Thức pháp luật của các chủ thể trong thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 44 - 45)

hòa giải ở cơ sở

Ý thức pháp luật thể hiện sự nhận thức của các chủ thể và thái độ của họ đối với các quy định của pháp luật. Pháp luật hòa giải ở cơ sở được thực hiện tốt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó ý thức pháp luật của các chủ thể là yếu tố chủ quan có vị trí quan trọng. Các chủ thể trong thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở bao gồm: các cơ quan nhà nước, cán bộ cơng chức có thẩm quyền, tổ chức, đồn thể, hịa giải viên, các bên tranh chấp.

Trong nhiều trường hợp vi phạm pháp luật, không tuân thủ pháp luật là do trình độ văn hóa thấp, thiếu hiểu biết pháp luật của một bộ phận nhân dân; nhưng cũng có trường hợp cơng dân có trình độ văn hóa nhất định, có hiểu biết pháp luật nhưng đạo đức, nhân cách kém nên vẫn cố tình vi phạm pháp luật hoặc một bộ phận cán bộ công chức có thẩm quyền, hịa giải viên lợi dụng chức vụ quyền hạn, công việc được giao để trục lợi, thực hiện hành vi trái pháp luật. Trong một xã hội ngày càng phát triển, trình độ văn hóa của nhân dân sẽ ngày càng được nâng cao, tạo cơ sở cho việc nâng cao ý thức pháp luật, vì phải có trình độ văn hóa nhất định thì mới có thể tiếp thu, nhận thức về pháp luật, xây dựng tình cảm, lịng tin vào pháp luật; qua đó chuyển

hóa thành hành vi tích cực thực hiện theo yêu cầu của pháp luật. Sự bảo đảm thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở không chỉ xuất phát từ ý thức pháp luật của các cơ quan nhà nước, cán bộ cơng chức có thẩm quyền, các tổ chức đồn thể và hịa giải viên mà kể cả các bên tranh chấp.

Do vậy, nâng cao ý thức pháp luật của các chủ thể trong thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở là một giải pháp hữu hiệu để bảo đảm thực hiện tốt pháp luật hòa giải ở cơ sở.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)