Quản lý quỹ thu

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 34 - 36)

1.3. Nội dung quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.3.5. Quản lý quỹ thu

1.3.5.1. Quy trình thu bảo hiểm xã hội

Căn cứ Luật BHXH số 58/2014/QH13; Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 và Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về Ban hành và sửa đổi một số điều quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT, theo đó quy trình thu BHXH bắt buộc được thực hiện thống nhất từ trung ương đến địa phương, đảm bảo cho quá trình thu được thơng suốt, hiệu quả, khơng để thất thốt tiền

thu. Hiện nay quy trình thu BHXH bắt buộc được cơ quan BHXH thực hiện theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam theo các bước sau:

Bước 1: Người lao động, đơn vị SDLĐ mới đăng ký tham gia BHXH

bắt buộc và các đơn vị đang tham gia BHXH bắt buộc có biến động về lao động, tổng quỹ lương thì lập hồ sơ và nộp cho cơ quan BHXH.

Bước 2: Căn cứ số liệu ở danh sách lao động, quỹ tiền lương mà các đơn vị đã lập theo mẫu D02a-TS, cơ quan BHXH xác định số phải thu BHXH bắt buộc đối với đơn vị.

Bước 3: Đơn vị chuyển tiền đóng BHXH bắt buộc. Sau khi nhận được giấy báo của Ngân hàng về việc đơn vị chuyển tiền nộp BHXH bắt buộc, cơ quan BHXH tiến hành hạch toán vào tài khoản “Phải trả số thu BHXH, BHYT, BHTN chưa phân bổ”.

Bước 4: Căn cứ số đơn vị phải nộp, số tiền đơn vị đã nộp, cơ quan BHXH phân bổ số tiền đã nộp vào các quỹ BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc và BHTN bắt buộc.

Bước 5: Căn cứ số liệu từ sổ chi tiết số phải thu BHXH bắt buộc và sổ chi tiết đóng BHXH bắt buộc cho cơ quan BHXH lập được bảng tính lãi chậm nộp BHXH.

Bước 6: Căn cứ số liệu từ bảng tính lãi để lập số chi tiết tiền lãi chậm nộp BHXH.

Bước 7: Cơ quan BHXH lập sổ tổng hợp căn cứ số liệu từ sổ chi tiết phải thu, sổ chi tiết tiền đóng, sổ chi tiết tiền lãi chậm nộp BHXH.

Bước 8: Từ sổ tổng hợp, căn cứ yêu cầu của công tác thu BHXH bắt buộc để lập các báo cáo; báo cáo lãi chậm nộp BHXH.

1.3.5.2. Về phân cấp quản lý thu BHXH

BHXH Việt Nam thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý thu, cấp sổ BHXH trong toàn ngành.

BHXH cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế của địa phương để phân cấp quản lý thu BHXH bắt buộc cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến NLĐ tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện cơng tác thu, cấp sổ BHXH theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH bắt buộc đối với BHXH cấp huyện theo đình định kỳ quý, 6 tháng, năm.

BHXH cấp huyện tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu BHXH bắt buộc, cấp sổ BHXH đối với NSDLĐ và NLĐ theo phân cấp quản lý.

Đặc điểm của thu BHXH là số tiền thu rất lớn và của nhiều đối tượng khác nhau, với nhiều hình thức như thu bằng tiền mặt, chuyển khoản, séc, uỷ nhiệm chi. Do vậy, hệ thống BHXH phải thực hiện cơng tác hạch tốn kế toán, thống kê, báo cáo và kiểm tra toàn bộ số tiền thu BHXH theo đúng quy định của pháp luật, quản lý chặt chẽ đúng nguyên tắc tài chính. Cơ quan BHXH phải phối hợp với hệ thống ngân hàng, kho bạc để tổ chức thu BHXH. Khi các đơn vị sử dụng lao động nộp tiền BHXH vào tài khoản chuyên thu của BHXH huyện, BHXH huyện phải chuyển tồn bộ số tiền đó vào tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh mở tại hệ thống ngân hàng, kho bạc. Hàng ngày, cơ quan BHXH tỉnh, thành phố chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH lên tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH Trung ương. BHXH cấp huyện, tỉnh không được phép sử dụng tiền thu BHXH vào các mục đích khác.

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 34 - 36)