1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc
1.5.2. Các nhân tố bên ngoài cơ quan Bảo hiểm xã hội
1.5.2.1. Hệ thống chính sách pháp luật về Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Hệ thống chính sách pháp luật là cơng cụ quan trọng để thực hiện việc quản lý thu BHXH bắt buộc. Dựa vào các văn bản pháp luật mà BHXH và các cơ quan ban ngành có liên quan mới có cơ sở và quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ trong công rác quản lý thu BHXH bắt buộc.
Khi Nhà nước ban hành một văn bản mới hoặc sửa đổi về chính sách, pháp luật BHXH thì đều có sự tác động tới hoạt động thu BHXH bắt buộc, đòi hỏi các cán bộ thu BHXH phải thường xuyên cập nhật và điều chỉnh hoạt động thu BHXH bắt buộc một cách chính xác, kịp thời đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ tham gia BHXH bắt buộc. Hệ thống pháp luật mà các nhà quản lý có thể dựa vào đó để quản lý hoạt động thu BHXH bắt buộc bao gồm: Luật
BHXH, Luật lao động, Luật doanh nghiệp và các Nghị định, quyết định, thông tư, các văn bản hướng dẫn của ngành… Tất cả các Bộ luật này đều thực hiện điều chỉnh các hành vi của các chủ thể trong quá trình hoạt động trong nền kinh tế. Do vậy, ln có tác động, ảnh huởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc đối với các chủ thể này.
1.5.2.2. Chính sách tiền lương của Nhà nước và sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương
Chính sách tiền lương, chính sách BHXH nói chung và cơng tác quản lý thu BHXH bắt buộc nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc Nhà nước quy đinh mức lương cơ sở, lương tối thiểu vùng ảnh hưởng rất lớn tới tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc cũng như căn cứ hưởng BHXH của người lao động. Do đó các cán bộ thu BHXH phải thường xuyên theo dõi sự thay đổi của tiền lương cũng như tỷ lệ đóng để điều chỉnh mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động đúng quy định và kịp thời.
Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đây là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến kết quả thu BHXH bắt buộc. Thực tế cho thấy, những nơi có nguồn thu BHXH bắt buộc lớn là những địa phương có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn so với nơi khác và ngược lại. Chẳng hạn như thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội là những địa phương có nguồn thu BHXH bắt buộc rất lớn. Bởi ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lớn, người dân có mức thu nhập cao hơn, dẫn đến hiểu biết và ý thức chấp hành nghĩa vụ tham gia BHXH bắt buộc và mức đóng BHXH bắt buộc của người lao động cao hơn.
1.5.2.3. Quy mô dân số
người trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động càng nhiều thì tỷ lệ lao động phải đóng BHXH bắt buộc theo quy định càng nhiều dẫn đến số thu càng lớn.
Tại Việt Nam, thời kỳ này đang được gọi là thời kỳ có “dân số vàng” tỷ lệ người trong độ tuổi lao động lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động di cư tự do và lao động tự do cũng lớn. Điều đó, số dân tham gia BHXH bắt buộc cịn nhiều hạn chế.
Đặc biệt là các huyện miền núi, người dân sinh sống trên địa bàn hầu hết là người dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn nên thuộc đối tượng được NSNN hỗ trợ để cấp thẻ BHYT, nên dân cư khu vực này tham gia BHXH bắt buộc càng ít.
Do đó, quy mơ dân số là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến thu BHXH bắt buộc trong các cơ quan BHXH của Việt Nam.
1.5.2.4. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong các tổ chức
Tuổi nghỉ hưu là một trong những nhân tố tác động trực tiếp và chủ yếu đến quỹ BHXH bắt buộc trên thực tế, không tác động đến công tác thu BHXH bắt buộc về mặt lý luận. Việc nghỉ hưu của người lao động trong các tổ chức phụ thuộc hoàn toàn vào luật Lao động, kể cả các trường hợp về hưu trước tuổi theo chính sách tinh giản biên chế của Nhà nước, nghỉ hưu trước tuổi do làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại hoặc bị suy giảm khả năng lao động đã làm tuổi nghỉ hưu bình quân giảm ở cả nam và nữ.
1.5.2.5. Nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động
Nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm tham gia BHXH bắt buộc của NLĐ, người SDLĐ và nhân dân ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công tác quản lý thu.
đủ trách nhiệm và nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ, dẫn đến số người tham gia tăng và số thu tăng. Tuy nhiên, có một số bộ phận người lao động chỉ nghĩ đến mức thu nhập hiện tại, không nghĩ đến các quyền lợi xã hội lâu dài nên cũng không tham gia BHXH; hoặc không hiểu biết hết các quyền lợi khi đến tuổi nghỉ hưu nên cũng trốn tránh đóng BHXH bắt buộc, hoặc không yêu cầu chủ sử dụng lao động đóng và nộp BHXH bắt buộc để đảm bảo quyền lợi của cá nhân, dẫn đến ảnh hưởng đến số thu và quản lý thu BHXH bắt buộc.
Nhận thức của chủ SDLĐ trong việc đảm bảo quyền lợi tham gia BHXH bắt buộc của NLĐ tăng dẫn đến số người tham gia tăng và số thu tăng. Người SDLĐ cố tình làm sai các quy định của Nhà nước sẽ tìm mọi cách để trốn nộp BHXH bắt buộc theo quy định của Nhà nước hoặc chiếm dụng số tiền đóng của NLĐ để hoạt động kinh doanh (không thực hiện nộp BHXH cho NLĐ) do lãi phạt chậm nộp BHXH thấp hơn mức lãi vay ngân hàng để kinh doanh.
Do đó, nhận thức của người lao động có tầm ảnh hưởng quan trọng đến thu và quản lý thu BHXH bắt buộc.
1.5.2.6. Sự quan tâm của cấp uỷ Đảng và chính quyền
Sự quan tâm của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ NLĐ tham gia BHXH. Thực tế cho thấy ở địa phương nào lãnh đạo chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo tốt việc thực hiện cơng tác BHXH thì ở địa phương đó quyền lợi của NLĐ được quan tâm hơn, số người tham gia BHXH nhiều hơn.