Đình quán Yên Sở di tích thờ Lý Phục Man

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết lý phục man và lễ hội rước giá ở yên sở hoài đức hà nội (Trang 34 - 41)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ YÊN SỞ HOÀI ĐỨ C HÀ NỘI

1.5. Đình quán Yên Sở di tích thờ Lý Phục Man

Ngơi đình làng Kẻ Giá thờ Lý Phục Man, hiện tại khơng cịn nữa nhưng là một ngơi đình đặc biệt: đình khơng xà. Năm 1947, ngơi đình đã bị thực dân Pháp đã đốt. Bởi vậy, chúng ta chỉ cịn có thể tiếp cận vẻ đẹp qua sự miêu tả của tiến sĩ Nguyễn Văn Hun trong cơng trình "Góp phần vào việc nghiên cứu một vị phúc thần An Nam Lý Phục Man". Chiều ngang của đình là 34m, chiều sâu 13m50, mặt đình day ra lịng sơng về phía tây nam. Nóc đình kiểu 4 mái to lớn khác thường, đặt trên những cột bằng gỗ rất to. Bốn góc được uốn cong thành đao đầu rồng. Bờ nóc chạy suốt chiều ngang ngơi đình xây bằng lại gạch

hoa làm bằng đất nung, hai đầu có hai con rồng giương vuốt. Đình chia làm 5 khoang lớn và hai khoang đầu hồi có thể gọi là hai chái. Mỗi khoang có hai vì kèo sáu cột đặt trên tảng đá tảng. Hai cột giữa được nối với nhau bẳng một xà câu đầu. Những cột giữa hay cột cái được nối liền với những cột con ở mặt tiền hay mặt hậu bằng những kèo chạm hoa lá hay long, ly, qui, phụng. Chính những kèo này gánh hết sức nặng của mái. Hai vì kèo gian giữa là gian ban thờ khác với các vì kèo khác ở chỗ cơ chắp nối với những cột con ở mặt hậu. Như vậy, ta thấy rằng, ngơi đình được dựng bằng những vì kèo biệt lập, chỉ được nối với nhau bằng phần nóc và những địn gỗ địn tay ngồi riềm mái đình. Các cột khơng được nối với nhau theo chiều dọc. Và chính đây là đặc điểm của nó, khiến nó khác hẳn với các ngơi đình làng khác ở châu thổ Bắc Bộ. Kiến trúc của các bộ phận trong đình mang tính mỹ thuật cao. Những hoa văn hình rồng quấn chúc, rồng chầu một vầng thái dương rực lửa, khiến cho ngơi đình có một vẻ đẹp có một khơng hai ở xứ Đồi.

Hiện nay, nơi thờ tự Lý Phục Man còn lại là quán Giá. Ngày trước, theo những cụ cao niên trong làng, bao quanh ba mặt quán là một khu rừng cấm, toàn bộ quán và sân nằm trên diện tích chừng 6000 mét vuông. Trong hàng cổng ngồi, hai bên con đường trung đạo có xây hai trụ vng bằng gạch, trên đầu trụ có trang trí đầu rồng và đỉnh trụ là hình bốn con phượng kết cánh chổng lên trời làm thành một cái hoa to có hình bốn cánh kép. Bức tường thứ hai được trang trí bằng gạch đó có hình chạm nổi. Tường phía đơng có 23 viên, tường phía tây có 26 viên. Các hình chạm trên các viên gạch khơng giống nhau. Đó là hình các con vật như rồng, phượng, voi, hình người đánh cờ, hình ơng chài, chàng thư sinh. Đáng lưu ý viên thứ 11 có lời chúc già trẻ trong làng được phú, thọ, khang, ninh. Dải bên đông kết thúc bằng một loạt cảnh sinh hoạt, dải bên tây kéo dài bằng một dãy hình 12 hình quả trám. Nhìn nhận các họa tiết này,

