Nhóm giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 96 - 113)

3.2.2.1. Kiện tồn tổ chức và hoạt động hịa giải ở cơ sở

Vai trò của các chủ thể thực hiện pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng của cơng tác hịa giải ở cơ sở. Trong đó, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về hòa giải và đội ngũ hịa giải viên càng có ý nghĩa quyết định đến việc đảm bảo cho pháp luật về hòa giải ở cơ sở được thực hiện trong

đời sống xã hội. Việc bảo đảm thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức và hoạt động của cơng tác hịa giải ở cơ sở.

Trong thời gian qua, tỉnh n Bái ln có sự quan tâm đến việc củng cố, kiện tồn tổ chức và hoạt động hịa giải ở cơ sở. Qua đó đã góp phần giải quyết hàng ngàn vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn trong nhân dân trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển và thay đổi không ngừng mọi mặt của đời sống xã hội, bộ máy tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở cần được nâng lên ngang tầm với nhiệm vụ.

Xuất phát từ yêu cầu trên, việc kiện toàn hệ thống tổ chức và nâng cao năng lực cho công chức quản lý và tổ viên Tổ hòa giải ở cơ sở là một giải pháp rất cần thiết.

Để cụ thể hóa giải pháp này, cần thực hiện một số việc sau:

Một là, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Sở Nội vụ, Sở Tư pháp,

UBND cấp huyện, UBND cấp xã củng cố, kiện toàn tổ chức và bổ sung cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ theo dõi, quản lý, hướng dẫn cơng tác hịa giải ở cơ sở của các đơn vị chức năng thuộc Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và cơng chức Tư pháp - Hộ tịch; rà sốt, củng cố, kiện tồn và thống kê tình hình tổ chức và tổ viên Tổ hịa giải ở cơ sở; bảo đảm 100% thơn, xóm, bản, làng, tổ dân phố và các cụm dân cư có ít nhất một Tổ hịa giải; thống nhất mơ hình Tổ hịa giải ở các thơn, xóm, bản, làng, tổ dân phố và các cụm dân cư theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở; tổ chức đánh giá và nhân rộng mơ hình hịa giải tại địa phương đang hoạt động có hiệu quả trong thời gian qua.

Hai là, đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên

Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi Việt Nam các cấp (và các tổ chức thích hợp khác) phối hợp với cơ quan Tư pháp cùng cấp trong việc củng cố, kiện toàn tổ

chức và nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở; hướng dẫn, chỉ đạo, động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho thành viên, hội viên tham gia tích cực vào các hoạt động hịa giải ở cơ sở.

Ba là, Sở Tư pháp, Phịng Tư pháp có trách nhiệm tham mưu cho Ủy

ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn củng cố và đầu tư trang bị sách, tài liệu pháp luật cho Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn; quan tâm xây dựng mơ hình Tủ sách pháp luật tại nhà văn hóa thơn bản, điểm đọc sách tại nhà sinh hoạt cộng đồng, tổ dân phố và các cụm dân cư... để tổ viên Tổ hòa giải có điều kiện tự tìm hiểu, nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cũng như kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở. Định kỳ tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức hội thi “Hòa giải viên giỏi”; biên soạn và cung cấp tài liệu pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải cho các Tổ hòa giải ở cơ sở; đổi mới phương pháp, định kỳ tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải cho tổ viên Tổ hòa giải ở cơ sở.

Bốn là, việc bầu chọn thành lập tổ hòa giải mới hay bổ sung hòa giải

viên cần phải tiến hành theo đúng quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, khắc phục tình trạng giao cho Trưởng thôn, bản lựa chọn. Do vậy, cấp ủy và UBND cấp xã phải kiểm tra vấn đề này để thực hiện đúng với yêu cầu. Trưởng Ban cơng tác Mặt trận chủ trì phối hợp Trưởng thơn tổ chức lựa chọn, giới thiệu nhân sự của tổ hòa giải để nhân dân bầu theo sự chủ trì của Ban cơng tác Mặt trận. Sau đó trình kết quả cho chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn xem xét để cơng nhận thành phần tổ hịa giải.

