Điểm yếu tố chất lượng quản trị theo CAMEL

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán bảo việt (Trang 97 - 101)

STT Tên chỉ tiêu Giá

trị Điểm số 2019 Điểm số 2020 Trọng số

1 Số năm làm lãnh đạo (thuộc Ban Giám đốc/ Tổng Giám đốc) trong lĩnh vực tài chính/ chứng khốn của Chủ tịch HĐQT

Trên 5 năm

100 100 4%

2 Số năm làm lãnh đạo (thuộc Ban Giám đốc/ Tổng Giám đốc) trong lĩnh vực tài chính/ chứng khoán của Giám đốc/ Tổng giám đốc

Trên 5 năm

100 100 5%

3 Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính/ chứng khốn của Chủ tịch HĐQT

Trên 7 năm

100 100 4%

4 Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán của Giám đốc/ Tổng giám đốc

Trên 7 năm

5 Tính ổn định của các vị trí lãnh đạo chủ chốt (Giám đốc (CEO,CFO), Phó giám đốc, Trưởng các bộ phận nghiệp vụ) trong 3 năm gần đây. Tính bằng tổng số thay đổi nhân sự các vị trí này (rời khỏi cơng ty)/tổng số các vị trí này

Trên 20%

0 0 4%

Nguồn: Báo cáo thường niên của BVSC - bvsc.com.vn

Biểu đồ 2-25: Điểm số nhóm chỉ tiêu quản trị theo CAMEL của BVSC theo năm

Nguồn: Báo cáo thường niên của BVSC - bvsc.com.vn

2.2.3. Thực trạng về chất lượng sản phẩm– loại hình sản phẩm, dịch vụ; chính sách giá của Cơng ty CP Chứng khốn Bảo Việt sách giá của Cơng ty CP Chứng khốn Bảo Việt

2.2.3.1. Loại hình sản phẩm, dịch vụ

Trong bối cảnh các CTCK dẫn đầu về thị phần môi giới các sản phẩm truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ chỉ thường xuyên xoay quanh khoảng 10 cái tên quen thuộc như SSI, HSC, VNDS, … và việc top 10 CTCK chiếm hơn 70% TTCK cơ sở kể cả khi các CTCK khác tăng vốn cũng không ngạc nhiên với TTCK Việt Nam trong nhiều năm, thì sự ra đời của loại hình sản phẩm mới là then chốt để thay đổi thế cuộc. Điều này là do đối với một sản phẩm mới, các nhà đầu tư xuất phát giống nhau và thị phần các công ty cho sản phẩm này bắt đầu từ con số 0, tạo cơ hội cho cả những CTCK mới cạnh tranh. Điển hình, với sự xuất hiện của thị trường phái sinh với sản phẩm đầu tiên ra mắt là hợp đồng tương lai hay sản phẩm chứng quyền là các sản phẩm cao cấp của TTCK, các CTCK vốn ngoại như Yuanta,

89.8 94.6 91 87.7 90.7 84 86 88 90 92 94 96 2016 2017 2018 2019 2020

Mirae Asset, .. đến sau nhưng có lợi thế cơng nghệ và kinh nghiệm từ tập đồn mẹ để vận dụng vào triển khai công nghệ và hoạt động tư vấn với sản phẩm mới hỗ trợ khách hàng tốt hơn, vì vậy thăng hạng trong cuộc đua thị phần. Do đó, cùng với sự gia tăng về loại hình sản phẩm trên TTCK thì thị phần giữa các CTCK sẽ càng phân mảng, tạo ra nhiều cơ hội cạnh tranh cho các CTCK.

Theo quy định Luật Chứng khốn năm 2019, 4 nghiệp vụ kinh doanh chính của các CTCK bao gồm: Mơi giới chứng khốn, Bảo lãnh phát hành chứng khoán, Tư vấn đầu tư chứng khoán và Tự doanh chứng khoán. BVSC được cấp phép hoạt động kinh doanh cho cả 4 nghiệp vụ này và ln được đánh giá 100/100 điểm cho tiêu chí này từ năm 2016 đến nay theo hệ thống Camel. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn vốn kinh doanh, BVSC đang bị bỏ lại ngoài miếng bánh thị phần của TTCK Việt Nam cho các sản phẩm mới hơn như phái sinh. BVSC đang trong quá trình chuẩn bị về các điều kiện cần thiết nhằm triển khai hiệu quả các sản phẩm phái sinh khi có thể đáp ứng điều kiện về Vốn điều lệ.

