Bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở ở tỉnh yên bá

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 74 - 83)

hòa giải ở cơ sở ở tỉnh yên bái

Tổ chức thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở cần sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở.

Thực tế cho thấy những địa phương nào được sự quan tâm của cấp ủy và chính quyền thì nơi đó chất lượng hịa giải tốt, tỷ lệ hịa giải thành cao. Chính sự quan tâm và chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy và chính quyền là động lực để các hòa giải viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Ngành tư pháp cũng phải kịp thời tham mưu đối với cấp ủy và UBND để đề xuất các giải pháp cụ thể gắn với thực tế. UBND các cấp phải luôn nhận thức rõ công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động hòa giải ở cơ sở là một trong những chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền, đồng thời là một trong những nội dung quan trọng góp phần trong việc đảm bảo sự ổn định về chính trị, xã hội, an ninh trật tự ở địa phương. Duy trì, phát triển và khơng ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác hịa giải ở cơ sở cũng chính là góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý xã hội của Nhà nước.

Kết quả hịa giải thường đi liền với tình hình an ninh trật tự ở cơ sở, ở những địa phương làm tốt công tác hịa giải ở cơ sở thì tình hình an ninh, trật

tự được giữ vững, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân. Ngược lại, ở những nơi cịn coi nhẹ cơng tác hịa giải, tình hình mâu thuẫn, tranh chấp có chiều hướng tăng, dẫn đến mất trật tự, an tồn xã hội. Thơng thường, những mâu thuẫn, va chạm trong cuộc sống lúc đầu đơn giản, nếu không được quan tâm giải quyết kịp thời có thể nhanh chóng trở thành phức tạp, thậm chí là nguyên nhân xuất hiện những "điểm nóng" về khiếu kiện, tụ tập đơng người. Do đó, kết quả của hịa giải cũng là một yếu tố để đánh giá năng lực quản lý xã hội của chính quyền cơ sở.

Để phát huy tốt nhất hiệu quả đối với đời sống xã hội, hòa giải ở cơ sở cần phải được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện của UBND các cấp. Hàng năm phải tiến hành tổng kết đánh giá cơng tác hịa giải và kịp thời khen thưởng những tổ chức, những hịa giải viên có thành tích, nhiệt tình trong cơng tác hịa giải; phát hiện những điển hình trong hoạt động hịa giải, phổ biến nhân rộng nhằm thúc đẩy nâng cao hoạt động hịa giải. Có như vậy, cơng tác hịa giải mới thật sự phát huy vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và tăng cường tình đồn kết trong nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết tồn dân, góp phần xây dựng xã hội bình n, giàu mạnh, xây dựng ý thức “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” trong nhân dân.

Hai là, thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở cần sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh, huyện đến tận xã, phường, thị trấn.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng Tư pháp với UBND các xã, phường, thị trấn trong kiện toàn tổ chức và hướng dẫn hoạt động của các Tổ hòa giải là khâu quan trọng nhất. Bởi vì UBND cấp xã là nơi có thẩm quyền ra quyết định thành lập tổ hịa giải, cơng nhận hòa giải viên, làm cơ sở pháp lý cho tổ chức này hoạt động; cịn Phịng Tư pháp có nhiệm vụ hướng dẫn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hịa giải viên. Ngồi ra, Phịng tư pháp còn

phải quan hệ chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở như Mặt trận tổ quốc cấp xã, các tổ chức thành viên của Mặt trận; cùng với các tổ chức này vận động các thành phần như nông dân, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh, chức sắc tơn giáo, cán bộ hưu trí, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, vận động cả những người am hiểu phong tục tập quán ở địa phương… tham gia vào tổ hịa giải. Khi hình thành tổ hịa giải và lựa chọn hịa giải viên nhất thiết phải qua bầu chọn theo đúng quy định của Pháp luật.

Ba là, thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở phải trên cơ sở chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân.

Chủ trương, đường lối của Đảng là những định hướng cho toàn bộ hoạt động của xã hội. Đảng lãnh đạo bằng việc đề ra đường lối chính sách và những chủ trương lớn, Nhà nước có trách nhiệm thể chế hóa thành pháp luật để quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, của công dân. Các quy phạm đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp trong nhân dân phù hợp với chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước thì được Nhà nước thừa nhận và cho phép áp dụng trong những trường hợp hồn cảnh phù hợp. Vì vậy, việc hịa giải dù dưới bất kỳ hình thức nào, dù hịa giải bằng lời nói hay có lập biên bản đều phải phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, phù hợp với đạo đức xã hội, phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân. Muốn vậy, Phòng Tư pháp phải thường xuyên kết hợp chặt chẽ với cấp ủy địa phương bồi dưỡng chính trị, pháp luật, nghiệp vụ cho các hòa giải viên cơ sở. Đa số hòa giải viên cơ sở là người ngoài Đảng do vậy việc bồi dưỡng chủ trương, chính sách của Đảng phải thích hợp. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ cần coi trọng kỹ năng vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước kết hợp với đạo đức xã hội, phong tục tập quán của nhân dân.

