2.4. Phân tích thực trạng quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc bắt
2.4.1. Quản lý phương thức và tỷ lệ thu Bảo hiểm xã hội
Theo Luật BHXH, BHXH huyện Mê Linh quy định thực hiện mức đóng BHXH bắt buộc hàng tháng bằng tỷ lệ phần trăm (%) mức tiền lương, tiền công như sau:
Từ 01/01/2014 đến 5/2017: Bằng 26%, trong đó: NLĐ đóng 8%, NSDLĐ đóng 18%
Từ ngày 01/06/2017 tỷ lệ trích nộp BHXH của người sử dụng lao động được phân bổ vào quỹ: Hưu trí – tử tuất, ốm đau – thai sản
Tỷ lệ trích nộp BHXH của người lao động sẽ được phân bổ vào quỹ hưu trí– tử tuất.
Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN: Căn cứ tiền lương để đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
Từ ngày 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH: Mức lương và phụ cấp. Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương cao nhất để tham gia bảo hiểm: BHXH, BHYT không được cao hơn 20 lần mức lương cơ sở; BHTN không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
Áp dụng quy định của Luật BHXH về mức thu BHXH bắt buộc; cơ quan BHXH huyện Mê Linh đã thực hiện trên địa bàn đơn vị mình quản lý.
Bảng 2.1. Số đơn vị tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Mê Linh giai đoạn 2016-2020
Năm Số đơn vị thuộc diện tham gia
số đơn vị đã tham gia tỷ lệ tham gia (%) 2016 1.021 607 59,45 2017 1.086 710 65,38 2018 1.121 864 77,07 2019 1.178 934 79,29 2020 1.324 983 74,24 Bình quân 1.146 819 71,52
Từ Bảng số liệu trên cho ta thấy: Tổng số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Mê Linh giai đoạn 2016-2020 có xu hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước, nhưng tỷ lệ tham gia vẫn còn thấp, cụ thể là: Từ 607 (đơn vị) năm 2016 lên 983 (đơn vị) năm 2020 tăng 376 tương ứng 61,94%. Bình quân trong 5 năm số đơn vị tham gia BHXH là 819 (đơn vị), chiếm 71,52% trong tổng số 1146 (đơn vị) thuộc diện tham gia BHXH.
Như vậy số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc của BHXH huyện Mê Linh tăng lên qua các năm nhưng chưa năm nào đạt 100% so với số đơn vị phải tham gia BHXH bắt buộc. Trên địa bàn vẫn còn một số đơn vị chưa tham gia BHXH. Đối với các đơn vị trốn đóng BHXH cho NLĐ, BHXH huyện Mê Linh đã rà soát, kiên quyết lập danh sách Báo cáo BHXH TP Hà Nội để có hướng xử lý những đơn vị này.
Mặc dù số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc không đạt 100% nhưng trong các năm qua số lượng đơn vị trong hầu hết khối tham gia BHXH bắt buộc ngày càng tăng, cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2. Số người tham gia BHXH bắt buộc chia theo khối quản lý tại BHXH huyện Mê Linh giai đoạn 2016-2020
ĐVT: người
Tham gia BHXH theo khối quản lý 2016 2017 2018 2019 2020
Khối DN có vốn ĐTNN 6.862 7.591 8.713 10.532 9.568
Khối DN Nhà nước 1.302 1.145 1.024 847 707
Khối HS, Đảng, Đoàn 4.516 4.375 4.595 4.461 4.592
Tham gia BHXH theo khối quản lý 2016 2017 2018 2019 2020
Khối hợp tác xã 40 38 39 42 43
Khối phường xã, thị trấn 353 362 369 364 340
Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác 32 9 15 10 9
Cán bộ phường xã không chuyên
trách 153 218 226
198 122
Khối DN Ngoài nhà nước 7.270 8.260 10.045 12.523 14.424
(Nguồn: BHXH huyện Mê Linh)
Khối DN có vốn ĐTNN là khối có số người tham gia BHXH bắt buộc tăng từ 6.862 năm 2016 người lên 10.532 người vào năm 2019, tăng 3.670 người tương ứng tăng 53,48%. Nhưng năm 2020, số người giảm xuống còn 9.568 người, giảm 964 người, tương ứng 9,15% so với năm 2019. Đây là do tác động của dịch Covid-19 ảnh hưởng tới các đơn vị và lao động.
