, đồng cảm, biết san sẻ với nhau hơn. Đây cũng là dịp để nhân dân được những giờ nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tạm bỏ sang một bên những lo toan vất vả đời thường.

4. Nghiên cứu và xây dựng đề tài này, chúng tơi mong muốn được đóng góp chút tiếng nói nhỏ bé của mình về truyền thuyết dân gian Lý Phục Man và việc tổ chức lễ hội rước Giá hiện nay. Qua đề tài, chúng tôi hy vọng các cơ quan, ban, ngành chức năng, nhất là chính quyền và nhân dân địa phương có những giải pháp tuyên truyền, quảng bá phù hợp, để lễ hội rước Giá không phải chỉ được biết đến với nhân dân trong làng mà còn mở rộng ra với khách thập phương để lễ hội ngày càng được mở rộng và gìn giữ. Chúng tơi cũng mong muốn, truyền thuyết dân gian về Lý Phục Man được gìn giữ trong cộng đồng, thực sự là cốt lõi tạo nên lễ hội, và ngược lại, việc tổ chức lễ hội với quy mô

xứng tầm hơn sẽ là môi trường diễn xướng, giúp cho truyền thuyết về Lý Phục Man luôn sống động, phong phú, trường tồn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị An (1994), Nghiên cứu truyền thuyết - những vấn đề đặt ra,

Tạp chí Văn học, (số 7), tr. 34-37.

2. Trần Thị An (1999), Những biểu tượng không gian thiêng trong truyền

thuyết dân gian người Việt, in trong cuốn Những vấn đề lí luận và lịch

sử văn học, Viện Văn học.

3. Trần Thị An (2014), Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

4. Triều Ân (2009), Truyện cổ dân tộc Tày. Dẫn từ Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số.Tập 16, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

5. Nguyễn Chí Bền (2006), Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

6. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Phan Kế Bính (2002), Nam Hải dị nhân liệt truyện, Nxb Hồng Bàng. 8. Lý Khắc Cung (2002), Truyện tâm linh Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc. 9. Nguyễn Cừ - Phan Trọng Thưởng (1999), Tuyển tập Văn học dân gian

Việt Nam - tập 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng (2000), Các triều đại Việt Nam, Nxb Thanh niên. 11. Nguyễn Đổng Chi (1993), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Viện Văn

học.

12. Nguyễn Nghĩa Dân (2004), Lòng yêu nước trong văn học dân gian Việt

Nam, Nxb Hội Nhà văn.

13. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb

Khoa học Xã hội, Hà Nội.

14. Chu Xuân Diên (2001), Văn học dân gian Việt Nam mấy vấn đề về phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Chu Xuân Diên (2002), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học Quốc

gia Thành phố Hồ Chí Minh.

16. Đại Nam nhất thống chí (1972), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

17. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif,

Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

19. Cao Huy Đỉnh (1969), Người anh hùng làng Dóng Khoa học Xã hội , Hà Nội.

20. Cao Huy Đỉnh, Nguyễn Đổng Chi và Đặng Nghiêm Vạn (1969), Phương pháp sưu tầm văn học dân gian ở nơng thơn, Vụ Văn hố quần chúng xb.

21. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

22. Ninh Viết Giao (2003), Về văn hóa xứ Nghệ, Nxb Nghệ An, Vinh. 23. Nguyễn Bích Hà (2008), Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Nxb

Đại học Sư phạm, Hà Nội.

24. Hồng Quốc Hải (2001), Văn hóa phong tục, Nxb Văn hóa Thơng tin. 25. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ

văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

26. Đỗ Thị Hảo (1984), Một số truyền thuyết xung quanh nhân vật Nùng Trí Cao, Tạp chí Văn hố dân gian, (số2), tr. 31-32

27. Nguyễn Bá Hân - Trương Sỹ Hùng (2009), Thành hoàng làng – Lý Phục Man, Nxb VHTT& VVH.

28. Nguyễn Bá Hân (1995), Văn bia quán Giá, Nxb Thế giới.

29. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng thành hồng Việt Nam, Nxb

Khoa học Xã hội, Hà Nội.

30. Nguyễn Thị Hiền (1999), Quan niệm mới về Folklore và quá trình văn bản hố folklore ở Hoa Kì, Tạp chí Văn hố dân gian, (số 4), tr. 79-95

31. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội - một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

32. Kiều Thu Hoạch (2006), Văn học dân gian người Việt dưới góc nhìn thể loại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

33. Kiều Thu Hoạch (1971), Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết lý phục man và lễ hội rước giá ở yên sở hoài đức hà nội (Trang 102 - 134)