Kết quả đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 52 - 68)

*Kết quả đạt được:

2.2.1.1. Về công tác ban hành và tuyên truyền, tập huấn văn bản quy phạm pháp luật

Tuy là một tỉnh miền núi, kinh tế - xã hội cịn gặp nhiều khó khăn, nhưng các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh rất quan tâm đến cơng tác hịa giải ở cơ sở. Ngay sau khi Luật Hòa giải ở cơ sở ban hành, Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái với vai trò là cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Yên Bái đã tham mưu ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch số 53-KH/TU ngày 10/6/2004 về thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về

tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị số 10/2012/CT- UBND ngày 25/4/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về tăng cường công tác hịa giải ở cơ sở, theo đó đã đề cập đến vấn đề kiện tồn tổ hịa giải ở các thôn, bản, tổ dân phố, cụm dân cư, nâng cao vai trò của hòa giải viên trong việc tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở. Tổ chức thực hiện Nghị quyết số 16/2017/NQ-HĐND ngày 10/4/2017 của HĐND tỉnh Yên Bái phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ

biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2018 - 2022” và

Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 22/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ

biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2018 - 2021”,

Nghị quyết số 46/2019/NQ-HĐND ngày 29/11/2019 của HĐND tỉnh Yên Bái sửa đổi điểm c, khoản 3, Điều 1 Nghị quyết số 16/2017/NQ-HĐND ngày 10/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về “Nâng cao chất lượng, hiệu

quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2018 - 2022”, Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 01/6/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân, trong đó đã có nội dung quy định về việc tổ chức cuộc thi Hòa giải viên giỏi, bồi dưỡng nghiệp vụ và mức chi hỗ trợ hoạt động cho tổ hòa giải ở cơ sở và chỉ tiêu hòa giải thành hàng năm.

Các văn bản quy phạm pháp luật nói trên là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng để hình thành về tổ chức và chỉ đạo hoạt động đối với cơng tác hịa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở các văn bản pháp luật trên, tổ chức hịa giải trong tồn tỉnh đã khơng ngừng được củng cố, kiện tồn và lớn mạnh về số lượng cũng như chất lượng.

Trong giai đoạn 2016 - 2021, đã tuyên truyền, phổ biến thông qua việc phát hành các tài liệu tuyên truyền: Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái thực hiện có hiệu quả thơng qua việc phát hành các loại tài liệu tuyên truyền như: Bản tin Tư pháp (4 số/năm, với số lượng 1.000 cuốn/số), Bản tin chuyên đề (1 đến 2 số/năm, với số lượng 500 đến 1000 cuốn/số), tờ rời pháp luật (6 đến 10 loại/năm, với số lượng 1.000 tờ/loại), bộ hỏi đáp pháp luật. Nội dung các tài liệu chủ yếu đăng tải các tin, bài viết, giới thiệu các văn bản pháp luật mới và hỏi, đáp pháp luật liên quan đến các Bộ luật, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Số tài liệu này được cấp phát rộng rãi tới các sở, ban, ngành, cấp huyện và 180 xã, phường, thị trấn nhằm phục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và các văn bản liên quan đến hịa giải ở cơ sở nói riêng. Từ năm 2014 đến nay, Sở Tư pháp biên soạn và phát hành 20 số Bản tin Tư pháp với số lượng 20.000 cuốn; 10 số Bản tin chuyên đề với số lượng 5.000 cuốn; 1.000 hỏi đáp pháp luật về hòa giải ở cơ sở; 2.286 bộ tài liệu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cơng tác hịa giải. Quan tâm bồi dưỡng cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở: tổ chức 18 hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho 1.383 tổ hòa giải, tại huyện Lục Yên, Văn Chấn, Mù Cang Chải, Văn Yên, Yên Bình và thành phố Yên Bái, thông qua hội nghị tập huấn cho đội ngũ hòa giải viên được trang bị, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cũng như kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trao đổi những kinh nghiệm hịa giải, những mơ hình, cách làm hay.