người ta đánh giá khơng giống nhau, có người coi đó là cảnh sinh hoạt, có người lại cho đó là những tích trong Phật thoại. Dù thế nào, những viên gạch có hình chạm này vẫn là những họa tiết được tạo ra bằng một bàn tay khéo léo, tài hoa. Qua nghi môn hai bên là hai dãy hành lang, ở giữa là một sân cỏ rộng chừng 22m2. Kế tiếp là một sân gạch trên nền tam cấp rộng 15m70 dài 12m25. Chính diện gồm có ba ngơi đình song hành từ ngồi vào trong là hạ đình, trung đình và thượng đình. Hạ đình là một ngơi đình rộng 16m30, sâu 8m80, bờ móc được trang điểm bằng hai con rồng lớn đang tiến đến vừng dương làm bằng một miếng kính trịn màu đỏ, chung quanh đắp thành hình những ngọn lửa đang rực sáng. Mặt tiền của ngơi đình được che bằng hàng liếp đan. Giữa hạ đình và trung đình là một khoảng cách đủ chỗ cho một cái máng bằng đồng hun, để hứng nước mưa. Hai ngơi trung đình và thượng đình chỉ có 6m40 chiều sâu và 12.60 chiều rộng. Giữa trung đình có một bệ vng xây bằng gạch dùng làm chỗ bày lễ vật ngày khánh tiết. Sau cái bệ là một cái bàn bày lư hương, nến, và hai bình hương. Sau cái bàn này là một cái bàn nhỏ và thấp hơn đặt ba đài rượu. Rồi đến một bàn thờ có ba chiếc ngai lớn mang bài vị phủ nhiễu điều. Đứng hai đầu sập ngự có tượng của hai tùy tướng Trương Hống và Trương Hát. Hai bên tả hữu là tượng quan hầu của thần. Trong thượng đình là một cung cấm có một bàn thờ và năm pho tượng: ba pho ở giữa là tượng Lý Phục Man (chính giữa), Lý Nương và Á Nương ở hai bên. Phía ngồi tả và hữu là hai thị nữ. Hai ngơi thượng đình và trung đình được nối với nhau bằng một hàng hiên đóng kín. Tồn bộ hợp thành hình chữ cơng. Tường ngồi của ngơi đình chạy theo hình vng của chữ quốc. Như vậy, quán Yên Sở được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc. Sát tường bên tây của hạ đình là một bể nước mưa hứng từ máng đồng hun.

Trong đền thờ Lý Phục Man có một nhà bia, trong đó cịn lưu giữ 5 tấm bia cổ có niên đại khác nhau, kích cỡ khác nhau và nội dung khác nhau.

Tấm bia thứ nhất là tấm bia “ Cổ tích từ bi”. Đây là tấm bia cổ nhất hiện có trong đền được lập vào ngày lành tháng tư năm Canh Thân thời vua Lê Thần Tông (1620). Nội dung của văn bia mặt trước nói về sự tích của thần, và chuyến tuần du qua cổ Sở, vua vào thăm đền. Trong khi đó mặt sau kê danh sách số nam giới trong 14 giáp ở Yên Sở lúc bấy giờ. Có thể nói đây là tư liệu dân số học cổ nhất ở nước ta hiện nay

Tấm bia thứ hai có tên là “Cổ tích từ bi kí”. Đây là tấm bia lớn nhất trong tổng số 5 bia trong đền được lập ngày lành tháng tiết tiểu thử năm Canh Tuất đời vua Lê Huyền Tông năm 1670. Mặt trước của bia sao chép lại nội dung văn bia “Vĩnh Tộ” ( Bia số 1), chỉ có thêm một số chữ đẹp mới gia phong và các lệnh chỉ tiếp theo trong thời gian 1621 đến 1670. Mặt sau của bia có tiêu đề “ Tồn xã thủ lệ” ghi danh sách số nam giới từ 14 tuổi trở lên ở trong 14 giáp ở xã Yên Sở lúc bấy giờ.