Khối DN ngồi Nhà nước là khối có số lao động tham gia BHXH bắt buộc lớn nhất và có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Số lao động tham gia BHXH bắt buộc trong khối tăng từ 7.270 người năm 2016 lên 14.424 người năm 2020, tăng 13.704 người tương ứng tăng 98,40%. Như vậy, có thể thấy khối này có số lao động khá ổn định, ít dao động tăng giảm.
Khối HS, Đảng, Đồn là khối có số lao động tham gia BHXH bắt buộc lớn thứ hai. Số lao động tham gia BHXH bắt buộc trong khối tăng từ 4.516 người năm 2016 lên 4.592 người năm 2020, tăng 76 người tương ứng tăng 1,68%. Như vậy, có thể thấy khối này có số lao động khá ổn định, ít dao động tăng giảm.
Khối DN Nhà nước có số lao động tham gia BHXH bắt buộc trong khối giảm từ 1.302 người năm 2016 xuống 707 người năm 2020, giảm 595 người tương ứng giảm 45,70%.
Khối ngồi cơng lập có số lao động tham gia BHXH bắt buộc trong khối tăng từ 108 người năm 2016 lên 221 người năm 2020, tăng 113 người tương ứng tăng 104,63%.
Khối hợp tác xã có số lao động tham gia BHXH bắt buộc trong khối tăng từ 40 người năm 2016 lên 43 người năm 2020, tăng 03 người tương ứng tăng 7,5%.
Khối xã phường, thị trấn có số lao động tham gia BHXH bắt buộc trong khối giảm từ 353 người năm 2016 xuống 340 người năm 2020, giảm 13 người tương ứng giảm 3,68%.
Khối cán bộ phường xã không chuyên trách có số lao động tham gia BHXH bắt buộc trong khối giảm từ 153 người năm 2016 xuống 122 người năm 2019, giảm 31 người tương ứng giảm 20,26%.
Bên cạnh đó, khối hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác là khối có số lao động tham gia BHXH bắt buộc giảm nhiều trong giai đoạn vừa qua, từ 32 người năm 2016 xuống 09 người năm 2020.
2.4.2. Quản lý tiền lương, tiền cơng làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Chính sách tiền lương là căn cứ đóng BHXH bắt buộc và là cách xác định tổng quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc. Trong những năm qua, BHXH huyện Mê Linh đã hoàn thành tốt công tác quản lý quỹ lương trích nộp BHXH bắt buộc (bảng 2.3).
Bảng 2.3. Tổng quỹ lương và mức đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh giai đoạn 2016-2020
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020
Quỹ tiền lương (triệu đồng) 251.494 290.625 362.613 450.860 491.219
Số người tham gia BHXH (người) 20.636 22.121 25.178 29.158 30.026
Tiền lương bình qn tháng đóng
BHXH (triệu đồng/NLĐ/tháng) 3,240 3,149 3,220 3,329
3,405
(Nguồn: BHXH huyện Mê Linh)
Từ bảng số liệu trên ta thấy: Nhìn chung, tổng quỹ lương, tiền lương bình quân của một NLĐ qua 5 năm cơ bản tăng liên tục. Tổng quỹ lương của các đơn vị tham gia BHXH bắt buộc năm 2016 là 251.494 triệu đồng đến năm 2020 con số này là 491.219 triệu đồng tăng 239.725 triệu đồng so với năm 2016. Tiền lương bình quân của một lao động cũng tăng đáng kể, từ 3,24 (triệu đồng/NLĐ/tháng) vào năm 2016 lên 3,41 (triệu đồng/NLĐ/tháng) năm 2020, tăng 0,17 (triệu đồng/NLĐ/tháng) so với năm 2016, tuy mức tăng của mỗi người lao động khơng nhiều nhưng cũng từ đó mà mức đóng vì thế cũng tăng lên các năm.
Trong 4 năm (2016-2019) Nhà nước đã có điều chỉnh tiền lương tối thiểu nhiều lần để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng, sự gia tăng về tiền lương và mức tăng tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc kéo theo làm cho mức đóng BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Mê Linh tăng lên qua các năm, sự điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị có thuê mướn lao động đều có sự thay đổi. Bên cạnh đó, NLĐ làm việc trong khu vực Nhà
nước càng lâu năm thì hệ số lương càng tăng dẫn đến tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tăng, làm quỹ lương đóng BHXH tăng.