Đối với cấp huyện: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức triển khai tuyên truyền, phổ biến kịp thời, sâu rộng cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác hịa giải. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện tích cực tun truyền pháp luật về hịa giải đến các tầng lớp nhân dân thông qua hội nghị, các cuộc sinh hoạt hội họp của nhân dân và các đoàn thể, tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở, cụ thể:

UBND huyện Mù Cang Chải: tổ chức 05 hội nghị cho 486 hòa giải viên

ở cơ sở. Các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện tổ chức 52 cuộc tuyền truyền cho 3.108 lượt người; Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức 739 cuộc tuyên truyền cho 37.821 lượt người; cấp phát miễn phí 1.460 cuốn tài liệu; phát sóng trên 65 lượt tin bài có nội dung tuyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về hịa giải nói riêng; tổ chức tập huấn nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho các hòa giải viên tại 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, với tổng số 12 hội nghị cho 1.225 lượt người tham dự.

UBND huyện Văn Chấn: tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải,

kiến thức pháp luật về đất đai, hôn nhân và gia đình, khiếu nại, tố cáo cho 213/213 tổ trưởng tổ hòa giải trên địa bàn huyện.

UBND huyện Trạm Tấu: tổ chức 1.627 hội nghị tuyên truyền, phổ biến,

giáo dục pháp luật lồng ghép với các cuộc họp thôn, bản, tổ dân phố, các hội nghị, các buổi sinh hoạt của các đoàn thể với 160.671 lượt cán bộ, công chức và nhân dân tham gia học tập; tổ chức 01 lớp tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho 132 hòa giải viên ở cơ sở trên địa bàn.

UBND huyện Văn Yên: tổ chức 813 hội nghị cho 41.550 lượt người

tham dự, phát hơn 1.500 cuốn tài liệu phổ biến pháp luật về Luật Hòa giải cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành.

UBND huyện Yên Bình: tổ chức 3.665 hội nghị cho 234.814 lượt người

tham gia, trong đó có tun truyền Luật Hịa giải và các văn bản quy định chi tiết thi hành. Tổ chức được 31 hội nghị tập huấn nghiệp vụ cơng tác hịa giải và nghiệp vụ công tác tuyên truyền cho 2.150 hòa giải viên.

UBND huyện Lục Yên: phổ biến Luật Hòa giải ở cơ sở với nhiều hình

thức đa dạng, phong phú như: tuyên truyền trên Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, qua hệ thống phát thanh cơ sở tại các xã, thị trấn; cấp phát 520 cuốn tài liệu về Luật Hòa giải ở cơ sở.

UBND thị xã Nghĩa Lộ: tổ chức 165 buổi tuyên truyền cho 10.000 lượt

người tham gia, số lượng cán bộ, công chức, nhân dân được giao nhiệm vụ về hòa giải ở cơ sở được tuyên truyền, phổ biến luật và tập huấn tổng số 1.500 lượt người, tổ chức 12 hội nghị tập huấn nghiệp vụ cơng tác hịa giải và nghiệp vụ công tác tuyên truyền cho 415 hòa giải viên.

UBND thành phố Yên Bái: tổ chức 05 hội nghị tập huấn và nhiều hội

nghị tập huấn lồng ghép tại UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố.

UBND huyện Trấn Yên: tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ hòa giải cho các hòa giải viên thuộc các xã, thị trấn cho 165 người và 324 người về nghiệp vụ kỹ năng tuyên truyền pháp luật về hòa giải.

Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về cơng tác hịa giải cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở là một trong những nhiệm vụ mà ngành Tư pháp rất quan tâm. Hàng năm, Sở Tư pháp, Phịng Tư pháp đều có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng về cơng tác hịa giải cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở, đồng thời biên soạn hoặc cung cấp những tài liệu, tư liệu cần thiết, đặc biệt là đưa ra những bài tập tình huống để cho hịa giải viên trau dồi kỹ năng hòa giải.