Bia số 3 gọi là “Thuật thân từ cựu bi” sao chép lại nội dung các bia cổ đã bị mòn hết chữ hoặc đã bị mất mát trong cuộc kháng chiến. Bia được dựng vào năm Mậu Thân thời vua Lê Dụ Tông 1728. Mặt trước của Văn Bia nói về quê quán của thân thế sự nghiệp của Đức Thánh Lý Phục Man, tiếp theo là kể về giấc mộng của vua Lý Thái Tổ và một số sắc phong, lệnh chỉ của các vương triều từ Lê Hoằng Định thứ tư đến Lê Vĩnh Thọ thứ hai. Hai bên sườn bia được ghi các sắc phong lệnh chỉ của các triều đại từ Lê Vĩnh Thọ thứ ba đến Chính Hịa thứ mười bốn. Bên phải ghi sự tích đúc ngựa đồng, mặt sau ghi các sắc phong lệnh chỉ của các triều từ Vĩnh Thịnh thứ sáu đến Bảo Thái thứ năm

Bia số 4 còn gọi là “Máng đồng bia ký”, bia được dựng năm Gia Long thứ hai thời vua Nguyễn Thế Tổ 1883. Mặt trước nói về việc qun góp cơng

đức đúc máng đồng, mặt sau ghi tiếp các sắc phong lệnh chỉ tiếp theo các bia cũ.

Cuối cùng là bia số 5 có tên là Miếu Đình Phụng Sự Giao Từ. Nội dung văn bia khắc lại lời văn trong bản giao ước giữa hai xã Yên Sở và Đắc Sở lập ngày 27 tháng Giêng năm Giáp Dần 1854 về việc phân công trách nhiệm tổ chức ngày lễ hội tháng ba tại đình Khơng Xà. Bia khắc kín cả hai mặt nhưng là hai văn bản có chung một nội dung, mặt trái là văn bản có chữ ký của văn bản có đại biểu là người Yên Sở, nếu đại biểu không biết chữ, mặt sau cũng là văn bản như vậy nhưng có chữ kí hoặc biển chỉ của các đại biểu đại diện cho dân. Có thể nói cùng với những hạng mục cơng trình kiến trúc khác trong khu đền, năm bia đá cũng có giá trị về mặt kiến trúc, lịch sử sâu sắc góp phần làm nên một cảnh quan tổng thể đặc biệt cho đền Quán Giá

Có thể nói, đền Quán Giá là một cơng trình kiến trúc đồ sộ gồm nhiều hạng mục được xây dựng nhiều thế kỉ, trải qua nhiều triều đại nhưng vẫn giữ được những nét cân đối hài hòa, vẫn thể hiện được những kiến trúc tài hoa, sự điêu luyện tài nghệ của những nghệ nhân. Dù đã phải trải qua sự tàn phá của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ nhưng những gì cịn lại của ngôi đền ngày nay vẫn thể hiện được những đặc sắc kiến trúc mà khó có ngơi đền nào ở Việt Nam sánh được.

Sự tích Lý Phục Man được chép trong Việt điện u linh riêng thành một

truyện Sự tích thần xã An Sở, tóm tắt như sau: Gia Thông đại vương, người

làng Cổ Sở. Vương giúp vua Lý Nam Đế, được vua cho làm đại tướng trấn thủ đất Đỗ Động. Quân Lâm Ấp vào cướp quận Cửu Đức, bị đại vương phá tan. Vua bèn nhân đó đặt tên là Phục Man, cho theo họ nhà vua là họ Lý, lại gả công chúa Lý Nương cho vương và thăng chức Thái úy, giữ chính quyền đứng đầu các quan. Thái úy có tính trung hậu thanh liêm, mạnh bạo can ngăn vua,

