Công tác chuẩn bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết lý phục man và lễ hội rước giá ở yên sở hoài đức hà nội (Trang 83)

Chƣơng 3 : LỄ HỘI VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ LÝ PHỤC MAN

3.2. Lễ hội rƣớc Giá ở Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội

3.2.3. Công tác chuẩn bị

Việc thờ cúng Lý Phục Man các làng Yên Sở và Đắc Sở đều được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, hai làng Yên Sở, Đắc Sở của Kẻ Giá xưa chỉ tổ chức chung ngày hội tại quán Giá để tưởng nhớ Lý Phục Man.

Những ngày đầu tháng ba, kỳ mục của hai làng bắt đầu họp để phân công các việc của lễ hội. Để chuẩn bị cho việc tổ chức lễ hội, dân làng phải họp trước, rồi thống nhất thành lập ra các Ban để chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, như: Ban lễ nghi, Ban hậu cần, Ban lễ tân...

Các Ban căn cứ vào nhiệm vụ của mình để phân cơng cho từng thành viên và huy động sự tham gia của những người trong làng. Trước khi tổ chức lễ hội, chính quyền địa phương và nhân dân thực hiện việc sửa sang, quét dọn khn viên di tích Đình, qn cho khang trang, sạch sẽ. Việc lau chùi, vệ sinh hương án, trống, chiêng, bát bửu... cũng được thực hiện nghiêm túc.

Để tổ chức lễ hội, việc chọn đội tế và chủ tế là vô cùng quan trọng. Đội tế được chọn từ những người hiện đang sinh sống trong làng xã. Những người được chọn vào đội tế là niềm vinh dự và may mắn, nhất là người được chọn giao vai trò chủ tế. Ngày nay, việc tế và chọn người dự tế được làng biến đổi đi và theo hướng đơn giản hơn về mặt nghi thức.

Trước khi tổ chức lễ hội, việc chuẩn bị vật phẩm dâng cúng được chuẩn bị chu đáo. Đồ lễ được nhân dân phân công nhau nấu nướng, mua sắm, chuẩn bị để tế lễ tại Đình và quán và văn chỉ. Vật phẩm dâng cúng chủ yếu là mâm xôi, thủ lợn, trầu cau, hoa quả, rượu nước... Đây là những sản vật của địa phương, được nhân dân chọn lựa kỹ, đảm bảo thơm ngon, tươi tốt, đẹp mắt mới dâng lên cúng. Đó là đồ lễ được chuẩn bị chung cho cả làng, cịn có lễ cá nhân tùy theo tín tâm của những người tham gia lễ hội. Ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày hội của cả làng, các gia đình trong làng đều tổ chức ăn hội, làm bánh chưng, bánh dày bánh trơi và các món ăn dân dã của quê hương. Con cháu đi làm ăn xa cũng về cùng dự lễ và ăn hội làng.

3.2.4. Một số nghi lễ tƣởng niệm

Lễ hội cổ truyền của cộng đồng cư dân Việt Nam được cấu tạo nên bởi hai thành tố chính, đó là phần lễ và phần hội. Phần lễ là các nghi thức được tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự kiện có ý nghĩa nào đó. Phần lễ gắn với đời sống tâm linh, tơn giáo tín ngưỡng, do vậy nó thuộc thế giới thần linh, thiêng liêng, đối lập với đời sống trần gian, trần tục. Phần lễ xuất phát cơ bản từ

tín ngưỡng, mà "tín ngưỡng cơ bản Việt Nam là biếtt ơn những người có cơng, đặc biệt những người con ưu tú, nhất là các anh hùng" [58, tr 367]. Vì thế, từ các câu chuyện kể dân gian, các nhân vật là anh hùng, người có cơng hiện lên trong khơng khí trang nghiêm của phần nghi lễ của lễ hội càng trở lên linh thiêng kì bí, với sức mạnh tâm linh chi phối phi thường.

