2.2.2.1. Một số tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những mặt thuận lợi, thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở còn bộc lộ một số hạn chế sau:
Một là, công tác quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động hòa giải ở
cơ sở còn nhiều bất cập, thể hiện:
Hệ thống tư pháp cơ sở chưa ổn định, nhiều địa phương cán bộ tư pháp cịn yếu và thiếu, trong khi đó nhiệm vụ được giao ngày càng nhiều. Cán bộ tư pháp thường biến động sau mỗi kỳ Đại hội Đảng hoặc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Cơng tác tư pháp địi hỏi phải có chiều sâu và nhiều kinh nghiệm nhưng cán bộ mới được phân công làm nhiệm vụ tư pháp lại không đáp ứng được yêu cầu này. Do đó việc tham mưu cho UBND cùng cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động hòa giải ở cơ sở, tổ chức tập huấn pháp luật, bồi dưỡng hòa giải viên chưa chủ động kịp thời, hiệu quả thấp.
Cơng tác hịa giải ở cơ sở một số nơi chưa được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, sự giám sát của HĐND cấp xã chưa chặt chẽ.
Công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã ngoài thực hiện nhiệm vụ chun mơn cịn phải kiêm nhiệm nhiều các vai trò khác trong UBND, trong khi một số xã, phường, thị trấn chỉ bố trí một cán bộ tư pháp - hộ tịch nên công việc rất nhiều nếu không đảm bảo thời gian, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cơng tác hịa giải.
Mạng lưới tổ chức hòa giải ở cơ sở được phân bổ chưa đều, số lượng hòa giải viên (so với dân cư) cịn hạn chế, chưa đủ sức đảm đương hết cơng việc.
Cơng tác khen thưởng cịn hạn chế, chưa có nhiều hình thức để tơn vinh các hịa giải viên giỏi, chưa động viên khen thưởng kịp thời những người có thành tích nên chưa thực sự khuyến khích, động viên được hoạt động hịa giải ở cơ sở.
Cơ chế đánh giá hiệu quả hòa giải ở cơ sở hiện còn nhiều bất cập, thống kê về hòa giải chủ yếu chỉ thông qua những số liệu do cơ sở báo cáo lên cho cơ quan quản lý ở cấp trên. Tính xác thực của số liệu báo cáo đôi khi thiếu sự kiểm chứng thực tế. Theo yêu cầu thực tế, muốn đánh giá được hiệu quả của hòa giải ở cơ sở cần dựa vào mối quan hệ của cộng đồng dân cư thông qua sự đồn kết, tình hình an ninh trật tự, số vụ việc tranh chấp về dân sự, hơn nhân gia đình, khiếu nại, tố cáo... của địa phương trong năm. Đó là cách chung để đánh giá hiệu quả cơng tác hịa giải ở cơ sở có vững mạnh hay khơng. Ngồi ra, phải thường xuyên làm phiếu khảo sát cho hịa giải viên cơ sở về trình độ văn hố, mức độ am hiểu pháp luật. Đối với những vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống cũng cần phải kiểm tra tiếng dân tộc của hòa giải viên... Bên cạnh đó, thơng qua những buổi họp tổ dân phố, cụm dân cư, thôn bản cũng cần lấy phiếu khảo sát để nắm bắt được uy tín, tín nhiệm của người dân đối với hịa giải viên cơ sở. Đó mới chính là mẫu số chung đánh giá tính hiệu quả hay khơng hiệu quả của cơng tác hịa giải cơ sở.
Hai là, việc tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng
nghiệp vụ hòa giải chưa thường xuyên, kịp thời; năng lực của hòa giải viên còn hạn chế; việc thống kê, lưu trữ còn nhiều bất cập:
Thực tiễn trong nhiều năm qua cho thấy ở một số địa phương công tác tập huấn và cung cấp tài liệu pháp luật, nghiệp vụ cho các hòa giải viên trên
địa bàn chưa thường xuyên, đồng bộ, kịp thời và hiệu quả chưa cao. Nội dung tập huấn, bồi dưỡng, trao đổi kỹ năng hòa giải, còn chậm được đổi mới.
