Nhóm giải pháp pháp chung

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 87 - 96)

3.2.1.1. Hồn thiện hệ thống pháp luật về hịa giải ở cơ sở

Luật Hòa giải ở cơ sở đã được Quốc hội thơng qua và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2014 là văn bản pháp lý cao nhất hiện nay để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hòa giải ở cơ sở. Luật đã đi vào cuộc sống gần tám năm, tuy nhiên hoạt động hòa giải ở cơ sở còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Một trong những nguyên nhân của hạn chế đó là hệ thống pháp luật về hòa giải ở cơ sở còn bất cập, những vấn đề mới phát sinh trong xã hội vẫn chưa được cập nhật vào quy định của pháp luật, một số nội dung của pháp luật về hịa giải ở cơ sở vẫn chưa hồn thiện như các quy định có liên quan đến kinh phí cho hoạt động hịa giải ở cơ sở.v.v.

Do vậy, phải hồn thiện hệ thống pháp luật về hịa giải ở cơ sở, cần sửa đổi, bổ sung Luật Hòa giải ở cơ sở cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

Để cụ thể hóa giải pháp này, cần thực hiện một số việc sau:

Một là, về phía Bộ Tư pháp là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong

việc soạn thảo, tham mưu sửa đổi, bổ sung Luật Hịa giải ở cơ sở cho Chính phủ trình Quốc hội, cần kiến nghị kiến nghị bổ sung, sửa đổi Luật Hòa giải ở cơ sở với một số quy định như sau:

- Quy định rõ ràng, cụ thể về thời hạn tiến hành hòa giải. Việc pháp luật không quy định cụ thể thời hạn tiến hành hòa giải và giới hạn số lần hịa giải khơng thành tối đa cho mỗi vụ việc gây khó khăn cho q trình hịa giải, làm cho vụ việc hòa giải kéo dài, nhiều khi làm cho vụ việc trở nên phức tạp hơn. Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật khơng quy định cụ thể về trình tự, thời hạn tiến hành hịa giải, xuất phát từ ngun tắc “khơng bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở và để tránh “tố tụng hóa” hoạt động hịa giải ở cơ sở. Theo đó, thời hạn tiến hành hòa giải và số lần hịa giải sẽ tùy thuộc vào đối tượng, tính chất, điều kiện, hồn cảnh mâu thuẫn, tranh chấp, mối quan hệ... của các bên tranh chấp mà hòa giải viên lựa chọn thời điểm tiến hành hòa giải cho phù hợp. Ví dụ trường hợp mâu thuẫn đang gay gắt, các bên đang bức xúc với nhau cao độ thì việc hịa giải ngay lúc đó sẽ khơng mang lại hiệu quả mà cần thời gian để các bên giảm bớt sự căng thắng, hịa giải viên tiếp xúc từng bên một, từ đó thống nhất thời gian và địa điểm để các bên gặp nhau để hịa giải, tuy nhiên, có những vụ, việc phải hòa giải ngay như mâu thuẫn về sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung hoặc tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con. Khoản 2, 3 Điều 23 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định, hòa giải kết thúc khi một hoặc các bên yêu cầu chấm dứt hịa giải; các bên khơng thể đạt

được thỏa thuận và việc tiếp tục hịa giải cũng khơng thể đạt được kết quả. Như vậy, khi thuộc một trong hai trường hợp quy định nêu trên, hòa giải viên quyết định kết thúc hịa giải. Có những vụ việc sau 1 - 2 lần hòa giải nhưng các bên vẫn giữ nguyên quan điểm, mức độ mâu thuẫn khơng giảm thậm chí cịn tăng thì hịa giải viên kết thúc việc hịa giải; song cũng có trường hợp hịa giải viên phải kiên trì hịa giải đến 3 - 4 lần mới thành cơng, hoặc cũng có những vụ việc đang tiến hành hịa giải lần đầu nhưng một bên nhất quyết yêu cầu chấm dứt hòa giải, thực hiện quyền khởi kiện tại Tòa án hay khiếu kiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Quy định hướng giải quyết đối với trường hợp đương sự được mời tham gia hịa giải nhưng khơng đến.

- Quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện đối với các bên không thực hiện đúng với nội dung biên bản hòa giải thành.

- Quy định các khoản kinh phí: chi phí để duy trì hoạt động của Tổ hịa giải, chi phí xác minh, chi bồi dưỡng cho vụ việc hòa giải thành và vụ hòa giải không thành (với định mức khác nhau).

