Những điều kiêng kị trong lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết lý phục man và lễ hội rước giá ở yên sở hoài đức hà nội (Trang 100 - 102)

Chƣơng 3 : LỄ HỘI VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ LÝ PHỤC MAN

3.4. Những điều kiêng kị trong lễ hội

Trong lễ hội truyền thống của người Việt, với tư tưởng tôn sùng thần thánh, thêm vào đó, yếu tố tín ngưỡng là thứ vơ hình, con người ta khơng nhìn thấy, khơng cầm, nắm được, nhưng lại có niềm tin cao cả vào tính linh thiêng. Nhân dân lập đền thờ, tổ chức lễ hội để tưởng niệm, nhớ ơn người có cơng và cầu được thánh thần phù hộ, chở che, ban cho những điều tốt lành trong cuộc sống của cá nhân cũng như cả cộng đồng. Các câu chuyện kể dân gian được

nhân dân truyền cho nhau, từ thế hệ này sang thế hệ các về các vị thần thánh mang đậm chất thiêng, và cũng từ đó, nhân dân tạo nên các tục hèm quy định những việc không được làm, những điều kiêng kị trong lễ hội.

Rất nhiều vấn đề trong đời sống hàng ngày, nhất là trong việc thực hiện các nghi thức thờ cúng, lễ hội, người Việt Nam tin có lực lượng siêu nhiên, thánh thần luôn tồn tại, luôn dõi theo và biết hết tất cả. Với quan niệm "có thờ có thiêng, có kiêng có lành", con người bị rất nhiều điều kiêng kị quy định và điều chỉnh trong mọi hoạt động thường ngày. Dân gian từ đời này sang đời khác nhắc nhở, truyền lại những điều kiêng kị ấy cho nhau, dần dần những điều kiêng kỵ ấy trở thành phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư.

Có thể nói, kiêng kị là sự dè chừng, cảnh giác của con người đối với những sự việc của cuộc sống, với quan niệm để tránh bị tai họa giáng xuống từ sức mạnh siêu nhiên mà người phàm trần khơng nhìn thấy được. Kiêng giúp cuộc sống của con người được an toàn hơn nhờ những lời cảnh báo, khuyên nhủ của thế hệ tiền nhân. Kị là sự tránh né, dè chừng nhưng được diễn ra có ý thức cao hơn kiêng. Kị còn được hiểu là cấm kị, là điều nghiêm cấm con người không được phép vi phạm, bởi nếu không nghe, cứ cố tình hay vơ tình vi phạm thì cũng sẽ bị lãnh hậu quả giáng xuống. Hèm được coi là biểu hiện cao nhất của khái niệm kiêng kị. Hèm thường đi kèm với những hoạt động mang tính cộng đồng cao như việc cúng tế thành hoàng làng và thể hiện cao qua lễ hội. Hèm của từng lễ hội lại mang tính chất riêng tư, bí mật liên quan đến giai thoại, lai lịch vị thần mà dân làng đang thờ cúng. Các nghi lễ hèm như vậy đã tạo ra dấu ấn riêng của cộng đồng sở hữu nó.

Trong lễ hội, người ta kiêng kị tất cả những gì liên quan đến nhân vật và hành động mà họ tín ngưỡng. Ví dụ lễ hội tế Thần Nông ở xã Minh Nông - Thành phố Việt Trì. Gắn với lễ tế Thần Nơng có nhiều hèm tục kèm theo, trong

đó có việc khi tế Thần Nông xong, ngài chủ tế chuyển sang đóng vai Vua Hùng, xách một con mạ, cấy mấy chục khóm hết con mạ đó rồi lên bờ. Dân làng lúc đó sẽ vội vàng chạy về ruộng nhà mình cấy mấy khóm lúa để lấy khước, và kể từ thời điểm đó vụ cấy mới được bắt đầu. Trước đó, khi chưa làm lễ tế Thần Nơng xong sẽ không nhà nào được cấy, nếu vi phạm thì năm đó sẽ bị mất mùa. Ở những nơi thờ Lý Phục Man nói chung và ở làng Cổ Sở nói riêng, người ta thường kiêng tên Man và nói chệch ra là miêng hay men. Như mắng ai là “man

trá” người ta nói “đồ men trá”. Trong truyền thuyết kể rằng Lý Phục Man khi

mở đường máu phá vòng vây đã bị quân giặc chém vào cổ, vì vậy trong ngày hội Giá, người ta kiêng thờ các loại khí giới bằng kim loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết lý phục man và lễ hội rước giá ở yên sở hoài đức hà nội (Trang 100 - 102)