Người tham gia cơng tác hịa giải ở cơ sở đơi khi có trình độ thấp, khơng nắm chắc các quy định, từ đó việc hịa giải thành khơng cao. Theo thống kê, đa số hịa giải viên đều khơng có trình độ chun mơn về pháp luật, hiểu biết pháp luật còn hạn chế. Một số hòa giải viên chưa thật sự tâm huyết với cơng tác hịa giải, ngại va chạm, thiếu nhiệt tình nên ảnh hưởng đến hiệu quả hòa giải. Một số tổ hòa giải ở cơ sở hoạt động còn mang tính hình thức, chiếu lệ, coi đó như cách giải quyết “phân xử” buộc các bên phải tuân theo từ đó làm mất ý nghĩa và nguyên tắc tự nguyện, tự thỏa thuận trong hoạt động hòa giải mà Pháp luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở đã quy định.
Việc lưu trữ, thống kê hồ sơ, biểu mẫu, sổ sách và cách ghi chép cịn nhiều thiếu sót. Nhiều tổ hòa giải chưa mở sổ theo dõi, chưa cập nhật đầy đủ thông tin về các vụ việc hịa giải nên gặp khó khăn trong cơng tác quản lý.
Theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, khi tiến hành hòa giải khơng bắt buộc hịa giải viên phải lập biên bản. Tùy tính chất vụ việc, điều kiện thực tiễn, quan hệ gia đình, xã hội… của các bên mâu thuẫn, tranh chấp mà các hịa giải viên có thể lựa chọn, sử dụng các hình thức, biện pháp thích hợp. Kết quả của hịa giải có thể được giải quyết bằng thỏa thuận miệng hoặc có thể ghi thành biên bản nếu các bên mâu thuẫn, tranh chấp yêu cầu. Tuy nhiên hình thức của biên bản như thế nào thì chưa có quy định thống nhất, cho nên mỗi địa phương phải tự “thiết kế” kiểu biên bản hòa giải của địa phương mình, có nơi đánh máy, có nơi viết tay, có nơi lại điền vào mẫu in sẵn. Từ thực tế trên đã phát sinh nhiều vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở.
Ngồi ra, có trường hợp đã hịa giải thành, lập hồ sơ vụ việc hòa giải tại thời điểm đó nhưng một thời gian sau lại phát sinh tranh chấp. Lúc này, phải giải quyết như thế nào: hòa giải vụ việc đó tiếp hay lập hồ sơ giao cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Ba là, kinh phí dành cho cơng tác hòa giải ở cơ sở còn hạn chế:
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30/7/2014 của liên Bộ Tài chính - Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết tốn kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện cơng tác hịa giải cơ sở, trong đó quy định cụ thể về mức chi cho cơng tác hịa giải ở cơ sở. Theo đó, căn cứ khả năng ngân sách và tình hình thực tế ở địa phương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể mức chi của các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương nhưng không vượt quá mức chi tối đa quy định tại Thông tư liên tịch này.
Tuy nhiên, so với tình hình hiện nay thì mức chi của tỉnh cho cơng tác hòa giải theo quy định trên là rất thấp, hàng năm Tổ hòa giải chỉ được hỗ trợ 680.000 đồng/ tổ và chưa có chi thù lao cho hịa giải thành, quy định như vậy chưa thỏa đáng và tương xứng đối với cơng sức đã bỏ ra. Phần lớn hịa giải viên làm việc bằng sự nhiệt tình và lương tâm trách nhiệm của mình.
Thực tế do ngân sách của từng địa phương cịn khó khăn nên việc đầu tư kinh phí cho cơng tác hịa giải chưa thực hiện đồng bộ. Phần lớn các tổ hịa giải khơng có kinh phí chi cho các hoạt động thường xuyên như: hội họp, tổng kết, mua văn phòng phẩm, chi phí đi lại. Các vật dụng, tài liệu, văn phòng phẩm cần thiết cho các tổ hòa giải hầu hết được trang bị sơ sài, khơng đầy đủ, có nhiều nơi hịa giải viên phải tự bỏ tiền túi của mình ra để mua sắm… đây là một trong những trở ngại không nhỏ đối với hoạt động của các hòa giải viên.
Ở một số thôn, bản, tổ dân phố do chưa hiểu rõ các quy định về hoạt động hòa giải ở cơ sở nên khi có vụ việc xảy ra thì Trưởng thơn, bản mời các thành viên của thôn, bản tiến hành hịa giải mà khơng giao cho tổ hòa giải thực hiện. Từ đó có nơi thành lập tổ hịa giải nhưng thực chất tổ hòa giải này khơng hịa giải được vụ việc nào.