- Quy định rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã trong việc đơn đốc, chỉ đạo hịa giải các vụ việc thuộc thẩm quyền, tránh tình trạng kéo dài thời gian gây bức xúc trong nhân dân và làm phát sinh khiếu kiện vượt cấp.

- Quy định hướng dẫn về những phong tục tập quán, đạo đức tốt đẹp trong nhân dân được Nhà nước thừa nhận để có thể áp dụng trong hịa giải.

- Động viên, khích lệ đối với hịa giải viên; nâng cao nhận thức xã hội về cơng tác hịa giải ở cơ sở. Việc sơ kết, tổng kết, đánh giá, khen thưởng, động viên, tôn vinh trong cơng tác hịa giải ở cơ sở, tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp tư pháp cho hòa giải viên ở cơ sở chưa được thực hiện thường xuyên, gây khó khăn trong việc động viên, khích lệ đối với hịa giải viên, nâng cao nhận thức xã hội về cơng tác hịa giải ở cở sở. Việc khen thưởng hòa

giải viên ở cơ sở có ý nghĩa rất lớn, thể hiện sự ghi nhận những đóng góp, nỗ lực của hịa giải viên, sự động viên, khích lệ đối với hịa giải viên; đồng thời là dịp để tăng cường nhận thức xã hội về cơng tác hịa giải ở cơ sở. Điểm b khoản 2 Điều 29 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm “Chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hịa giải ở cơ sở”. Vì vậy, để kịp thời động viên, khuyến khích hịa giải viên ở cơ sở, đề nghị địa phương thực hiện tốt quy định này trong Luật. Việc tặng kỷ niệm chương trong lĩnh vực này thực hiện theo quy định xét tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp tư pháp.

Hai là, về phía địa phương, ngành Tư pháp cần chủ động, tích cực

tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và đoàn thể trong việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Tăng cường ký kết các chương trình hành động, chương trình phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước về hòa giải với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương để làm cơ sở pháp lý cho các thành viên, hội viên của các tổ chức này tham gia cơng tác hịa giải ở cơ sở.

3.2.1.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác hịa giải ở cơ sở

Nguyên tắc Đảng lãnh đạo là điều kiện bảo đảm việc thực hiện pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đây là quan điểm xuyên suốt qua các kỳ đại hội. Tại phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đại hội XII chỉ rõ: “Tiếp tục xây dựng,

hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị” [19]. Nghị quyết Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nêu rõ “Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp luật xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị tồn diện, trong sạch, vững mạnh” [20, tr.334]. Như vậy, Nghị

quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục kế thừa quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật trong đó có hoạt động thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Trong lĩnh vực hòa giải ở cơ sở, hoạt động hịa giải ở cơ sở khơng chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước mà còn là nhiệm vụ của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận. Hơn nữa, cơng tác hịa giải là cơng tác quần chúng, tổ hòa giải là tổ chức tự quản của quần chúng nhân dân. Vì thế có thể coi như đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của quần chúng nhân dân.

Qua thực tiễn việc tổ chức thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái cho thấy, ở địa phương nào cấp ủy Đảng nhận thức đúng về vai trò của hòa giải, quan tâm sâu sát đến việc chỉ đạo cơng tác hịa giải ở cơ sở thì phong trào hòa giải ở địa phương đó phát triển. Ngược lại, ở địa phương nào cấp ủy Đảng chưa có sự quan tâm đúng mức thì phong trào hịa giải ở địa phương đó yếu kém. Từ thực tiễn trên, có thể khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết bảo đảm thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở đòi hỏi Đảng phải có phương thức lãnh đạo phù hợp. Đảng lãnh đạo bằng cách vạch ra những phương hướng chỉ đạo việc tổ chức và thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở thông qua các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng bảo đảm việc thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở được thống nhất, nghiêm minh và phù hợp với đặc thù của địa phương; bằng sự quan tâm củng cố, kiện

tồn cơng tác tổ chức hòa giải ở cơ sở; bằng sự kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về cơng tác hịa giải ở cơ sở; bằng sự gương mẫu của đội ngũ đảng viên trong cơng tác hịa giải ở cơ sở; bằng cơng tác vận động và tổ chức lực lượng quần chúng tham gia phong trào hịa giải ở cơ sở…

Để cụ thể hóa giải pháp này, cần thực hiện một số việc sau:

