Đặc điểm về lao động

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 52 - 56)

2.1. Khái quát về Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

2.1.4. Đặc điểm về lao động

Mê Linh hiện có 18 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 2 thị trấn, 16 xã); Trình độ phát triển về kinh tế văn hoá xã hội ở mỗi xã khơng đồng đều, có xã cịn khó khăn như Tiến Thịnh, Vạn Yên,... Dân số huyện Mê Linh hiện nay khoảng 209.396 người, trong đó có 125.949 người đang trong độ tuổi lao động.

Việc nghiên cứu sự biến động về số lao động tại huyện Mê Linh có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác hoạch định chiến lược mở rộng phát triển đối tượng tham gia BHXH trong các năm tới. Ngồi tỷ lệ sinh tự nhiên thì yếu tố gia tăng cơ học có mức độ tác động lớn đến cơ cấu dân số đặc biệt là cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động. Số người bước vào tuổi lao động hàng năm khoảng 1.500 người, số lao động dơi dư mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp 500 người/năm; số người cần tìm việc hàng năm khoảng 2000 người. Do tốc độ tăng cầu lao động thấp hơn so với tốc độ tăng cung lao động nên tỷ lệ thất nghiệp ở Mê Linh những năm gần đây tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao. Theo đánh giá của Phòng LĐTB&XH Mê Linh, lực lượng lao động Mê Linh có quy mơ lớn và cơ cấu trẻ, số lao động dưới 35 tuổi chiếm 44,4%, trình độ chun mơn của lao động Mê Linh tương đương Thủ đô Hà Nội cao nhất cả nước, với 55,11% lực lượng lao động đã tốt nghiệp trung học phổ thông, 46,5% lao động qua đào tạo, bình quân tỉ lệ lao

động qua đào tạo tăng 2,9%/năm. Tuy nhiên nguồn lao động phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu công nghiệp Quang Minh, Tiền Phong. Chất lượng lao động giữa khu công nghiệp và nông thơn có có sự chênh lệch: Khu cơng nghiệp tập trung tới 68,2% lao động có trình độ kỹ thuật. Tuy có chất lượng cao nhưng cơ cấu lao động qua đào tạo chưa hợp lý, thiếu lao động chất lượng cao của các ngành mũi nhọn: cơng nghệ phần mềm, tự động hố… Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề thấp. Số lượng lao động ngoại tỉnh khơng có trình độ về khu cơng nghiệp của huyện tìm việc ngày càng cao. Mê Linh đặt mục tiêu hàng năm sẽ giải quyết việc làm cho 2.000 đến 2.500 người. Cơ cấu lao động theo ngành dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp sẽ đạt mức 49% - 42% - 9% vào năm 2020. Cũng đến năm 2020, Mê Linh cần tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%.

Cơ cấu cầu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân có sự chuyển dịch đúng hướng phù hợp với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Nhưng quá trình này diễn ra chậm. Năm 2005 cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp: 24,64%; dịch vụ: 45,37%; nông lâm nghiệp: 30,17%. Năm 2010 là: 29,35%; 51,47% ; 19,18%.

Cầu lao động tăng mạnh ở các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm mạnh ở ngành nơng nghiệp: Dịch vụ là ngành có quy mơ cầu cao nhất, với mức tăng 7,6%/ năm. Ngành công nghiệp tăng 9,5%/ năm. Lao động trong nơng nghiệp có xu hướng giảm mạnh 5,5%/ năm, phù hợp với xu thế đô thị hố và cơng nghiệp hố, hiện đại hố của Mê Linh. Với vị trí địa lý thuận lợi và có tiềm năng về nguồn nhân lực để phát triển huyện Mê Linh được xác định là vùng kinh tế trọng điểm, trong đó lấy phát triển cơng nghiệp, dịch vụ, đô thị là trọng tâm gắn với phát triển văn hoá, xã hội. Do có sức hút về sự phát triển kinh tế nên các luồng di chuyển lao động tự do vào huyện Mê Linh ngày càng tăng. Như vậy, từ điều kiện tự nhiên, kinh tế chính trị, xã hội và lao

động của Mê Linh tác động không nhỏ đến hoạt động BHXH. Do đó, cần phát huy tốt việc khai thác đơn vị mới, tăng số người tham gia BHXH, tăng nguồn thu cho quỹ BHXH.

* Những thành tựu nổi bật của huyện Mê Linh trong thời kỳ 2015-2020

Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn bình quân hằng năm đạt gần 24.400 tỷ đồng, tốc độ tăng hằng năm đạt 8%.

Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng bình quân hằng năm đạt 21.668 tỷ đồng, tăng 8,4%, chiếm tỷ trọng 88,9%.

Tồn huyện có 1.598 doanh nghiệp dịch vụ, thương mại và 3.109 hộ cá thể kinh doanh dịch vụ, thương mại đã đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bình quân hằng năm đạt 4.200 tỷ đồng; trong đó, thu nội địa bình qn đạt 560 tỷ đồng, tăng 37% so với đầu nhiệm kỳ, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp hằng năm đạt hơn 1.620 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 2,2%; giá trị sản phẩm trên 1ha trồng trọt đạt 175 triệu đồng, tăng 2 lần so với năm 2015.

Huyện hồn thành xây dựng nơng thơn mới ở 16/16 xã; tập trung triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao tại các xã Đại Thịnh, Liên Mạc; phấn đấu đến cuối năm 2020, huyện Mê Linh đạt chuẩn nơng thơn mới.

Thu nhập bình qn đạt 55 triệu đồng/người/năm, tăng 2,15 lần so với năm 2015.

Cấp nước sạch đạt kết quả tốt, tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch đạt 100%, vượt 40% so với chỉ tiêu đặt ra.

Tồn huyện đã có 57/78 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 73,6%, tăng 24% so với đầu nhiệm kỳ.

Đến năm 2020, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 90,1%, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đạt 91,5% (vượt chỉ tiêu đề ra).

* Một số chỉ tiêu chính giai đoạn 2020-2025

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình qn đạt 8-8,5%/năm, trong đó, cơng nghiệp - xây dựng tăng 8,5%/năm, dịch vụ tăng 8,7%/năm, nông nghiệp tăng 2,5%/năm.

Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất canh tác đạt 205 triệu đồng. Thu ngân sách theo nhiệm vụ thành phố giao bình quân đạt 1.000 tỷ đồng/năm.

Tỷ lệ trường công lập (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia: 85-90%.

Tỷ lệ thôn, làng được công nhận và giữ vững danh hiệu văn hóa là 85- 87%; gia đình được cơng nhận và giữ vững danh hiệu văn hóa là 90%.

Cơ bản khơng cịn hộ nghèo theo tiêu chuẩn của thành phố. Tỷ lệ xã được công nhận nông thôn mới nâng cao là 30%.

Tỷ lệ đơ thị hóa phấn đấu đạt 60-62%; các cơng trình xây dựng trong khu dân cư nông thôn đã quy hoạch phân khu và đô thị được cấp phép đạt 100%.

Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch là 100%.

Rác thải được thu gom và vận chuyển đạt 100%; rác thải y tế được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%; nước thải đô thị được xử lý đạt 60%; nước thải làng nghề được xử lý đạt 100%.

Với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mê Linh hiện nay tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện tốt hơn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm thất nghiệp cho lao động và tạo công

ăn việc làm cho nhân dân trên địa bàn huyện. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu BHXH bắt buộc.

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)