Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 58 - 61)

nhiều thành tích như: Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội, BHXH Việt Nam (06 Bằng khen); Cờ thi đua của UBND thành phố Hà Nội cho đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua; nhiều giấy khen của BHXH thành phố Hà Nội và UBND huyện Mê Linh, chi bộ Đảng luôn đạt chi bộ trong sạch vững mạnh; năm 2010, 2013 được Huyện ủy huyện Mê Linh tặng danh hiệu "Chi bộ trong sạch vững mạnh xuất sắc tiêu biểu"; năm 2014 được tặng Bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ.

2.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh Mê Linh

2.3.1 Chức năng của Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh

Ngày 04/10/2016 BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 1414/QĐ- BHXH quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH ở địa phương.

BHXH huyện Mê Linh là cơ quan trực thuộc BHXH thành phố Hà Nội, có chức năng giúp Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT, quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật. BHXH huyện Mê Linh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh và chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện Mê Linh. BHXH huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

2.3.2. Nhiệm vụ chủ yếu của Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh.

Xây dựng chương trình, kế hoạch cơng tác năm trình Giám đốc BHXH Thành phố Hà Nội phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Phối hợp với các cơ quan ban ngành tuyên truyền Luật BHXH đến các đơn vị, các xã, trường học trên địa bàn huyện.

Thực hiện công tác thu nộp BHXH: Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện lập danh sách lao động thuộc diện áp dụng loại hình bắt buộc để thực hiện đóng BHXH theo luật định; tiếp nhận các đơn vị cơ sở trong huyện đến đang ký tham gia và đóng BHXH; đơn đốc thu nợ, đối chiếu tăng giảm lao động kịp thời; tổ chức theo dõi biến động về lao động, tiền lương, tổng quỹ lương của các cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh việc phát triển đơn vị mới đóng trên địa bàn huyện chưa tham gia BHXH bắt buộc. Thực hiện công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho NLĐ.

Thực hiện công tác chi trả, trợ cấp BHXH: Tổ chức thực hiện thanh toán trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo quy định; tổ chức chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH; thực hiện chế độ tử tuất; thanh toán BHTN cho các đối tượng đủ điều kiện hưởng; thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của BHXH thành phố.

Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do BHXH thành phố chuyển đến theo phân cấp.

Tiếp nhận hồ sơ giải quyết kịp thời các chế độ cho NLĐ; phối hợp với ngân hàng, UBND các xã, ban chi trả lương hưu theo dõi tăng (đối tượng mới, đối tượng di chuyển đến), giảm (đối tượng chết, vắng mặt, di chuyển đi) kịp thời. Tiếp nhận và báo cáo kịp thời với BHXH thành phố các trường hợp

hưởng lại trợ cấp BHXH. Quản lý lưu trữ và khai thác danh sách đóng BHXH, hồ sơ hưởng BHXH.

Thực hiện công tác giám định tại các cơ sở KCB thuộc BHXH quận quản lý, giải quyết kịp thời cho bệnh nhân đến thanh toán trực tiếp tại BHXH huyện.

Lập dự tốn và quyết tốn tài chính theo quy định tài chính của Nhà nước. Quản lý cơng chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc BHXH huyện theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH thành phố.

2.3.3. Chức năng nhiệm vụ của các tổ nghiệp vụ

Giám đốc: là người chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động về BHXH theo phạm vi quyền hạn được Ban giám đốc tỉnh giao và là người điều hành tồn diện các mặt cơng tác theo Luật BHXH quy định.

Phó Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm những phần việc được Giám đốc phân công phụ trách.

Tổ tiếp nhận hồ sơ – Chế độ bảo hiểm: Có chức năng tiếp nhận toàn bộ các giấy tờ, thủ tục liên quan đến chi trả chế độ, hồ sơ tham gia BHXH, các đơn thư khiếu nại ... cũng như việc trả sổ BHXH, thẻ BHYT và trả lời các thắc mắc, khiếu nại của đơn vị tham gia và NLĐ. Quản lý, theo dõi, hướng dẫn và giải quyết chế độ chính sách về BHXH, Nhiệm vụ chủ yếu là tiếp nhận hồ sơ mới, giải quyết các hồ sơ mới, các hồ sơ chuyển đến, chuyển đi của các đối tượng hưu trí, mất sức lao động, giải quyết chế độ tử tuất, Quản lý và lưu trữ hồ sơ; thực hiện cập nhật danh sách chi trả theo tháng, quý và năm; quản lý chứng từ chi trả, tổ chức khai thác hồ sơ phục vụ cho nhiệm vụ cho các nhiệm vụ khi có yêu cầu.

Tổ Kế toán - Giám định BHYT: Bao gồm những cán bộ làm nghiệp vụ chi BHXH, BHYT, BHTN. Nhiệm vụ của bộ phận này chủ yếu là chi lương hưu và trợ cấp BHXH cho những người tham gia BHXH về hưu và trợ cấp cho những người mất sức lao động, TNLĐ-BNN, tử tuất. Ngoài ra, còn xây dựng nhiệm vụ kế hoạch với cấp trên và với kho bạc Nhà nước, thực hiện thanh quyết toán với BHXH Thành phố Hà Nội. Thực hiện giám định y tế phục vụ thanh, quyết toán chi KCB theo quy định của pháp luật. Kiểm tra, giám định chứng từ thanh toán chế độ BHYT tại bệnh viện của các đối tượng, để phục vụ công tác chi trả trực tiếp cho đối tượng KCB BHYT theo quy định. Thực hiện thanh toán chi chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK cho NLĐ tại các đơn vị trên địa bàn.

Tổ Thu – Cấp sổ thẻ: Với phương châm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. Nhiệm vụ chính của các cán bộ ở bộ phận thu phải luôn bám sát đơn vị cơ sở, hướng dẫn đơn vị lập danh sách lao động, quỹ tiền lương đóng BHXH, BHYT hàng tháng, báo cáo kết quả thu về BHXH thành phố theo quy định. Đồng thời, có nhiệm vụ tiếp nhận, đối chiếu, kiểm tra hồ sơ của NLĐ, cấp sổ tạm, cấp sổ BHXH, tờ rời chốt quá trình tham gia BHXH cho người lao động một cách kịp thời.

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)