Vấn đề cốt lõi, "xương sống" để hình thành và tồn tại bền lâu của lễ hội chính là tính thiêng liêng, kỳ bí. Chi tiết để hình thành lên ngơi đình, đền, miếu thờ cúng nhân vật anh hùng, liệt nữ thường được xuất hiện trong quan niệm dân gian là mảnh đất có xác anh hùng, liệt nữ nằm xuống bỗng có mối đùn lên thành mộ, hoặc nơi đó là nơi nhân vật hiển thánh, bay về trời... Các nhân vật được "thiêng hóa", trở thành vị thần, vị thánh phù hộ cho nhân dân, được nhân dân phụng thờ.

Trong lễ hội, việc thực hiện các nghi lễ là sự tơn kính, tỏ lịng biết ơn với trời đất, thần linh, các anh hùng dân tộc, những người có cơng với nhân dân; đồng thời thể hiện sự cầu mong mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu, cuộc sống của gia đình, dịng họ, thơn làng, địa phương, dân tộc được bình yên.

Tham dự và theo dõi lễ hội rước Giá ngày 10/3 âm lịch năm Đinh Dậu chúng tôi nhận thấy nghi lễ tưởng nhớ Lý Phục Man được tổ chức rất trang trọng. Đoàn rước xuất phát từ quán đến văn chỉ. Những người tham gia đám rước này phải là người trong làng Yên Sở. Những người khiêng vác đồ tế khí đều mặc đồ lễ hội. Các cụ trong làng giữ vai quan hầu của thần. Các cụ hạ lão và trung lão của hội đồng kì mục mặc áo đỏ, khuy áo đều ở bên phải, áo bó chặt lấy người bởi một thắt lưng màu lục mà múi thì được tết ở phía hơng bên phải. Các cụ đều đội nón rơm có vành rất rộng ( trước đây là nón gỗ). Các cụ đều mặc quần màu trắng. Trong tay mỗi cụ cầm một cây roi dài một đầu sơn son thếp vàng. Mười cụ chia thành hai hàng đi trước hương án, mười cụ chia thành

hai hàng đi trước kiệu văn. Một cụ khác cũng mặc quần quần trắng áo đỏ, cầm chiêng chỉ huy các 48 em tổng cờ, mỗi khi cụ đánh chiêng, các em lại đồng thanh la lên bốn tiếng: Lai ré hè ré. Đám rước đi theo hàng lối nhất định, với trật tự: đi đầu là người múa sư tử, sau đó là tuần đinh mang roi, giáo, tù và, rồi 20 lá cờ thần. Tiếp sau là chiêng, trống cái có lọng che, dùi đồng, phủ việt, hương án, phường nhạc, tàn, hai tấm bảng sơn son thếp vàng với hai dòng chữ: thanh linh, uy viễn, bát bửu, rồi đến các tổng cờ chia hai hàng dưới quyền chỉ huy của ơng thủ hiệu. Cũng nằm trong đội hình rước cịn có hai lá cờ vng, bốn đèn lồng, hai cái tàn, hai cái quạt vả vẽ rồng, một phường bát âm, một cỗ kiệu, một trống cái. Đi sau cùng là bốn lá cờ vuông. Khi đến văn chỉ, cũng chỉ có các tổng cờ, các quan hầu của thần và cỗ kiệu là được vào sân, cịn lại ở bên ngồi, đứng hai bên đường. Xong nghi thức này, người ta lại rước về con đường cũ với trật tự đội hình như lúc ra đi. Trò diễn, trên lát cắt đồng đại thể hiện cuộc phá vây của người tướng, cũng như sự luyện quân, nhưng tầng sâu của trị diễn chính là tín ngưỡng thờ mặt trời. Màu áo đỏ, việc múa lượn theo vịng xốy trơn ốc, ngược kim đồng hồ, chính là những tín hiệu foklore cho ta hiểu những tín ngưỡng xa xưa đã bị khuất lấp bởi thời gian và các lớp sa bồi văn hóa - lịch sử. Những tiếng la là lạ của các em nhỏ làm nhiệm vụ tổng cờ, ngay thời làm cuốn sách về Lý Phục Man, tiến sỹ Nguyễn Văn Huyên đã khẳng định là tiếng thể hiện hèm của thần, phải chăng là ảnh xạ của khát vọng cầu mưa của cư dân nông nghiệp. Chúng tôi cũng nhận thấy trong lễ hội, người dân với sự thành kính và tơn nghiêm, họ đang tiến hành nghi lễ để ghi công vị anh hùng nhưng đồng thời cũng cầu mong cho mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu cho nhân dân có được cuộc sống ấm no. Sự đan xen các lớp văn hóa tín ngưỡng trong lễ hội thờ cúng vị thành hồng của người dân Kẻ Giá khiến hơm nay chúng ta khó nhận ra từng yếu tố. Cũng khó mà tách bạch được đâu là thái độ kính trọng