Năm là, củng cố, phát triển tổ chức hòa giải ở cơ sở

Thống kê, rà sốt tồn bộ đội ngũ hịa giải viên trong tồn tỉnh, phân loại theo trình độ, có kế hoạch cụ thể để hàng năm bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng và cập nhật các văn bản pháp luật cho các hòa giải viên. Tiếp tục

thành lập các tổ hòa giải đối với những nơi chưa có tổ chức hịa giải. Nghiên cứu hình thành các tổ hịa giải trong các tổ chức tôn giáo. Hàng năm, Sở Tư pháp phối hợp với Phòng Tư pháp và Ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện, thị, thành phố thực hiện rà soát, thống kê số liệu về tổ chức và hoạt động hịa giải trên địa bàn để kịp thời có biện pháp củng cố, kiện tồn, phát triển tổ chức tổ hòa giải và hòa giải viên ở địa phương.

Tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ quan tư pháp trong việc tham mưu UBND cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về cơng tác hịa giải ở cơ sở bằng cách bổ sung thêm biên chế chuyên trách mỗi xã, phường, thị trấn có 02 cán bộ Tư pháp - Hộ tịch để có sự phân cơng trách nhiệm rõ ràng trong việc quản lý, theo dõi các vụ việc hòa giải, tham mưu kịp thời cho cấp ủy, chính quyền và ngành cấp trên.

Sáu là, nâng cao chất lượng đội ngũ hòa giải viên. Để nâng cao chất

lượng hòa giải viên cơ sở cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

Bầu hòa giải viên: Người được bầu làm hịa giải viên phải là cơng dân

Việt Nam thường trú tại cơ sở, tự nguyện tham gia hoạt động hịa giải và có các tiêu chuẩn sau đây: có phẩm chất đạo đức tốt; có uy tín trong cộng đồng dân cư; có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân; có hiểu biết pháp luật. Mặc dù Luật hòa giải quy định tương đối đầy đủ nhưng đây là quy định mang tính định hướng. Do đó, để nâng cao chất lượng hịa giải viên ở cơ sở tại tỉnh Yên Bái cần “sát hạch” nâng lực, tiêu chuẩn của người dự kiến được bầu bằng những tính huống cụ thể, nhất là tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực dân sự theo nghĩa hẹp, hơn nhân gia đình và tranh chấp đất đai.

Bồi dưỡng kỹ năng, kiến thực pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên:

Nâng cao chất lượng đội ngũ hòa giải viên tập trung cần tập trung vào việc nâng cao năng lực của hòa giải viên về kiến thức pháp luật, kỹ năng và phương pháp thực hiện hòa giải ở cơ sở; nhất là nâng cao kiến thức, kỹ năng,

nghiệp vụ hòa giải của hòa giải viên đối với đối tượng đặc thù như: phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc ít người.

Trên thực tế cơng tác hịa giải ở cơ sở gồm ba lĩnh vực chính: dân sự theo nghĩa hẹp, hơn nhân gia đình và đất đai; trong đó lĩnh vực hơn nhân và gia đình và đất đai mang tính đặc thù hơn cả. Do vậy, bên cạnh việc hòa giải viên nắm rõ phạm vi hòa giải như mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình khơng hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, cơng trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác); tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất; tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn; vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính,…cần thiết phải nắm rõ một số quy định cơ bản để giải quyết những tranh chấp thường phát sinh tại địa bàn như tranh chấp đất đai, tranh chấp, mẫu thuẫn trong gia đình. Bên cạnh đó hịa giải viên phải nắm rõ những trường hợp khơng được hịa giải như: mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; vi phạm pháp luật về hơn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội; vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ các trường hợp khơng bị khởi tố vụ án và khơng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hoặc hành vi vi phạm chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố và không bị

cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;…

Hằng năm, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp tổ chức tập huấn chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nghiệp vụ cho những người làm cơng tác hịa giải. Tổ chức hội thảo, tọa đàm để trao đổi kinh nghiệm hòa giải hay, kỹ năng hịa giải có tính giáo dục, thuyết phục cao (hịa giải khéo) nhằm nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho hịa giải viên. Thực tế cho thấy việc tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm sẽ giúp cho các hịa giải viên hiểu rõ hơn, có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, tích lũy kỹ năng hịa giải và có kiến thức thực tế.

Rà sốt lại tiêu chuẩn của hịa giải viên một cách chặt chẽ, nhất là trình độ văn hóa, kiến thức pháp luật và uy tín trong cộng đồng dân cư. Đây là yếu tố mang tính quyết định cho việc hịa giải thành hay khơng thành ngay ở bước đầu tiên. Tiếp tục đổi mới công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho hòa giải viên, thực hiện phương pháp tập huấn cùng tham gia, chú trọng đến việc đưa ra tình huống và giải quyết tình huống, nắm bắt và vận dụng kiến thức tâm lý học vào cơng tác hịa giải nhằm nâng cao kỹ năng hòa giải. Biên soạn và cung cấp thường xuyên tài liệu phù hợp, thiết thực cho hoạt động hòa giải để bảo đảm cho hịa giải viên hồn thành tốt nhiệm vụ. Tài liệu cung cấp cho hịa giải viên cần súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu, tránh tình trạng coppy văn bản quy phạm pháp luật. Cần thiết xây dựng tài liệu tập huấn dưới hình thức video để lồng ghép các quy định của pháp luật cũng như kỹ năng hòa giải của người hòa giải viên khi giải quyết một vấn đề phát sinh trong thực tế đời sống.