Các thành viên trong tổ hịa giải khơng ổn định, thường xuyên có sự thay đổi do hồn cảnh gia đình, phải chăm lo cuộc sống, hoặc phải đi làm ăn xa nên có một số người khơng tham gia tổ hịa giải nữa. Trong khi những người mới được bổ sung, thay thế tuy có kiến thức, nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm, chưa quen việc và chưa kịp thời tập huấn nghiệp vụ, trang bị kiến thức pháp luật cho họ nên chất lượng hịa giải giảm sút là điều khó tránh khỏi.
Một số nơi cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đúng về trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với cơng tác hịa giải ở cơ sở, thiếu sự quan tâm, phối hợp, thậm chí cịn khoán trắng cho cán bộ tư pháp - hộ tịch.
Những hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả của cơng tác hịa giải ở cơ sở của địa phương.
2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trong cơng tác hịa giải ở cơ sở thời gian qua là:
* Nguyên nhân khách quan
Một là, nhân sự cho các tổ hòa giải ở cơ sở hiện nay cũng gặp rất nhiều
khó khăn, người dân trong cộng đồng dân cư ít người muốn tham gia vào cơng tác hịa giải ở cơ sở, đặc biệt là những người có năng lực, trình độ. Do vậy, một số nơi tổ trưởng tổ dân phố được nhân dân trong tổ bầu kiêm nhiệm tổ trưởng tổ hòa giải cùng với các đại diện của Ban công tác Mặt trận và thành viên của các đoàn thể khác. Thực trạng này dẫn đến việc khi tiến hành hịa giải, đơi khi ranh giới giữa Tổ trưởng tổ dân phố và Tổ trưởng tổ hịa giải
khơng rõ ràng, làm cho các bên trong vụ, việc có cảm giác vụ, việc của mình đang được giải quyết bởi vai trò của Tổ trưởng tổ dân phố, từ đó mất đi ý nghĩa của cơng tác hịa giải.
Hai là, các trường hợp mâu thuẫn, tranh chấp ngày càng đa dạng và
phức tạp, trình độ dân trí ngày càng cao, trong khi đó trình độ một số hịa giải viên cịn hạn chế. Mặt khác, một số hòa giải viên còn ngại va chạm nên chưa mạnh dạn, thiếu nhiệt tình trong hoạt động hịa giải.
Ba là, nhận thức, hiểu biết của một bộ phận nhân dân về vị trí, vai trị,
hoạt động hòa giải chưa cao, nên coi việc tranh chấp, xích mích là việc của gia đình và của chính quyền giải quyết, nhiều khi tổ hòa giải đến giải quyết thì khơng được tôn trọng, đôi lúc người dân cịn có thái độ coi thường, không hợp tác, điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở.
* Nguyên nhân chủ quan
Một là, cấp ủy đảng và chính quyền một số xã chưa thực sự nhận
thức và quan tâm chỉ đạo sâu sát đối với cơng tác hịa giải, vì vậy thiếu sự quan tâm đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, trong cơng tác hịa giải ở cơ sở.
Hai là, kinh phí hỗ trợ đối với đội ngũ hịa giải viên chưa được thực
hiện đúng theo Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30/7/2014 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính. Việc tổng kết, đánh giá, biểu dương, khen thưởng và thực hiện chế độ bồi dưỡng, hỗ trợ chưa được thực hiện triệt để dẫn đến tình trạng các hịa giải viên khơng có động lực, khơng nhiệt tình tham gia cơng tác hịa giải ở địa phương.
Ba là, công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và cung cấp tài
liệu, thông tin pháp luật vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đặt ra nên vẫn còn một số hòa giải viên chưa nắm vững các quy định của pháp luật
liên quan đến các vụ việc hòa giải cụ thể, chủ yếu chỉ dựa trên uy tín, đạo đức, tình cảm để khuyên răn, thuyết phục.
Bốn là, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về cơng tác hịa
giải ở cơ sở hiện nay kiêm nhiệm rất nhiều công việc nên việc dành thời gian để kiểm tra, đôn đốc, chủ động tham mưu cho lãnh đạo các cấp trong công tác hòa giải còn nhiều hạn chế. Thiếu sự chủ động trong công tác quản lý, phối hợp về công tác hòa giải ở cơ sở.