ngưỡng mộ của người dân các thế hệ với người anh hùng, đâu là tín ngưỡng thờ cúng thành Hồng, đâu là tín ngưỡng thờ thần mặt trời, đâu là nghi thức cầu mưa cho cư dân nơng nghiệp. Dù sao, nói đến lễ hội làng Kẻ Giá, là phải nói tới trị diễn rước. Hùng tráng, trang nghiêm, linh thiêng, từ số lượng cờ đông đảo, tới trò “nghiềm quân” rước Giá như một bản sắc văn hóa của làng Yên Sở, làm thành một gương mặt văn hóa khó lẫn so với các làng quê khác.

Cùng nghi thức rước là việc tế lễ. Lễ vật trong ngày hội của làng Kẻ Giá được dành cúng Thành hoàng là xơi, gà, oản, chè kho và bánh cuốn. Có một số ngày người ta còn cúng bò. Đáng lưu ý là những con bò này đều được thui cả con ở bờ máng nước chảy phía đơng ngơi đình, sau đó đặt trên bàn để cúng thần.

Việc tế lễ diễn ra theo nghi thức chung của nghi thức cúng tế các thành hồng ở đình làng q xưa. Đáng chú ý là lời văn tế. Ở Kẻ Giá, mỗi dịp tế lễ có một lịng văn khác nhau, phần đầu và phần cuối của bài văn tế khơng thay đổi. Chẳng hạn, lịng văn của bài văn tế mồng một tết:

Đại vương

Dáng điệu thông minh Tính tình quả cả

Cơng nhiều giúp nước, độ dân Sức lớn trừ tai, hãm họa

Tại lễ hội rước Giá ở Yên Sở, chúng tôi đặc biệt chú ý đến nghi lễ tế cờ, rất trang nghiêm và thiêng liêng. Theo các cụ cao niên trong làng, cứ 5 năm một lần ( vào những năm chẵn), lễ hội quán Giá lại có nghi thức nghiềm quân. Cụ Dũng, người đã 10 năm làm công việc chủ tế đã say sưa kể cho chúng tôi nghe về nghi thức nghiềm quân. Nơi sân quán là đội hình thanh niên, trai tráng trong làng đông tới hàng trăm người, sau lễ tế cờ là trò diễn “nghiềm quân”. Tất cả

đội hình được sắp xếp tài tình theo hình trơn ốc, người tướng cầm lá cờ đại phá vịng vây rất tài tình.

Nghiềm quân gồm 2 lực lượng:

1/ Hàng kiệu: Gồm có 168 thanh niên, trung niên từ 20 đến 49 tuổi được tuyển chọn từ 9 khu dân cư trong xã, trang phục quân hàng kiệu (áo sa tanh đỏ viền vàng, khăn đầu dìu màu, thắt lưng màu, quần trắng, giày ba ta trắng, chân cuốn xà cạp).

