2.1. Khái quát về Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
2.1.2. Đặc điểm đất đai
Nguồn: Số liệu thống kê, Phòng Thống kê huyện. Tổng diện tích đất tự nhiên của Mê Linh là 18.230 ha, bao gồm cả một phần diện tích sơng Hồng, sông Đuống và vùng đất bãi ven sông. Đất vùng ven sông nhiều phù sa, được bồi đắp màu mỡ, đất nội đồng độ phì nhiêu kém, 70% là đất bạc màu.
Đất bình quân ở đô thị tại thị trấn Mê Linh là 212 m2/hộ. Bình qn đất nơng nghiệp cho một lao động là 0,051 ha/lao động nông nghiệp. Đây là mức rất thấp so với bình quân chung của vùng đồng bằng sông Hồng. Đất làng xóm, bao gồm đất ở, đất vườn và các cơng trình dịch vụ trong các thơn xóm có diện tích 1940 ha, bình qn đất sinh hoạt tại khu vực nơng thơn là 364 m2/hộ. Trong huyện cịn có khá lớn diện tích được sử dụng cho mục đích quân sự, bao gồm các cơ sở quốc phòng, các cơ sở đào tạo của quân đội.
2.1.3. Cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hố - lịch sử
Mê Linh là địa phương có truyền thống văn hố, lịch sử, cách mạng, ở đây còn lưu giữ được nhiều di tích từ thời kỳ đầu dựng nước đến các giai đoạn khác nhau của lịch sử đất nước. Trên địa bàn huyện có 205 đền, chùa; có 10 địa điểm là các cơ sở cách mạng. Trong đó có 28 đền, chùa, địa điểm đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử và văn hoá., tiêu biểu nhất và là di tích quốc gia là Đền thờ Hai Bà Trưng.
2.1.4. Đặc điểm về lao động
Mê Linh hiện có 18 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 2 thị trấn, 16 xã); Trình độ phát triển về kinh tế văn hố xã hội ở mỗi xã khơng đồng đều, có xã cịn khó khăn như Tiến Thịnh, Vạn Yên,... Dân số huyện Mê Linh hiện nay khoảng 209.396 người, trong đó có 125.949 người đang trong độ tuổi lao động.
Việc nghiên cứu sự biến động về số lao động tại huyện Mê Linh có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác hoạch định chiến lược mở rộng phát triển đối tượng tham gia BHXH trong các năm tới. Ngoài tỷ lệ sinh tự nhiên thì yếu tố gia tăng cơ học có mức độ tác động lớn đến cơ cấu dân số đặc biệt là cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động. Số người bước vào tuổi lao động hàng năm khoảng 1.500 người, số lao động dơi dư mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp 500 người/năm; số người cần tìm việc hàng năm khoảng 2000 người. Do tốc độ tăng cầu lao động thấp hơn so với tốc độ tăng cung lao động nên tỷ lệ thất nghiệp ở Mê Linh những năm gần đây tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao. Theo đánh giá của Phòng LĐTB&XH Mê Linh, lực lượng lao động Mê Linh có quy mơ lớn và cơ cấu trẻ, số lao động dưới 35 tuổi chiếm 44,4%, trình độ chun mơn của lao động Mê Linh tương đương Thủ đô Hà Nội cao nhất cả nước, với 55,11% lực lượng lao động đã tốt nghiệp trung học phổ thơng, 46,5% lao động qua đào tạo, bình quân tỉ lệ lao
động qua đào tạo tăng 2,9%/năm. Tuy nhiên nguồn lao động phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu công nghiệp Quang Minh, Tiền Phong. Chất lượng lao động giữa khu cơng nghiệp và nơng thơn có có sự chênh lệch: Khu cơng nghiệp tập trung tới 68,2% lao động có trình độ kỹ thuật. Tuy có chất lượng cao nhưng cơ cấu lao động qua đào tạo chưa hợp lý, thiếu lao động chất lượng cao của các ngành mũi nhọn: cơng nghệ phần mềm, tự động hố… Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề thấp. Số lượng lao động ngoại tỉnh khơng có trình độ về khu cơng nghiệp của huyện tìm việc ngày càng cao. Mê Linh đặt mục tiêu hàng năm sẽ giải quyết việc làm cho 2.000 đến 2.500 người. Cơ cấu lao động theo ngành dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp sẽ đạt mức 49% - 42% - 9% vào năm 2020. Cũng đến năm 2020, Mê Linh cần tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%.