Định kỳ tổ chức thi hòa giải viên giỏi ở cấp huyện và ở cấp tỉnh 5 năm một lần. Các cuộc thi về hòa giải được tổ chức nhằm tạo điều kiện để các hòa giải viên được chia sẻ các kiến thức, kỹ năng hòa giải. Đồng thời, góp phần thực hiện có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành; nâng cao nhận thức của tồn xã hội về vị trí, vai trị và ý nghĩa

của cơng tác hịa giải ở cơ sở; tuyên truyền, phổ biến đến đông đảo cán bộ, nhân dân các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ, đời sống hàng ngày của người dân; đồng thời tạo diễn đàn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên; biểu dương và tơn vinh những điển hình xuất sắc trong cơng tác hịa giải ở cơ sở trên cả nước, việc tổ chức cuộc thi về hòa giải là cần thiết.

Hàng năm, tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết cơng tác hịa giải ở cơ sở. Qua đó đánh giá những tác động, chuyển biến của cơng tác hịa giải ở cơ sở.

Bên cạnh vai trò của Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, Phòng Tư pháp cấp huyện trong việc bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng hịa giải, hịa giải viên phải chủ động, tích cực tìm hiểu, nghiên cứu, cập nhật quy định của pháp luật để trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản cũng như nhưng vấn đề chuyên sâu trong một số lĩnh vực xảy ra nhiều vụ việc như hôn nhân và gia đình, tranh chấp đất đai.

Bảy là, thực hiện tốt công tác kiểm tra và chế độ thông tin, báo cáo,

thống kê; định kỳ sơ kết, tổng kết, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong cơng tác hịa giải ở cơ sở. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra cơng tác hịa giải ở cơ sở trên địa bàn mình phụ trách. Thực hiện nghiêm, đúng thẩm quyền chế độ thông tin, báo cáo, thống kê về hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định và hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng đối với hoạt động hòa giải cơ sở theo quy định của pháp luật; bảo đảm hàng năm 100% cấp huyện và cấp xã có tổng kết cơng tác hịa giải. Phát động phong trào thi đua và có biểu dương, khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong cơng tác hòa giải ở cơ sở.

3.2.2.2. Nâng cao vai trò của trưởng bản, người có uy tín trong cơng tác hòa giải ở cơ sở

Đội ngũ các trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh đã thực sự trở thành cầu nối, góp phần quan trọng trong tuyên truyền, vận động đưa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến với đông đảo đồng bào, giúp bà con các dân tộc thêm tin yêu và một lòng đi theo Đảng. Già làng, trưởng bản, người có uy tín trong dịng họ là những người am hiểu cuộc sống xã hội, có uy tín trong cộng đồng, họ ý thức được vai trò và trách nhiệm trong việc gìn giữ sự n ấm của bản, làng, dịng họ. Bằng uy tín, kinh nghiệm bản thân, mỗi khi có mâu thuẫn xảy ra tại bản, làng, lời nói của những người này là sự xoa dịu cơn nóng giận, động viên, kịp thời của đôi bên đang mâu thuẫn, giúp họ tìm được thỏa thuận chung, vì vậy già làng, trưởng bản, người có uy tín có vai trị vơ cùng quan trọng đối với cơng tác hồ giải ở cơ sở.

Để cụ thể hóa giải pháp này, cần thực hiện một số việc sau:

Một là, động viên, khuyến khích những người có uy tín trong gia đình,

dịng họ, cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở; thực tế cho thấy, nhiều trường hợp mâu thuẫn, tranh chấp được giải quyết là do các bên có mâu thuẫn, tranh chấp “nghe lời” hay “nể” người đứng ra dàn xếp, dù người đó có thể chỉ là trưởng bản, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, một người già trên địa bàn hay một người quen biết với một hoặc các bên có mâu thuẫn, tranh chấp.

Hai là, bồi dưỡng kỹ năng, cung cấp tài liệu thiết yếu, có chính sách

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 96 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)