2/ Tổng cờ: 84 cháu học sinh nam lễ phục áo màu lam, khăn đầu rìu màu, thắt lưng màu, quần trắng, giày ba ta trắng, tay cầm cờ chuối.

- Trước khi vào nghiềm quân, tổng cờ tập trung ở sân giữa, hàng kiệu tập trung ở 2 dãy hành lang. Khi có kiệu lện trống cái của 1 cụ thượng điều khiển: tổng cờ, hàng kiệu tập trung về sân trong đứng thành 21 hàng, mỗi hàng 12 người. Hàng biên phía Đơng là hàng kiệu do tướng đứng đầu, phó tướng đứng cuối. Tiếp đến là hàng tổng cờ sau đến 2 hàng kiệu theo thứ tự (như vậy có 14 hàng kiệu và 7 hàng tổng cờ).

- Khi ổn định đội hình, theo hiệu lệnh trống quân hàng kiệu lên sân rồng (sân tiền đường) nhận đồ tế khí gồm 112 hồng trượng, 56 cờ thần (theo sự bố trí đội hình 1 cờ thần 2 hồng trượng).

- Hàng kiệu, tổng cờ lễ 4 lễ chính điện, 1 lễ nhánh theo hiệu lệnh sau đó hàng lẻ quay phía đơng, hàng chẵn quay phía tây (12 hàng ngang từ trên xuống, 6 hàng lẻ, 6 hàng chẵn).

- Theo hiệu trống thúc Tướng dẫn đầu, cả đội hình tổng cờ hàng hiệu đi thành 1 hàng vòng qua hậu cung, qua tam quan, qua sân giữa ra sân ngồi (Nghiềm qn) đội hình qn nghiềm đi vịng trịn từ ngồi vào trong tạo thành nhiều vịng xốy trôn ốc vào đến giữa sân, càng vào trong từ đi chuyển sang chạy tốc động ngày càng cao, độ quan đồng thanh hô "hô, hô, hô...hô...) tạo nện

âm thanh hùng tráng và vang vọng cả một vùng rộng lớn. Từ tâm của những vịng xốy (giữa sân)Tướng quân bằng mưu kế của mình dẫn cả đoàn quân thốt ra ngồi.

- Khi hồn thành tích nghiềm quân, đội quân tổng cờ hàng kiệu trở lại sân trong và tiếp tục tham gia vào đội hình rước kiệu.

3.2.5. Phần hội

Trong lễ hội, nếu như phần lễ mang tính linh thiêng, trang trọng với các nghi thức chặt chẽ thì phần hội thiên về yếu tố giải trí, thể hiện những nét sinh hoạt cộng đồng, chủ yếu là các trò chơi dân gian đặc sắc hay các trò diễn dân gian độc đáo. Phần hội xuất phát từ việc sau những ngày vất vả làm lụng, nhân dân chờ đón ngày hội như chờ đón một tin vui, để được nâng cao đời sống tinh thần. Việc nhân dân tham gia lễ hội là hoàn toàn tự nguyện, ngồi vui chơi giải trí, gặp gỡ bạn bè, mọi người đi dự hội đều cảm thấy như mình sẽ được thêm điều may mắn, tạo tâm trạng phấn chấn, vui vẻ, nhiệt tình khi đi hội.

Cấu thành lên một lễ hội truyền thống là phần lễ và hội. Theo nhà nghiên cứu Phan Ngọc, "tuy có sự phân biệt giữa lễ và hội nhưng đó là về nguyên lý. Còn trong thực tế, lễ và hội thường đan xen vào nhau. Lễ là việc làm của cá nhân hay gia đình nhằm mục đích cầu phúc hay tạ ơn, như các bà lễ chùa, các đồng bào cơng giáo. Cịn hội là việc làm của cộng đồng mà mục đích chính là tìm lại được thân phận bình đẳng và diện mạo được tơn trọng" [58, tr. 370].