Cơ cấu cầu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân có sự chuyển dịch đúng hướng phù hợp với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế. Nhưng quá trình này diễn ra chậm. Năm 2005 cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp: 24,64%; dịch vụ: 45,37%; nông lâm nghiệp: 30,17%. Năm 2010 là: 29,35%; 51,47% ; 19,18%.
Cầu lao động tăng mạnh ở các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm mạnh ở ngành nơng nghiệp: Dịch vụ là ngành có quy mơ cầu cao nhất, với mức tăng 7,6%/ năm. Ngành công nghiệp tăng 9,5%/ năm. Lao động trong nơng nghiệp có xu hướng giảm mạnh 5,5%/ năm, phù hợp với xu thế đô thị hố và cơng nghiệp hố, hiện đại hố của Mê Linh. Với vị trí địa lý thuận lợi và có tiềm năng về nguồn nhân lực để phát triển huyện Mê Linh được xác định là vùng kinh tế trọng điểm, trong đó lấy phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị là trọng tâm gắn với phát triển văn hố, xã hội. Do có sức hút về sự phát triển kinh tế nên các luồng di chuyển lao động tự do vào huyện Mê Linh ngày càng tăng. Như vậy, từ điều kiện tự nhiên, kinh tế chính trị, xã hội và lao
động của Mê Linh tác động khơng nhỏ đến hoạt động BHXH. Do đó, cần phát huy tốt việc khai thác đơn vị mới, tăng số người tham gia BHXH, tăng nguồn thu cho quỹ BHXH.
* Những thành tựu nổi bật của huyện Mê Linh trong thời kỳ 2015-2020
Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn bình quân hằng năm đạt gần 24.400 tỷ đồng, tốc độ tăng hằng năm đạt 8%.
Giá trị sản xuất cơng nghiệp - xây dựng bình qn hằng năm đạt 21.668 tỷ đồng, tăng 8,4%, chiếm tỷ trọng 88,9%.
Tồn huyện có 1.598 doanh nghiệp dịch vụ, thương mại và 3.109 hộ cá thể kinh doanh dịch vụ, thương mại đã đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn bình quân hằng năm đạt 4.200 tỷ đồng; trong đó, thu nội địa bình quân đạt 560 tỷ đồng, tăng 37% so với đầu nhiệm kỳ, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp hằng năm đạt hơn 1.620 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 2,2%; giá trị sản phẩm trên 1ha trồng trọt đạt 175 triệu đồng, tăng 2 lần so với năm 2015.
Huyện hồn thành xây dựng nơng thơn mới ở 16/16 xã; tập trung triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao tại các xã Đại Thịnh, Liên Mạc; phấn đấu đến cuối năm 2020, huyện Mê Linh đạt chuẩn nông thôn mới.
Thu nhập bình quân đạt 55 triệu đồng/người/năm, tăng 2,15 lần so với năm 2015.
Cấp nước sạch đạt kết quả tốt, tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch đạt 100%, vượt 40% so với chỉ tiêu đặt ra.
Tồn huyện đã có 57/78 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 73,6%, tăng 24% so với đầu nhiệm kỳ.
Đến năm 2020, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 90,1%, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đạt 91,5% (vượt chỉ tiêu đề ra).