Năm 2020 chứng kiến nhiều nỗ lực của Công ty trong việc phát triển đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hiện tại trên các lĩnh vực hoạt động mơi giới chứng khốn, tư vấn doanh nghiệp và ngân hàng đầu tư cũng như phân tích và tư vấn đầu tư. Cụ thể, BVSC thường xuyên thêm hàng hố mới cho sản phẩm iBond sẵn có. Đồng thời, sản phẩm iDeposit mới ra đời tháng 10/2020 là một hình thức đầu tư cho phép khách hàng hưởng lãi suất cao hơn và cơ chế linh hoạt hơn so với hình thức gửi tiết kiệm hay chứng chỉ tiền gửi tại Ngân hàng, giúp khách tối ưu hoá vốn đầu tư trên tài khoản giao dịch chứng khoán. Sự xuất hiện của iDeposit giúp đa dạng hóa danh mục sản phẩm cung cấp, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng dịch vụ khách hàng của cơng ty. Ngồi ra, các gói dịch vụ giao dịch ký quỹ (margin) với mức lãi suất cho vay margin hấp dẫn liên tục được bổ sung, cung cấp cho nhà đầu tư, như gói ưu đãi lãi suất ký quỹ 9% hay gói mừng sinh nhật đón xuân với lãi suất ký quỹ 6.5%. Trên phương diện hợp tác với các ngân hàng, BVSC đã triển khai kênh thu chi hộ điện tử với ngân hàng đối tác BIDV, Vietinbank và gần đây (tháng 5/2021), cùng với Ngân hàng Bảo Việt chính thức cơng bố tiện ích này, cho phép nhà đầu tư rút tiền từ tài khoản chứng khoán về tài khoản ngân hàng cá nhân trong khơng đến 1 phút. Đồng thời tính năng này giúp cập nhật tài khoản của khách hàng một cách nhanh gọn, chính xác và tiết kiệm chi phí quản lý thơng qua giảm thiểu rủi ro sai sót trong tác nghiệp. Trong thời gian tới BVSC và Ngân hàng Bảo Việt cũng có kế hoạch ra mắt tính năng thu hộ - nạp tiền vào tài khoản chứng khoán ngay trên

ứng dụng BAOVIET Smart và Internet Banking. Đây là các tiện ích có vai trị lớn trong việc hỗ trợ khách hàng giao dịch nhanh chóng, chính xác để kịp thời chớp được thời điểm đầu tư.

Đối với hoạt động Phân tích và Tư vấn đầu tư, trong những năm gần đây, BVSC được đánh giá cao ở cả khía cạnh đa dạng các sản phẩm phân tích và chất lượng sản phẩm. Trong năm 2020, BVSC tung ra gần 600 sản phẩm báo cáo phân tích theo các dịng khác nhau như báo cáo phân tích vĩ mơ và nhận định thị trường, báo cáo ngành và doanh nghiệp, báo cáo trái phiếu, báo cáo chiến lược đầu tư, báo cáo định kỳ ngày, tháng, quý, cùng tư vấn trong phiên, .. Báo cáo phân tích tư vấn đầu tư theo danh mục của BVSC đặc biệt được khách hàng đón nhận và đánh giá cao về chất lượng, thoả mãn được nhu cầu về sự chính xác, khách quan và cập nhật. Mức độ bao phủ của các sản phẩm phân tích trên tổng vốn hóa thị trường của BVSC năm 2020 là 78,35% trên HNX và 85,25% trên HSX.

2.2.3.2. Chính sách giá

Sản phẩm của các CTCK trên thị trường là những sản phẩm tương đồng và các CTCK cạnh tranh về sản phẩm dựa trên các chính sách về giá, khả năng giao dịch trực tuyến và các tiện ích cũng như khả năng quản lý. Với quy mô vốn hiện tại, đa số các CTCK được nghiên cứu đang cung cấp dịch vụ thơng qua đủ 4 nghiệp vụ chính trên TTCK; vì vậy một trong những yếu tố then chốt tạo ra sự khác biệt của 1 CTCK với đối thủ là cơ chế, tiện ích và chính sách giá sản phẩm hỗ trợ nhà đầu tư. Đối với lĩnh vực chứng khốn, giá sản phẩm bao gồm phí lưu ký, phí chuyển khoản và phí giao dịch áp dụng với từng loại hình sản phẩm chứng khốn và hình thức giao dịch đặt lệnh. Trong đó loại phí quan trọng nhất (thường xuyên và đáng kể nhất với nhà

đầu tư) là phí giao dịch chứng khốn, hay phí mơi giới, là khoản phí khách hàng phải trả cho CTCK khi giao dịch mua hoặc bán chứng khốn thành cơng. Phí giao dịch này được tính bằng tỷ lệ phí theo ngày theo biểu phí của CTCK nhân với tổng giá trị giao dịch ngày của khách. Theo thông tư 127/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính, mức phí giao dịch của 1 CTCK không được quá 0,5% tổng giá trị giao dịch và không quy định mức sàn nhằm tạo điều kiện cho CTCK đưa ra mức phí thấp hoặc miễn phí để cạnh tranh. Tính tới giữa năm 2021, thực tế trên TTCK Việt Nam, mức phí mơi giới cổ phiếu trung bình dao động trong khoản từ 0,03 - 0,4% giá trị giao dịch (mua hoặc bán) trong ngày (đa số nằm trong khoảng 0,1-0,35% với ngoại lệ một số CTCK áp dụng mức phí bằng 0 tuỳ thời kỳ). Thường các CTCK có mức phí ưu đãi hơn đối với giá trị giao dịch lớn hay kênh giao dịch trực tuyến. Một số CTCK có thêm sự lựa chọn, tiện nghi cho nhà đầu tư và phân biệt các mức phí khác nhau đối với tài khoản có hay khơng có nhân viên mơi giới chăm sóc như VCBS, BSC, MBS, VND, SSI, Yuanta .. Dưới đây là bảng tổng hợp một số mức phí giao dịch hiện hành ở các CTCK trên TTCK cơ sở tại Việt Nam tại thời điểm tác giả nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán bảo việt (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)