Thực hiện pháp luật nói chung, hịa giải ở cơ sở nói riêng địi hỏi phải có những chi phí nhất định, đó là những đảm bảo về cơ sở vật chất cho quá trình triển khai thực hiện pháp luật hịa giải ở cơ sở. Chi phí thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở bao gồm: chi thù lao cho hòa giải viên, chi sơ kết, tổng kết các hoạt động hòa giải, chi thi đua, khen thưởng, chi tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, chi mua tài liệu, văn phòng phẩm phục vụ cho hòa giải viên, chi in ấn các biểu mẫu, sổ sách báo cáo…
Để đảm bảo thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở trong thực tiễn đời sống xã hội nhất thiết phải tính đến những chi phí, điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động này. Kinh phí và các điều kiện vật chất phục vụ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở do ngân sách nhà nước chi trả. Căn cứ vào tình hình cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, ban Tư pháp lập dự trù kinh phí đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn chi hỗ trợ cho cơng tác hịa giải. Do ngân sách và khả năng của mỗi địa phương là khác nhau cho nên kinh phí dành cho hoạt động hịa giải cũng khác nhau.
Ngoài những yếu tố trên thì so với các địa phương khác để bảo đảm thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Yên Bái đạt hiệu quả cao cần đáp ứng một số điều khác như đội ngũ hòa giải viên phải nắm rõ phong tục, tập
quán của từng dân tộc thiểu số khác nhau; phải biết phối hợp với những người có uy tín trong cộng đồng dân cư để hòa giải tranh chấp, mẫu thuẫn.
Kết luận Chương 1
Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở là q trình hoạt động có mục đích làm cho những qui phạm pháp luật về hịa giải ở cơ sở đi vào cuộc sống, trỏ thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật góp phần giải quyết tranh chấp trong nhân dân, củng cổ phát huy truyền thống văn hóa đạo lý trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, giảm bớt một phần gánh nặng cho Tịa án, góp phần tạo sự ổn định để phát triển kinh tế xã hội.
Thực hiện pháp luật về hịa giải ở cơ sở có các đặc điểm: khơng mang tính tố tụng, bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, chỉ giới hạn trong phạm vi và đối tượng xác định, kết hợp giữa pháp luật, đạo đức và phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân.
Thực hiện pháp luật về hịa giải ở cơ sở góp phần phát huy truyền thống đồn kết, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa ở cơ sở, giải quyết tranh chấp và mâu thuẫn trong nhân dân, phịng ngừa vi phạm pháp luật, giữa gìn trật tự an tồn xã hội ở cơ sở, hạn chế đơn thư khiếu kiện lên Tòa án, cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời giờ, tiền bạc của nhân dân và của Nhà nước, góp phần tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thưc pháp luật trong Nhân dân, xây dựng thói quen sống và làm việc theo pháp luật.
Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở là thực hiện các qui định chung về hòa giải, qui định về tổ chức, hoạt động hòa giải, qui định về quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở và khen thưởng, kỷ luật, xử lý vi phạm trong cơng tác hịa giải ở cơ sở. Nội dung thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở được thực hiện dưới các hình thức: tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Thực hiện pháp luật về hịa giải ở cơ sở cần có các điều kiện bảo đảm về mức độ hồn thiện của pháp luật về hịa giải ở cơ sở, về cách thức tổ chức thực hiện pháp luật, về trình độ năng lực, phẩm chất của hòa giải viên, về ý thức pháp luật của các chủ thể và các điều kiện vật chất, kinh phí phục vụ cho cơng tác hòa giải.
Chương 2