Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 48 - 49)

Yên Bái là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, nằm ở vị trí nối tiếp giữa trung du và miền núi phía Bắc. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai, tỉnh Lai Châu; phía Tây Nam giáp tỉnh Sơn La; phía Đơng Bắc giáp tỉnh Tun Quang và tỉnh Hà Giang. Tổng diện tích tự nhiên trên 6.886 km2; dân số hơn 800 nghìn người (trong đó, dân số nơng thơn chiếm 80,16%); có 30 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 57,29%; Địa giới hành chính của tỉnh chia thành 9 huyện, thị xã, thành phố; 173 xã, phường, thị trấn (có 59 xã vùng cao, đặc biệt khó khăn và 2 huyện vùng cao là Trạm Tấu, Mù Cang Chải, đồng bào dân tộc Mông chiếm trên 80%, nằm trong 62 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước). Tỉnh có tuyến đường sắt, đường bộ, đường thủy (hồ Thác Bà, Sông Hồng, Sông chảy) đi qua.

* Những ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên đối với việc thực hiện pháp luật về hịa giải ở cơ sở

Với diện tích đất rừng và nơng nghiệp lớn, điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với việc trồng rừng, lúa, ngơ và các loại hoa màu khác cho nên dân cư chủ yếu sống dựa vào lâm nghiệp, nơng nghiệp. Từ đặc tính đó mà bản chất người dân n Bái (nhất là nông dân) rất thật thà chân chất, giản dị, sống hịa hợp với tự nhiên, gắn bó với núi rừng, cần cù, chịu khó, biết đồn kết gắn bó với nhau trong lao động sản xuất. Đây là những mặt thuận lợi trong cơng tác hịa giải ở cơ sở, nếu khéo vận động thì mâu thuẫn gì cũng dễ hóa giải.

Tuy nhiên, do đời sống lâm, nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, phải hịa thuận với tự nhiên làm người nơng dân dễ trở nên rụt rè, thụ động. Vì thế việc tiếp cận đối tượng này trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung cũng như cơng tác hịa giải nói riêng cần đơn giản, dễ hiểu nhưng phải gần gũi và chân tình.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)