Kinh nghiệm cơng tác hịa giải cho thấy, để thực hiện có hiệu quả cơng tác hịa giải, cần kết hợp hài hòa giữa yếu tố pháp luật với phong tục tập quán và đạo đức của người Việt Nam. Việc hòa giải ở cơ sở phải giải quyết kịp thời, qua đó giúp ngăn chặn ngay từ đầu những tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân và hành vi vi phạm pháp luật, không để mâu thuẫn, tranh chấp đơn giản thành phức tạp, không để việc nhỏ phát sinh thành việc lớn dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Bốn là, trước khi hòa giải phải chuẩn bị thật chu đáo các vấn đề có liên

quan và thật sự tôn trọng sự tự nguyện của các bên trong q trình hịa giải. Trước khi tiến hành cuộc hịa giải, tổ hòa giải phải nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị đầy đủ các vấn đề có liên quan đến vụ việc hịa giải, cần họp trước để phân tích, đánh giá những vụ việc phức tạp, khó khăn. Trong trường hợp cần thiết phải có ý kiến chỉ đạo của cấp ủy trong định hướng giải quyết vấn đề. Các thành viên trong Tổ hòa giải phối hợp chặt chẽ, thống nhất trước khi tiến hành hòa giải.

Sau khi thẩm tra, xác minh tổ hịa giải cần phải có cuộc họp trước khi tiến hành hịa giải để thống nhất quan điểm, hướng giải quyết và áp dụng pháp luật trong q trình hịa giải. Tổ trưởng các tổ hịa giải trong q trình hòa giải cần phải tổ chức cuộc họp trước khi tiến hành hòa giải, những vụ việc thấy phức tạp nhất là các vụ việc có liên quan đến đất đai và các vấn đề nhạy cảm khác cần mời bí thư hoặc cấp lãnh đạo đến họp để thảo luận thống nhất, định hướng giải quyết phù hợp với chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước. Khi hoà giải những vụ việc phức tạp một số tổ hoà giải đã mời cán bộ tư pháp và chuyên viên trung tâm trợ giúp pháp lý của nhà nước hỗ trợ về kỹ năng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật.

Mục đích của việc hịa giải là các bên tự nguyện, tự giác chấm dứt các vi phạm và tranh chấp gây mâu thuẫn để tạo ra sự thơng cảm lẫn nhau, giữ gìn hịa khí trong gia đình và xóm làng. Chỉ trên cơ sở tự nguyện chấm dứt các mâu thuẫn, các bên mới tự giác thực hiện các cam kết vì hịa giải ở cơ sở

khơng có bất cứ ràng buộc pháp lý nào để buộc các bên phải thi hành thỏa thuận đó. Do vậy, tơn trọng sự tự nguyện của các bên là một nguyên tắc rất quan trọng, người tiến hành hịa giải tuyệt đối khơng được gị ép hoặc tạo ra sức ép tập thể để buộc các bên phải chấp nhận một thỏa thuận nào đó trong khi bản thân họ chưa thơng.

Trên thực tế đã có trường hợp do chủ quan, nơn nóng hịa giải viên nghĩ rằng các bên đã thông hiểu, thống nhất với nhau về cách thức giải quyết vụ việc tranh chấp cho nên vội vàng kết thúc hồ sơ. Trong khi các bên lại chưa thật sự thoải mái và vẫn còn mâu thuẫn ngấm ngầm, chẳng qua vì nể nang các thành viên trong tổ hịa giải nên tạm thời chấp nhận. Kết quả của những trường hợp này có thể là hịa giải thành ngay lúc đó, nhưng sau đó một bên hoặc cả hai bên tranh chấp lại không thực hiện cam kết đã thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành, thậm chí có trường hợp cịn bùng phát mâu thuẫn trầm trọng hơn so với giai đoạn trước khi được hòa giải. Cho nên việc tôn trọng thật sự yếu tố tự nguyện, tự giác của các bên trong quá trình hịa giải có vai trị vơ cùng quan trọng trong cơng tác hịa giải ở cơ sở. Đây cũng chính là bản chất khác biệt của hòa giải ở cơ sở so với xét xử.

Ngoài ra cũng cần định hướng cho đương sự trong vụ việc hòa giải để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cũng như các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc tranh chấp khi hịa giải khơng thành. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa thiết thực đối với một hịa giải viên cơ sở, bởi nó là yếu tố khơng chỉ góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân thơng qua hịa giải mà còn hạn chế tối đa việc gửi đơn sai cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết vụ việc làm tốn cơng sức, thời gian, chi phí cho các bên tranh chấp và cả cơ quan nhà nước. Hòa giải viên muốn làm tốt đều phải nắm vững kiến thức cơ bản về các văn bản pháp luật như Luật Khiếu nại tố cáo, Bộ luật Dân sự, Luật Hơn nhân gia đình... Nội dung hướng dẫn được thể hiện trong văn bản hịa giải khơng thành sẽ hướng các đương sự đến cơ quan thẩm quyền

giải quyết khi có yêu cầu của các bên đương sự. Có như vậy cơ quan có thẩm quyền giải quyết mới tiến hành thụ lý giải quyết một cách nhanh chóng vụ việc, tránh trường hợp trả lại cơ sở để hòa giải trong khi đã hịa giải nhưng khơng thành cũng như việc tồn đọng án tại địa phương.