Những kết quả cụ thể nêu trên đã góp phần quan trọng vào việc tổ chức và triển khai thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

2.2.1.2. Về cơng tác kiện tồn các tổ hoà giải, đội ngũ hoà giải viên

Hiện nay tồn tỉnh n Bái có 1.383 tổ hòa giải với 8.676 hịa giải viên. Trong đó: Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn, bản: 1.383 người, chiếm 15,9%; Ban công tác Mặt trận: 1.090 người, chiếm 12,6%; Hội Phụ nữ: 1.134 người, chiếm 13,1%; Hội Nơng dân: 1.037 người, chiếm 11,2%; Đồn Thanh niên: 1.230 người, chiếm 14,2%; Hội Cựu chiến binh: 632 người, chiếm 7,3%; Hội người cao tuổi: 798 người, chiếm 9,2%; thành phần khác: 1.372 người, chiếm 16,5%.

Về độ tuổi: Dưới 30 tuổi: 1.841 người; từ 30 đến 45 tuổi: 1.994 người; từ 45 đến 55 tuổi: 2.552 người, từ trên 55 tuổi: 2.319 người.

Về trình độ: Sơ cấp và chưa qua đào tạo: 7.481 người (chiếm 94,06%); Trung cấp: 854người; Cao đẳng trở lên: 463 người (chiếm 5,33%); Có trình độ Luật: 53 người (chiếm 0,61%).

Số lượng hòa giải viên và tổ hịa giải hàng năm có sự điều chỉnh, bổ sung, thay đổi kịp thời, việc kiện tòa tổ hòa giải đều được thực hiện bằng văn bản. Qua đó, cơng tác hịa giải ngày càng đạt hiệu quả, tạo được sự tín nhiệm đối với chính quyền địa phương cũng như đối với nhân dân (Xem phụ lục 1).

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Tư pháp thường xuyên chỉ đạo các phòng Tư pháp phối hợp chặt chẽ với cấp ủy và UBND xã, phường, thị trấn củng cố về tổ chức của các tổ hòa giải cơ sở như: lựa chọn bố trí những người có phẩm chất đạo đức, có uy tín năng lực và nhiệt tình tham gia cơng tác hịa giải theo đúng điền kiện, tiêu chuẩn do Luật hòa giải ở cơ sở quy định. Chính vì vậy trong những năm qua chưa có một hịa giải viên nào có những biểu hiện tiêu cực, bị xử lý phải đưa ra khỏi tổ chức và miễn nhiệm vì lý do vi phạm tư cách đạo đức, phẩm chất hoặc năng lực.

Hằng năm, Sở Tư pháp có kế hoạch kiểm tra cơng tác tư pháp cơ sở, trong đó chú trọng đến cơng tác hịa giải. Thơng qua kiểm tra đã kịp thời rút ra được những ưu điểm, hạn chế về tổ chức và hoạt động của tổ hịa giải để có biện pháp hướng dẫn kịp thời, đưa hoạt động này từng bước đi vào nề nếp, hoạt động có hiệu quả. Đồng thời tìm được điển hình một số địa phương đã làm tốt công tác củng cố về tổ chức hòa giải ở cơ sở như: huyện Mù Cang Chải và huyện Yên Bình.

2.2.1.3. Về hoạt động của các tổ hoà giải và các hoà giải viên

Theo báo cáo của 09 huyện, thị xã, thành phố, trong 05 năm qua toàn tỉnh đã tiếp nhận 11.565 vụ việc: trong đó 4.853 vụ việc dân sự, chiếm

41,96%; hôn nhân và gia đình 2.184 vụ, chiếm 18,88%; đất đai 2.206 vụ, chiếm 19,07%; lĩnh vực khác 2.322 vụ việc, chiếm 20,09%.

Hồ giải thành 10.637 vụ, trong đó: 4.629 vụ việc dân sự, chiếm 43,51%; hơn nhân gia đình 1.991 vụ, chiếm 18,71%; đất đai 2.024 vụ, chiếm 19,02%; lĩnh vực khác 1.993 vụ, chiếm 18,76%; tỷ lệ hoà giải thành đạt 91,97%.