khơng dung tha kẻ có lỗi đàn hặc kẻ lộng quyền, khơng e sợ gì cả. Bấy giờ Lý Nam Đế sai Thái úy lên giữ đất Đường Lâm. Năm Đinh mão quân Lương tiến đánh. Nam đế lui giữ đầm Khuất Lạo được ít lâu rồi mất. Thái úy sai quân giữ vững các nơi hiểm yếu. Một đêm bỗng thấy lửa sáng rực trời, man binh lũ lượt kéo đến trước sân vây bọc. Thái úy phá vòng vây nhưng rồi bị đuổi gấp nên đã tự vẫn mà chết. Người nhà rước linh cữu về bến Hồ Mã rồi táng ở bên sơng ngồi làng [ 88, tr 42-44]. Danh tướng Lý Phục Man có nhiều cơng lao trong việc đánh duổi giặc xâm lăng và sau khi ông qua đời, những truyền thuyết về ông ngày càng được sáng tác dân gian tơn vinh. Vị trí thành hồng làng của ơng đã được các triều đại phong kiến sắc phong công nhận, không chỉ với tư cách nhà nước; mà còn được lòng dân, phù hợp với tâm nguyện của dân nên hơn 1.500 năm sau vẫn giữ nguyên giá trị. Một con người đã từng có nhiều cống hiến, hy sinh vì độc lập dân tộc, vì đời sống dân sinh thì khi đi vào cõi vĩnh hằng càng được mọi thế hệ người đời tơn vinh ghi nhớ. Song có lẽ do tài liệu thất lạc, hỏa hoạn chiến tranh, thời gian bào mịn đến mức hầu như các ngơi đền thờ Lý Phục Man đã và đang bị hư hỏng xuống cấp. Trong khoảng từ đầu năm 2014 đến nay đền thờ tướng quân được phục dựng ở thôn 3, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội đã được tồn thể nhân dân đóng góp tiền của, vật liệu, cơng sức, với sự quan tâm chu đáo về mặt tinh thần của chính quyền địa phương. Lễ hội hằng năm được nhân dân vùng Giá (gồm 3 xã Yên Sở, Đắc Sở và Tiền Yên) cùng tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch. Hai đám rước của Yên Sở và Đắc Sở cùng tiến đến đình làng bên kia rồi mới quay về làng mình. Ngồi ra cứ 5 năm lại một lần mở hội theo nghi thức đại đám. Trong dân gian từ lâu đã lưu truyền câu ca "Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy", hay " Dù ai đi

ngược về xuôi, nhớ ngày hội Giá mùng 10 tháng 3". Những câu ca ấy đã khẳng

TIỂU KẾT

Trong chương này, chúng tôi giới thiệu những nét chung nhất về Hoài Đức, Hà Nội như vị trí địa lý, truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, truyền thống văn hóa, văn hiến vùng đất. Đồng thời chúng tôi cũng giới thiệu về xã Yên Sở đình quán Giá, nơi thờ Lý Phục Man trong hệ thống những di tích danh lam thắng cảnh của quê hương.

Làng Giá xưa, nay là ba xã Yên Sở, Đắc Sở và Tiền Yên là một làng cổ thuộc huyện Hồi Đức, Hà Nội. Đình qn Giá là một cơng trình kiến trúc đồ sộ gồm nhiều hạng mục được xây dựng nhiều thế kỉ, trải qua nhiều triều đại nhưng vẫn giữ được những nét cân đối hài hòa, vẫn thể hiện được những kiến trúc tài hoa, sự điêu luyện tài nghệ của những nghệ nhân. Dù đã phải trải qua sự tàn phá của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ nhưng những gì cịn lại của ngơi đền ngày nay vẫn thể hiện được những đặc sắc kiến trúc mà khó có ngôi đền nào ở Việt Nam sánh được.

Tái hiện diện mạo chung của vùng đất và con người Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội với bề dày truyền thống lịch sử yêu nước, hiếu học, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân mang đậm nét đặc trưng văn hóa Bắc Bộ, là một minh chứng khẳng định mảnh đất "địa linh nhân kiệt" ấy đã hun đúc và cho ra đời

nhiều người con kiệt xuất, trong đó có Lý Phục Man - một nhân vật lịch sử có thật được sống mãi trong lòng người dân Việt qua các truyền thuyết dân gian vô cùng thú vị và độc đáo.

Tìm hiểu về mảnh đất, con người Yên Sở, Hồi Đức, về di tích đình, qn Giá cũng chính là một trong những cơ sở để chúng tơi đi sâu vào nghiên cứu, khảo sát đề tài này trong những phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết lý phục man và lễ hội rước giá ở yên sở hoài đức hà nội (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)