Bảng 2.4. Số phải thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh
ĐVT: tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng số phải thu 123,19 139,68 166,15 205,55 207,84 1 Khối DN có vốn ĐTNN 28,97 32,06 40,16 46,54 47,23 2 Khối DN Nhà nước 34,27 41,40 46,68 50,07 14,69 3 Khối HS, Đảng, Đoàn 13,59 12,99 15,33 17,97 18,59
4 Khối ngồi cơng lập 0,58 0,81 0,73 0,81 1,11
5 Khối hợp tác xã 0,57 0,64 0,61 0,65 0,71
6 Khối phường xã, thị trấn 0,98 0,58 0,82 1,37 1,32
7 Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác 0,17 0,1 0,1 0,08 0,08
(Nguồn: BHXH huyện Mê Linh)
Số phải thu của BHXH huyện Mê Linh cũng tăng qua các năm. Từ 123,19 tỷ đồng năm 2016 lên 207,84 tỷ đồng năm 2020, tăng 84,65 tỷ đồng, tương ứng với 68,71%.
2.4.3. Tổ chức thu Bảo hiểm xã hội
Thu BHXH là một trong những công tác trọng tâm nhất của ngành BHXH, đây là cơ sở để BHXH có thể tồn tại, hoạt động và phát triển được. Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp trên, cơng
thêm sự cố gắng hết mình của đội ngũ cán bộ cơng chức, viên chức cơ quan BHXH huyện Mê Linh đã đạt được những kết quả nhất định.
Hằng năm, BHXH huyện đều chủ động xây dựng kế hoạch chương trình cơng tác, tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm trong đó có việc thu nộp BHXH, BHXH huyện Mê Linh triển khai công tác thu BHXH với phương châm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. Kết quả thu BHXH huyện Mê Linh trong những năm gần đây như sau:
Bảng 2.5. Thực hiện kế hoạch thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh giai đoạn 2016-2020
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020
Kế hoạch thu BHXH BB 242,987 289,550 339,004 429,955 458,900
Thực hiện thu BHXH BB 243,789 289,708 339,241 430,000 458,915
Số thu BHXH bắt buộc vượt kế hoạch 802 105 237 45 15
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) 100.330 100.055 100.070 100.010 100.003
Tỷ lệ tăng số thu BHXH (%) 18.84 17.10 26.75 6.72
Từ Biểu 2.5 cho thấy từ năm 2016 tới năm 2020 BHXH huyện Mê Linh đều hồn thành tốt cơng tác thu BHXH bắt buộc theo Kế hoạch của BHXH thành phố đã giao, đều vượt mức trên 100% so với kế hoạch.
Mức độ hoàn thành kế hoạch giảm dần qua các năm. Điều này cho thấy những năm gần đây, việc giao kế hoạch ngày càng sát với năng lực thu của đơn vị. Năm 2020, BHXH huyện Mê Linh gần như chỉ vừa hoàn thành kế hoạch thu BHXH bắt buộc: thu đạt 458.915 triệu đồng, vượt kế hoạch 15 triệu đồng,
đạt 100,003% so với kế hoạch được giao và tăng 6,72% so với năm 2019, đây cũng là tỷ lệ tăng số thu ít nhất trong giai đoạn 2016-2020. Điều này có thể giải thích do tác động của dịch Covid-19 nên các doanh nghiệp thu hẹp hoạt động trong năm 2020
Để thực hiện việc thu BHXH giai đoạn 2016-2020, ngoài các biện pháp quản lý thu hiệu quả, sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng, BHXH huyện đã khơng ngừng cải tiến thủ tục hành chính trong các năm qua, nhất là các thủ tục trong công tác quản lý thu BHXH, thực hiện cơ chế một cửa để tiếp nhận hồ sơ thu BHXH đơn giản thuận tiện trong việc đơn vị lên giao dịch.
Vì vậy cũng đã giảm thiểu được các tiêu cực, phiền hà cho đơn vị tham gia BHXH, tạo mọi điều kiện thuận lợi để hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc về thủ tục, khiếu nại cho đơn vị, khiến đơn vị hiểu rõ hơn về trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia BHXH, điều đó dẫn tới ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào nghĩa vụ đóng BHXH, như Cơng ty cổ phần xây dựng và phát triển Tỉnh Lợi; Công ty TNHH Ashahi Denso Việt Nam ; Công ty TNHH Nippon Konpo Việt Nam; Công ty TNHH thiết bị và sản phẩm an toàn Việt Nam.