Nhiều địa phương đã làm tốt cơng tác hồ giải như: thị xã Nghĩa Lộ và các huyện Mù Cang Chải, Lục n… Kết quả của cơng tác hịa giải đã góp phần củng cố khối “đại đồn kết tồn dân”, xây dựng thơn xóm n vui, gia đình hịa thuận, hạnh phúc, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội, hạn chế đơn thư khiếu nại, ngăn chặn phòng ngừa vi phạm và tội phạm ngay từ cơ sở (Xem phụ lục 2).

* Kết quả điển hình một số vụ việc hoà giải như sau + Vụ thứ I: Vụ việc con trâu phá ruộng ngô

Trên đường về nhà, ông T ghé vào nhà bạn chơi. Mải vui chén rượu, Ông quên khơng buộc trâu, để trâu vào phá một góc ruộng ngơ đang kỳ trổ cờ của bà P - người cùng bản với ông T. Bà P u cầu ơng T phải đền hồn tồn bộ thiệt hại, nhưng ông T chỉ chấp nhận đền cho bà một nửa, vì cho rằng ơng khơng cố ý thả trâu vào phá ruộng ngô. Mỗi người một ý, chẳng ai chịu ai, mâu thuẫn giữa hai người ngày càng gay gắt.

Với kinh nghiệm, Tổ hoà giải đã vào cuộc và giải thích cho ơng T hiểu việc để trâu nhà mình vào phá một phần ruộng ngơ đang kỳ thu hoạch của bà P, cho dù là lỗi vơ ý thì cũng trái với qui định của pháp luật hiện hành (Điều 585 Bộ luật Dân sự năm 2015). Với bà P tổ hịa giải giải thích việc trâu nhà ông T vào phá ngô là do vô ý quên không buộc trâu, chứ không phải chủ định thả trâu vào phá ruộng. Hơn nữa, hai người còn là người cùng bản với nhau, tình cảm láng giềng, thiệt hại xảy ra ngoài ý muốn của hai gia đình. Hai gia đình nên thỏa thuận với nhau về mức bồi thường nhằm giữ hịa khí và sự bình

yên của bản làng. Sau khi tổ hòa giải thuyết phục, giải thích ơng T, bà P nghe ra, vui vẻ bằng lịng thỏa thuận với nhau để ơng T bồi thường một phần thiệt hại cho bà P.

+ Vụ thứ II: Vụ việc mượn đất rừng nhưng không muốn trả

Nội dung sự việc xảy tại trên địa bàn huyện Lục n: Năm 2005, Ơng H có mượn của ông Y 3000m2 đất rừng, là khu đất có độ dốc dưới 13o để trồng hoa mầu ngắn ngày (ngơ, khoai). Vì thấy hộ ơng H cịn nghèo, nên ơng Y vui lịng cho ơng H mượn tạo điều kiện cho ông Y phát triển kinh tế nhanh chóng thốt nghèo. Đến năm 2015, hộ ơng H đã có nhà xây, kinh tế khá giả hơn trước. Ơng Y thấy diện tích đất cho mượn đã bạc màu, nên đã đến nhà ông H trao đổi xin lại chỗ diện tích đất cho mượn để trồng cây lâu năm. Qua nhiều năm sản xuất có thu nhập cao, nên ơng H khơng muốn trả và lại nói với ơng Y là “đất của trời chứ khơng của ai”. Sau đó, ơng H tiếp tục canh tác vụ tiếp theo. Ông Y cho người nhà mang cây keo trồng trên diện tích đất đó thì ơng H đã ngăn cản và cho người nhổ hơn 200 cây mà gia đình ông Y đã trồng. Ơng H tun bố là khơng trả đất.

Nắm đươc tình hình trên, các thành viên tổ hịa giải đã phân tích: về pháp luật đất của ơng Y được cấp có thẩm quyền giao hợp pháp, có sổ đỏ, việc địi lại đất trước đây cho ông H mượn là đúng, ông H cố tình giữ đất mượn là vơ lý và trái pháp luật, vi phạm quyền của chủ sở hữu đất hợp pháp, vi phạm luật đất đai, gây mất ổn định thơn xóm. Về khía cạnh đạo đức, tổ hịa giải cũng đã phân tích

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 52 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)