Năm là, công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải cần sát với

điều kiện và trình độ tiếp thu của học viên, đưa ra nhiều tình huống thực tế ở địa phương để các hòa giải viên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Hòa giải cơ sở là một hoạt động mang tính xã hội tự nguyện, người làm cơng tác hịa giải phải có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình với cơng việc, am hiểu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, đồng thời phải là những người có uy tín trong nhân dân, có khả năng thuyết phục nhân dân.

Tổ hòa giải ở cơ sở phải được củng cố, tăng cường về số lượng và chất lượng; hòa giải viên phải thường xuyên được tập huấn về các văn bản pháp luật mới; được bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng về cơng tác hịa giải. Hịa giải viên phải nắm được nguyên tắc, phương pháp, kỹ năng hòa giải, các vụ việc thuộc phạm vi hịa giải và những vụ việc khơng được hòa giải.

Về cơ cấu nhân sự trong một tổ hòa giải cần phải quan tâm đến độ tuổi, kinh nghiệm cũng như thành phần tham gia. Khảo sát thực tế cho thấy đối với những vụ tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, những người lớn tuổi có uy tín trực tiếp đứng ra hịa giải luôn đạt kết quả cao và thường tránh được cách hòa giải chủ quan, xa rời thực tế. Đối với mâu thuẫn giữa các bên là người dân tộc thiểu số thì hịa giải viên là người dân tộc thiểu số tham hòa giải cũng là điều kiện để có được những cách hiểu chung, dễ dàng thuyết phục các bên mâu thuẫn thỏa thuận tự nguyện thực hiện. Bên cạnh đó, việc lựa chọn hịa giải viên phải hết sức chú ý cẩn thận chọn đúng tiêu chuẩn, tránh trường hợp giản đơn cho rằng “ai làm cũng được” hoặc “người có học

vấn cao là làm được”, phải xuất phát từ tính chất của việc hòa giải mà chọn hòa giải viên. Nếu người không đủ tiêu chuẩn thì khơng chọn, nhất định không được chạy theo số lượng mà bỏ qua chất lượng.

Sáu là, coi trọng vai trò của già làng, trưởng bản và những người có uy

tín khác trong cộng đồng dân cư.

Với đặc điểm là một tỉnh miền núi với nhiều dân tộc thiểu số sinh sống nên ý kiến của già làng, trưởng bản và những người có uy tín khác trong cộng đồng dân cư có vai trị quan trọng trong công việc của cộng đồng dân cư. Thực tế nhiều tranh chấp phát sinh giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau khi giải quyết bằng pháp luật khó đạt hiệu quả; thậm chí có những vụ việc đã giải quyết xong nhưng các bên tranh chấp khơng hồn tồn bị thuyết phục hoặc dễ rơi vào trạng thái “đạt lý nhưng không thấu tình”, nhất là khi pháp luật và phong tục, tập quán chưa có sự đồng nhất. Do đó, trong cơng tác thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Yên Bái cần coi trọng vai trò của già làng, trưởng bản và những người có uy tín khác trong cộng đồng dân cư. Việc coi trọng này được thể hiện thông qua công tác xây dựng đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở là những người có uy tín trong cộng đồng dân cư hoặc khi giải quyết tranh chấp nên có sự tham gia của những cá nhân này. Từ thực tế cơng tác hịa giải ở cơ sở tại tỉnh dễ dàng nhận thấy ngay cả khi khơng phải là hịa giải viên nhưng khi tiến hành hòa giả một số cá nhân có uy tín đối với dân, có kinh nghiệm, nhiệt tình tham gia thì kết quả hịa giải thành cao hơn và tranh chấp, mẫu thuẫn đó được giải quyết một cách dứt điểm, khơng có tình trạng tiếp tục xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp một cách âm ỉ kéo dài. Đây là điểm khác biệt dễ dàng nhận thấy trong cơng tác hịa giải tại tỉnh n Bái so với các tỉnh, thành hoặc các khu vực khơng có hoặc có ít cộng đồng dân cư là dân tộc thiểu số.

Kết luận chương 2

Là một tỉnh miền núi điều kiện kinh tế xã hội cịn gặp nhiều khó khăn, nhưng các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh n Bái đã ln quan tâm đến cơng tác hịa giải ở cơ sở, trong những năm qua, tổ chức hịa giải trong tỉnh khơng ngừng được củng cố, kiện toàn và lớn mạnh về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được cơng tác này cũng cịn bộc lộ một số hạn chế nhất định đó là: cơng tác quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở còn nhiều bất cập, việc tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ cho hịa giải viên cịn chưa được thường xun, cơng tác phối

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)