* Một số chỉ tiêu chính giai đoạn 2020-2025
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 8-8,5%/năm, trong đó, cơng nghiệp - xây dựng tăng 8,5%/năm, dịch vụ tăng 8,7%/năm, nông nghiệp tăng 2,5%/năm.
Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất canh tác đạt 205 triệu đồng. Thu ngân sách theo nhiệm vụ thành phố giao bình quân đạt 1.000 tỷ đồng/năm.
Tỷ lệ trường công lập (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia: 85-90%.
Tỷ lệ thôn, làng được cơng nhận và giữ vững danh hiệu văn hóa là 85- 87%; gia đình được cơng nhận và giữ vững danh hiệu văn hóa là 90%.
Cơ bản khơng cịn hộ nghèo theo tiêu chuẩn của thành phố. Tỷ lệ xã được công nhận nông thôn mới nâng cao là 30%.
Tỷ lệ đơ thị hóa phấn đấu đạt 60-62%; các cơng trình xây dựng trong khu dân cư nơng thơn đã quy hoạch phân khu và đô thị được cấp phép đạt 100%.
Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch là 100%.
Rác thải được thu gom và vận chuyển đạt 100%; rác thải y tế được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%; nước thải đô thị được xử lý đạt 60%; nước thải làng nghề được xử lý đạt 100%.
Với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mê Linh hiện nay tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện tốt hơn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm thất nghiệp cho lao động và tạo công
ăn việc làm cho nhân dân trên địa bàn huyện. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác thu BHXH bắt buộc.
2.2. Quá trình hình thành và phát triển Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh
Giai đoạn 1995 – 1997: Ngày 16/2/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 19/NĐ-CP thành lập BHXH Việt Nam với cơ cấu ba cấp: cấp Trung ương; cấp tỉnh, thành phố và quận, huyện, thị xã. Ngày 15 tháng 6 năm 1995 BHXH Tỉnh Vĩnh Phú được thành lập theo quyết định số 07/QĐ-TCCB của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/ 07/1995, BHXH huyện Mê Linh trực thuộc BHXH Tỉnh Vĩnh Phú.
- Giai đoạn 1997 – 2002: Ngày 16 tháng 9 năm 1997 BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo quyết định số 1608/BHXH-QĐ-TCCB của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/10/1997, BHXH huyện Mê Linh trực thuộc BHXH Tỉnh Vĩnh Phúc có con dấu, tài khoản riêng.
Đến tháng 01/2003 BHXH huyện Mê Linh tiếp nhận thêm nhiệm vụ BHYT từ BHYT huyện Mê Linh theo quyết định số 20/2002/QĐ- TTg ngày 24/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao BHYT Việt nam sang BHXH Việt nam. Kể từ đó Chức năng chính thức của BHXH huyện Mê Linh là tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là BHXH), bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm y tế); Quản lý quỹ BHXH, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Mê Linh theo quy định của Luật BHXH, BHYT và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan chức năng. BHXH huyện Mê Linh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH thành phố và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Mê Linh của Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh.
Từ năm 2003 - 2008, Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Mê Linh có các đơn vị sau: Tổ chức - Hành chính; Tổ Chế độ chính sách; Tổ Thu; Tổ Kế toán; Tổ Giám định chi.
Theo Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21/10/2008 của BHXH Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương: Tổ Bảo hiểm tự nguyện sáp nhập vào Tổ Thu, thành lập thêm Tổ Tiếp nhận-Quản lý hồ sơ, Tổ Cấp sổ, thẻ; Tổ Tổ Chế độ chính sách đổi tên thành Tổ Chế độ BHXH, Tổ Giám định chi đổi tên thành Tổ Giám định BHYT.
Ở giai đoạn từ năm 2008 - 2015, cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Mê Linh gồm có các tổ: Chế độ BHXH; Tổ Kế toán; Tổ Giám định BHYT; Tổ Thu, Cấp sổ, thẻ; Tổ Tiếp nhận-Quản lý hồ sơ.