2.4.4. Quản lý quỹ thu
BHXH huyện Mê Linh luôn xác định rõ đảm bảo số thu là yêu cầu tiên quyết góp phần ổn định quỹ BHXH, từ đó góp phần giải quyết kịp thời các chế độ cho người tham gia. Căn cứ vào quỹ tiền lương và tỷ lệ đóng để đối chiếu và xác định số tiền thu BHXH theo quy định. Cán bộ thu BHXH thông báo, đôn đốc các đơn vị nộp tiền về tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mê Linh đồng thời theo dõi kết quả đóng, nhập dữ liệu vào phần mềm quản lý thu SMS.
Trong giai đoạn 2016-2020 tại BHXH huyện Mê Linh được thể hiện qua Biểu 2.1 cho thấy số thu BHXH bắt buộc liên tục tăng lên qua các năm
với số thu năm sau cao hơn năm trước. Sự tăng lên của số thu BHXH bắt buộc qua các năm do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Việc ban hành và thực hiện Luật BHXH đóng vai trị quan trọng trong cơng tác quản lý cũng như thực hiện chính sách BHXH, từ đó góp phần đảm bảo số thu đạt hiệu quả tốt nhất có thể.
- Số lượng đơn vị và người tham gia BHXH liên tục tăng qua các năm và mức lương làm căn cứ đóng BHXH cũng được điều chỉnh theo xu hướng tăng dần. Giai đoạn 2016-2020, Nhà nước 4 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu (từ mức 3.500.000 đồng năm 2016 đã lên mức 4.180.000 đồng năm 2020).
- Các văn bản hướng dẫn Luật được ban hành là căn cứ quan trọng để hỗ trợ và bổ sung những điểm chưa chặt chẽ của Luật BHXH, từ đó tạo hành lang pháp lý quan trọng để cán bộ thực hiện đúng chính sách BHXH. Quy định rõ ràng mang tính bắt buộc về đối tượng tham gia, mức đóng, căn cứ đóng, phương thức đóng với quy trình thực hiện khoa học giúp hoạt động quản lý thu thuận tiện hơn.
- Công tác tuyên truyền phổ biến đã giúp NLĐ và NSDLĐ nhận thức cao hơn về quyền và nghĩa vụ của mình trong việc tham gia BHXH. Đồng thời chế tài xử phạt nghiêm khắc đã góp phần rất lớn trong việc đảm bảo số thu.
Đây là nhiệm vụ được xác định rất quan trọng của ngành mang tính quyết định đến việc hình thành, tồn tại, tăng trưởng, phát triển quỹ BHXH và là cơ sở tài chính để thực hiện các chế độ chính sách BHXH cho NLĐ. Ý thức được tầm quan trọng đó, ngay từ khi mới thành lập đến nay, tập thể cán bộ công nhân viên cơ quan BHXH huyện Mê Linh luôn đồn kết, tập trung chun mơn cho cơng tác quản lý thu BHXH, vì vậy mà các chỉ tiêu thu về đối
tượng tham gia BHXH, đơn vị tham gia BHXH, kết quả thu BHXH huyện Mê Linh năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ tăng ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, công tác quản lý thu BHXH bắt buộc vẫn còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp nợ tiền BHXH bắt buộc, chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Số tiền BHXH bắt buộc nợ đọng còn khá lớn. Tại thời điểm 31/12/2019, tổng dư nợ của BHXH huyện Mê Linh là 795 triệu đồng, trong đó khối các doanh nghiệp nợ 495 triệu đồng, chiếm 62,26% tổng số nợ BHXH của cả huyện. Tính đến 31/12/2020, số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN là 63,93 tỷ đồng, chiếm 8,08% kế hoạch thu, giảm 23,46 tỷ so với số nợ năm 2019, giảm 9,087 tỷ so với kế hoạch Thành phố giao;
2.4.5. Kiểm tra, giám sát quản lý thu
Kiểm tra thực hiện thu BHXH bắt buộc là một nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của cơ quan BHXH, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về thu BHXH. Cơ quan quản lý thu BHXH là đơn vị kiểm tra thường xuyên việc thu BHXH bắt buộc. Huyện Mê Linh là địa phương có địa bàn rộng, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn nhiều so với các huyện khác trong tỉnh, thực hiện công tác thu BHXH bắt buộc cho hơn 388 đầu mối cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc ngày càng tăng, chế độ chính sách của Nhà nước thường xuyên thay đổi, tình