hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở, xây dựng cơ chế thực hiện phù hợp đặc thù của địa phương
Với vai trò, ý nghĩa của hòa giải ở cơ sở đã được khẳng định trong đời sống xã hội ở Việt Nam từ ngàn xưa cho đến nay. Tuy nhiên, do đặc điểm cơ bản của hòa giải là hoạt động khơng mang tính tố tụng cho nên từ trước đến nay chúng ta chỉ xem hoạt động hòa giải của tổ hòa giải với tư cách là tổ chức tự quản của nhân dân để góp phần giải quyết các tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư. Với quan điểm trên hòa giải ở cơ sở khơng thể phát huy hết vai trị của nó trong đời sống xã hội. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường và ngày càng hòa nhập sâu rộng hơn với kinh tế thế giới, đời sống kinh tế - xã hội không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường. Sự phân hóa giàu nghèo, lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, sự xói mịn truyền thống đạo đức của dân tộc, tình hình vi phạm pháp luật, mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân ngày càng gia tăng. Thực tiễn hiện nay ở một số huyện trong tỉnh Yên Bái đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp, khiếu kiện quyết liệt, kéo dài trong lĩnh vực đất đai. Phần nào nguyên nhân cũng bắt nguồn từ việc chưa thực hiện tốt hòa giải ở cơ sở để giải quyết kịp thời các mâu thuẫn. Tình hình đó địi hỏi phải xây dựng một cơ chế để bảo đảm việc thực hiện pháp luật hịa giải ở cơ sở có hiệu quả.
Trước sự đổi mới toàn diện về mọi mặt của đời sống xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hòa giải ở cơ sở phải được đặt đúng vị trí của nó, thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở phải ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi của xã hội. Việc thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở phải được xem là một trong những hình thức giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn trong nhân dân nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, góp phần ngăn ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, giảm bớt gánh nặng cho các cơ quan tố tụng của Nhà nước.
Đối với tỉnh Yên Bái với đặc thù là tỉnh miền núi và có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, dân trí thấp, việc xây dựng cơ chế thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở phải phù hợp với đặc thù của địa phương. Trong cơng tác hịa giải ở cơ sở cần chú ý đến việc vận dụng hài hòa giữa phong tục, tập quán, luật tục của đồng bào dân tộc và những chuẩn mực đạo đức truyền thống phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Việc giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn phải kịp thời, khéo léo, xử lý các vụ việc ngay tại cơ sở, không để phát triển thành các điểm nóng do bị kích động, khiếu kiện đông người.