Theo Quyết định số 99/QĐ-BHXH ngày 28/01/2015 của BHXH Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương, thành lập thêm Tổ Khai thác và thu nợ; Tổ Tổ chức Hành chính tách thành tổ Tổ chức cán bộ và Văn Phòng; Tổ Thu đổi tên thành Tổ Quản lý thu; Tổ Tiếp nhận-Quản lý hồ sơ đổi tên thành Tổ Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính, cụ thể gồm các Tổ sau: Chế độ BHXH; Quản lý thu; Kế toán - Chi trả; Giám định BHYT; Cấp sổ, thẻ; Tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính.
Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển BHXH huyện Mê Linh không ngừng phát triển cả về bộ máy tổ chức cán bộ và chất lượng hoạt động. Số đơn vị và số người tham gia BHXH không ngừng tăng lên; nhiều năm liên tiếp số người tham gia đều hồn thành vượt mức dự tốn; tình trạng nợ đọng BHXH kéo dài đã được hạn chế.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Mê Linh hiện có 18 cán bộ, viên chức (nữ chiếm 66,7%), gồm Ban Giám đốc và 03 tổ nghiệp vụ: Tổ Thu – cấp sổ
thẻ: 06 cán bộ; Tổ Kế toán - Giám định BHYT: 04 cán bộ; Tổ Tiếp nhận hồ sơ – Chế độ bảo hiểm: 03 cán bộ; 15 người có trình độ đại học trở lên, trong đó sau đại học là 08 người (chiếm 53%).
Từ lúc mới thành lập cho đến nay BHXH huyện Mê Linh đã đạt được nhiều thành tích như: Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội, BHXH Việt Nam (06 Bằng khen); Cờ thi đua của UBND thành phố Hà Nội cho đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua; nhiều giấy khen của BHXH thành phố Hà Nội và UBND huyện Mê Linh, chi bộ Đảng luôn đạt chi bộ trong sạch vững mạnh; năm 2010, 2013 được Huyện ủy huyện Mê Linh tặng danh hiệu "Chi bộ trong sạch vững mạnh xuất sắc tiêu biểu"; năm 2014 được tặng Bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ.
2.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh Mê Linh
2.3.1 Chức năng của Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh
Ngày 04/10/2016 BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 1414/QĐ- BHXH quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH ở địa phương.
BHXH huyện Mê Linh là cơ quan trực thuộc BHXH thành phố Hà Nội, có chức năng giúp Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT, quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn huyện theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật. BHXH huyện Mê Linh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh và chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện Mê Linh. BHXH huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
2.3.2. Nhiệm vụ chủ yếu của Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh.
Xây dựng chương trình, kế hoạch cơng tác năm trình Giám đốc BHXH Thành phố Hà Nội phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Phối hợp với các cơ quan ban ngành tuyên truyền Luật BHXH đến các đơn vị, các xã, trường học trên địa bàn huyện.
Thực hiện công tác thu nộp BHXH: Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện lập danh sách lao động thuộc diện áp dụng loại hình bắt buộc để thực hiện đóng BHXH theo luật định; tiếp nhận các đơn vị cơ sở trong huyện đến đang ký tham gia và đóng BHXH; đơn đốc thu nợ, đối chiếu tăng giảm lao động kịp thời; tổ chức theo dõi biến động về lao động, tiền lương, tổng quỹ lương của các cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh việc phát triển đơn vị mới đóng trên địa bàn huyện chưa tham gia BHXH bắt buộc. Thực hiện công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho NLĐ.
Thực hiện công tác chi trả, trợ cấp BHXH: Tổ chức thực hiện thanh toán trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo quy định; tổ chức chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH; thực hiện chế độ tử tuất; thanh toán BHTN cho các đối tượng đủ điều kiện hưởng; thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của BHXH thành phố.
Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do BHXH thành phố chuyển đến theo phân cấp.
Tiếp nhận hồ sơ giải quyết kịp thời các chế độ cho NLĐ; phối hợp với