Phần hội trong lễ hội thiên về các trò chơi dân gian đặc sắc, đa dạng, gắn với trí tuệ, sức mạnh, tài ăn nói, nghề nghiệp và bản lĩnh của người tham dự. Các trò diễn trong phần hội thường thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Phần hội giúp mọi người được giải trí; họ tham gia say mê, nhiệt tình vào các trò chơi, các hoạt động văn nghệ, diễn xướng. Phần hội trong lễ hội cuốn hút tất cả mọi người tham gia, đó chính là yếu tố gắn kết cộng đồng lại với nhau

trong niềm cộng cảm, tự hào về địa phương, đất nước. Người ta đến với lễ hội để được sống trong một tâm trạng, một khơng gian khơng giống những ngày bình thường. Khi cầu nguyện, con người sống trong trạng thái trang nghiêm, thành kính, cầu mong cho mọi sự tốt đẹp, bỏ qua những vặt vãnh thường ngày; còn trong phần hội, tất cả mọi người được thoải mái tham gia, tự do hịa mình vào các hoạt động, được vui chơi, ăn uống, làm chủ những khát vọng ngày thường có thể bị hạn chế và trong các trị chơi, diễn xướng ấy khơng có sự phân biệt giai cấp, đẳng cấp, giàu sang hay nghèo hèn. Ngày hội quán Giá sau phần nghi lễ năm nào cũng có phần hội, thường thì các trò chơi dân gian được tổ chức rất sơi động. Chúng tơi có mặt để tham dự lễ hội quán giá ngày 10 tháng 3 âm lịch năm 2017, thấy các trò chơi dân gian được tổ chức là 3 mơn chính ở trước sân quán.

Không thể thiếu ở hội quán Giá là môn cờ người. Cờ người là tên gọi cuộc chơi cờ tướng, gồm 32 quân (như cỗ bài tam cúc), mỗi phe 16 quân (trong mỗi phe có một Tướng. Tướng nam gọi là tướng Ông, trang phục đen hoặc xanh; tướng nữ còn gọi là tướng Bà, trang phục đỏ). Trước khi vào trận cờ, cả đội cờ theo hiệu lệnh của tổng cờ tiến vào sân đình làm lễ tế thánh để xin phép rồi mới rút ra ngoài bắt đầu cuộc chơi.

Chơi cờ người cũng vẫn là luật lệ của cờ tướng. Nhưng quân cờ là người thật, và bàn cờ là sân đất rộng, đủ đường đi nước bước cho 32 người. Bàn cờ là sân đình chính của hội. Cuộc đấu cờ người được chuẩn bị chu đáo hàng tháng trời. Ðịnh được bàn cờ -sân bãi-chỉ mới là việc phụ. Ðầu tiên là việc tuyển tìm người. Những người được chọn làm quân cờ phải là những trai thanh gái lịch, con cái của những gia đình có nề nếp được dân làng quý trọng, đồng tình. Số lượng cần thiết là 16 nam,16 nữ. Trong số này phải chọn ra hai tướng: một nam, một nữ tướng Ơng, tướng Bà. Ngồi ra, khơng thể thiếu người thứ 33 là tổng cờ

(trọng tài) trực tiếp giúp ban giám khảo theo dõi cuộc đấu. Ba người này (tổng cờ và hai tướng) là thuộc loaị gia đình khá giả, phong lưu, có thể "khao quân" khi cần thiết. Chọn xong, tổng cờ họp hai đội nam, nữ thông báo về trang phục, dặn dò về phong thái trong lúc làm nhiệm vụ "quân cờ". Quần áo mỗi người tự sắm, song phải thống nhất trong từng phe (quân đen, quân đỏ) khi ra sân bãi, bàn cờ được tạo ra một màu sắc rực rỡ nhiều màu dưới trời hội xuân. Trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết lý phục man và lễ hội rước giá ở yên sở hoài đức hà nội (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)