Đặc điểm kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 49 - 52)

- Về kinh tế

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã từng bước phát triển, đạt được những thành tựu quan trọng. Giai đoạn 2016 - 2020, kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá, tốc độ tăng GRDP bình quân đạt 6,64%/năm (giá so sánh năm 2010), cao hơn giai đoạn 2010 - 2015 (5,71/năm). Quy mô kinh tế tăng nhanh, đến năm 2020 đạt trên 33.500 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với 2015. Cơ cấu kinh tế có chuyển biến tích cực, tỷ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm 21,13%, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 26,88%, tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 47,21%. GRDP bình quân dầu người đạt trên 40 triệu đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2015.

- Về văn hóa - xã hội

Yên Bái có 30 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 57,29%; các dân tộc, tôn giáo tiếp tục được quan tâm, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào từng bước được cải thiện, giáo dục đào tạo có những chuyển biến tích cực, tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng dạy và học trên địa bàn tỉnh, triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện; cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được nâng lên, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách đối với người có cơng và an sinh xã hội đạt nhiều kết quả tích cực.

Văn hóa Yên Bái phong phú đa dạng. Cùng với văn hóa truyền thống chung; mỗi dân tộc, mỗi tơn giáo lại có những nét sinh hoạt văn hóa riêng và việc tổ chức lễ, hội theo tập quán, phong tục hàng năm đều được các cấp các ngành tạo điều kiện và bảo đảm trật tự chung trong đời sống của cộng đồng xã hội. Một số lễ hội tiêu biểu như lễ hội Ruộng bậc thang Mù Cang Chải vào tháng 9, tháng 10 hàng năm, lễ hội Đền Mẫu Thác Bà mùng 9 tháng giêng âm lịch hàng năm, Lễ Tằng Cẩu, Xên Mường của Người Thái…Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, thông tin, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh đáp ứng tốt nhu cầu của người dân và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”; “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” tiếp tục được quan tâm, thực hiện, những năm qua các phong trào đã đạt được những thành tựu tốt đẹp, góp phần quan trọng vào thay đổi bộ mặt nơng thơn Việt Nam nói chung và Yên Bái nói riêng.

- Về an ninh trật tự, an tồn xã hội

Tình hình an ninh, chính trị và trật tự an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục được đảm bảo. Các ngành chức năng tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Quan hệ phối hợp giữa UBND tỉnh với các cơ quan của Đảng, Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh luôn được chú trọng, tạo được mối quan hệ gắn bó và sự đồng thuận cao trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị: tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức cơng dân trong tình hình mới; đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giải quyết khiếu nại tố cáo... góp phần to lớn vào q trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Cơng tác hồ giải, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được các ngành, các cấp tập trung giải quyết với những kết quả đạt được hết sức tích cực.

* Những ảnh hưởng của đặc điểm kinh tế - xã hội đối với việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở

Yên Bái là một tỉnh còn nghèo; hạ tầng kinh tế, xã hội còn thấp kém, quy mơ nền kinh tế cịn nhỏ, kinh tế phát triển chậm; đời sống của nhân ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn; trình độ cán bộ cơ sở cịn hạn chế, năng lực quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở có mặt cịn hạn chế, điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc tổ chức thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Đồng bào các dân tộc Yên Bái, mỗi dân tộc có tập tục thờ cúng, lễ bái trang nghiêm, long trọng theo nghi thức truyền thống, gắn với ý thức tộc họ với tinh thần tương trợ lẫn nhau, được giữ gìn thành nề nếp chặt chẽ từ lâu đời, thể hiện bản sắc văn hóa riêng của dân tộc. Thói quen ứng xử của người dân, truyền thống tâm lý trong quan hệ ứng xử giữa con người với nhau từ gia đình đến thơn bản đều theo ngun tắc trọng tình. Hàng xóm sống quần cư lâu dài “tối lửa tắt đèn có nhau” là một mơi trường thuận lợi để người dân tạo ra một cuộc sống hoà thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu. Đây cũng là một điều kiện để hoạt động hòa giải ở cơ sở phát huy tích cực vai trị của mình. Tuy nhiên, lối sống trọng tình hơn trọng lý, nhiều khi cái “lý” (pháp luật) còn bị xem nhẹ, dễ làm nảy sinh tâm lý tùy tiện, dễ dẫn đến vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, trình độ dân trí của người dân các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh n Bái nói riêng về cơ bản cịn thấp. Tỷ lệ mù chữ, tái mù chữ, học sinh bỏ học tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cịn tương đối cao. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở. Rất nhiều trường hợp đương sự không biết đọc, không biết viết nên phải nhờ người viết đơn hộ và ký tên hộ, họ chỉ việc lăn dấu tay

trong các biên bản hòa giải; nhưng sau đó khi về nhà họ lại khơng nắm hết được nội dung trong biên bản đã thỏa thuận và cam kết những gì.

Ngồi ra, trình độ dân trí thấp cũng ảnh hưởng đến ý thức pháp luật và thói quen ứng xử của người dân. Do trình độ cịn hạn chế, họ có thể hoặc là bất chấp pháp luật hoặc là rất sợ pháp luật, sợ và ngại tiếp xúc chính quyền. Khảo sát thực tế cịn cho một kết quả bất ngờ là đơi khi người dân trong xã không biết Chủ tịch xã là ai nhưng trưởng thơn, bản thì biết rất rõ. Vì thế, hịa giải viên ở tổ hịa giải cơ sở có thể được coi như là một cầu nối trung gian giữa người dân với chính quyền trong việc giải quyết các tranh chấp mâu thuẫn.

Từ những đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội nêu trên đã tác động đến cơng tác hịa giải ở cơ sở của tỉnh.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)