Một là, Đảng bộ, các cấp ủy, tổ chức đảng các cấp tỉnh Yên Bái phải tổ

chức quán triệt và xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện nghiêm Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 01/6/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân, trong đó có nội dung về hịa giải ở cơ sở. Phát huy vai trò của các tổ hòa giải ở cơ sở, đảm bảo tỷ lệ hịa giải thành cơng đạt từ 90% trở lên. Triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật toàn diện, rộng khắp, hướng mạnh về cơ sở, gắn với việc xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; lồng ghép với hoạt động hòa giải ở cơ sở, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, các hoạt động văn hóa, học tập tại cộng đồng. Trong đó, vận dụng đa dạng các hình thức, phương pháp tuyên truyền, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với tuyên truyền miệng tại các hội nghị, các buổi sinh hoạt; chú trọng trao đổi, đối thoại, thảo luận, giải đáp để nâng cao tính chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức pháp luật của người dân. Đa dạng hóa các tài liệu tuyên truyền như: sách, đề cương, bản tin, tập san, tờ gấp, pa nô, khẩu hiệu,... bằng nhiều thứ tiếng, chữ viết, nhất là tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với từng địa bàn dân cư. Tiếp tục phát huy hiệu quả hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở và tủ sách pháp luật của xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, đảm bảo cập nhật kịp thời, đầy đủ các chính sách, pháp luật mới ban hành.

Hai là, các cấp ủy, tổ chức đảng và các đảng viên giám sát việc thể chế

Yên Bái khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hòa giải cơ sở, cụ thể: khi trình dự thảo các văn bản về hịa giải cơ sở hoặc văn bản có nội dung liê quan, các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên căn cứ vào các chủ trương của Đảng và tình hình thực tiễn của tỉnh tham gia đóng góp ý kiến vào các dự thảo các nghị quyết và quyết định.

Ba là, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và sự giám sát của Hội

đồng nhân dân các cấp. Trong định kỳ họp giao ban hàng tuần của cấp ủy Đảng cần đưa ra hồ sơ các vụ việc để đánh giá giải quyết và tại kỳ họp HĐND xã có báo cáo về kinh phí cho cơng tác hòa giải ở cơ sở cũng như kết quả giải quyết hồ sơ.

Bốn là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với

cơng tác tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về hịa giải cơ sở; các cấp ủy, tổ chức đảng thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát, đôn đốc, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện hằng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, qua đó phát hiện những vi phạm để kịp thời chỉnh đốn, khắc phục, xử lý hoặc yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các cán bộ, công chức vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ trong lĩnh vực hịa giải cơ sở; hằng năm tổ chức sơ kết, tổng kết và khen thưởng về cơng tác hịa giải ở địa phương.

3.2.1.3. Nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân đối với cơng tác hịa giải và thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở

Từ thực tiễn thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái cho thấy, một trong những hạn chế của cơng tác hịa giải ở cơ sở là cấp ủy, chính quyền và cán bộ một số nơi chưa thật sự nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trị, ý nghĩa tích cực của cơng tác hịa giải ở cơ sở. Do đó, để bảo đảm thực hiện pháp luật hịa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay, giải pháp cần thiết là phải nâng cao nhận thức pháp luật về hòa giải

ở cơ sở đối với các cấp ủy, chính quyền và cán bộ; sau đó tiến tới nâng cao nhận thức của nhân dân về vị trí, vai trị, ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở trong đời sống xã hội.

Nếu nhận thức và ý thức pháp luật của người dân được nâng cao thì việc hịa giải sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn bởi vì nhận thức là một quá trình, nhận thức đúng sẽ chuyển biến thành hành động đúng. Mặt khác, hòa giải cũng là một hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thơng qua từng vụ việc hịa giải, vì thế mang lại hiệu quả trực tiếp, thiết thực đối với người dân. Do đó, muốn nâng cao chất lượng và tăng cường hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở phải gắn cơng tác hịa giải với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân. Vận động nhân dân chấp hành pháp luật, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Thực hiện lồng ghép, phổ biến, giáo dục pháp luật trong q trình hịa giải, xem kết quả hoạt động hịa giải là một trong những tiêu chí xét chọn khu dân cư văn hóa. Thực tế công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương nhìn chung cịn chưa chú trọng đúng mức việc tun truyền, phổ biến pháp luật về hòa giải ở cơ sở mà thường chỉ quan tâm đến các luật mới ban hành của nhà nước. Do đó, nhằm nâng cao nhận thức cũng như trách nhiệm của

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 87 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)