Biểu phí lưu ký, phí giao dịch áp dụng đến hết 31/12/2021

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán bảo việt (Trang 104 - 126)

Nguồn: bvsc.com.vn

(*) Với Khách hàng cá nhân: mức phí tiêu chuẩn tính theo bậc thang dựa trên tổng giá trị:

Tổng giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng: 0.40% Tổng giá trị giao dịch từ 100 dưới 250 triệu đồng: 0.35% Tổng giá trị giao dịch từ 250 dưới 350 triệu đồng: 0.30% Tổng giá trị giao dịch từ 350 dưới 2 tỷ đồng: 0.25% Tổng giá trị giao dịch từ 2 tỷ đồng trở lên:

0.20%

(**) Với Khách hàng tổ chức: BVSC áp dụng Chính sách phí ưu đãi đặc biệt cho mỗi

Khách hàng phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Với khách hàng cá nhân có khối lượng giao dịch lớn, BVSC áp dụng Chính sách phí ưu đãi đặc biệt tùy trường hợp. Nếu chính sách phí ưu đãi đặc biệt của khách hàng thấp hơn biểu phí tiêu chuẩn, chính sách ưu đãi đó sẽ được áp dụng trên tất cả các kênh giao dịch.

Theo đây, có thể thấy BVSC cũng theo kịp được xu hướng chung, ứng dụng cơng nghệ để đưa ra được mức phí giao dịch cổ phiếu (và CCQ) hấp dẫn đối với khách hàng giao dịch trực tuyến qua hệ thống “BWise”, tương đương với mức phí trung bình với kênh giao dịch này ở nhiều CTCK khác, mặc dù vẫn còn chịu áp lực

phí thấp từ các CTCK ngoại như Pinetree (chỉ 0,03%) hay một số CTCK khác với chương trình miễn phí giao dịch trong từng thời kỳ. Mức phí tiêu chuẩn cho giao dịch cổ phiếu, CCQ qua các kênh khác quy định theo bậc thang dựa vào các mốc giá trị giao dịch, mang lại sự lựa chọn, linh hoạt cho nhà đầu tư – kém cạnh tranh hơn so với các CTCK khác đối với giao dịch nhỏ, đặc biệt là dưới 100 triệu. Trong khi đó phí giao dịch trái phiếu cũng chưa thực sự hấp dẫn, còn thiếu sự linh hoạt cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, ngồi thơng tin chung về phí được cơng bố theo biểu phí trên, BVSC vẫn có các mức ưu đãi tốt hơn nữa tuỳ theo từng trường hợp cụ thể khi làm việc với khách hàng, vì vậy đây vẫn là điểm lợi thế của BVSC, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt.

2.2.4. Thực trạng về năng lực cơng nghệ của Cơng ty CP Chứng khốn Bảo Việt

Nhận thức được tác động không hề nhỏ của cuộc cách mạng 4.0 tới nền kinh tế, xã hội, môi trường của mỗi đất nước, vùng lãnh thổ và tồn thế giới, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách nhằm gia tăng năng lực tiếp cận của cuộc cách mạng này cũng như định hướng các cơ quan quản lý và tổ chức hướng tới công nghiệp 4.0 trong hoạt động kinh doanh. Những ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong ngành tài chính, đầu tư tới nay đã phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia phát triển và cũng đã lan rộng đến thị trường đang phát triển như Việt Nam. Nhận diện được cả cơ hội và thách thức từ cuộc công nghiệp này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã ưu tiên xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin cốt lõi toàn ngành. Sự hiện diện và mức độ tân tiến của cơng nghệ trong TTCK có tác động ảnh hưởng mạnh mẽ hỗ trợ tới nhà đầu tư cá nhân, tăng khả năng tiếp cận của các công cụ đầu tư vốn trong một thời gian dài chỉ quen thuộc với các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư chuyên nghiệp. Vì vậy, nhằm nâng cao năng lực quản lý và đáp ứng được quy định của cơ quan chức năng cũng như triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới trên thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh so với cơng ty đối thủ thì ngồi các ưu đãi về phí hay dịch vụ, yếu tố cơng nghệ hiện trở thành "vũ khí" cạnh tranh lợi hại của CTCK. Theo một số chuyên gia, một trong các cơng cụ chính quyết định thị phần của các CTCK hàng đầu hiện nay đến từ phần mềm.

Trong những năm gần đây, đại dịch Covid-19 với các hệ quả nặng nề tới nền kinh tế đã tạo thêm cú hích để mỗi doanh nghiệp nhanh chóng dịch chuyển nhằm thích ứng kịp thời, điển hình nhất là nỗ lực tổ chức sắp xếp lại công việc và cách làm việc của tồn cơng ty, từ việc giao tiếp, họp hành, ra quyết định, đến triển khai thực hiện.. đều thông qua nền tảng trực tuyến.

BVSC cũng không ngoại lệ trong bối cảnh đầy thử thách này với đội ngũ nhân sự nghiên cứu, phát triển sản phẩm để đảm bảo liên tục cải tiến hệ thống công nghệ vận hành trong công việc nội bộ cũng như trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng. Trên thực tế, BVSC đã chú trọng đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin từ những năm trước đó; điều này giúp gia tăng khả năng cạnh tranh của BVSC trước biến động ngoại cảnh và là cần thiết trong xu thế chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay. Kết quả của sự đầu tư này điển hình là sự ra mắt của “B-Wise”, nền tảng giao dịch trực tuyến, vào sinh nhật 21 tuổi của BVSC trong năm 2020 để thế chỗ cho hệ thống web-trading “BVS@Trade” là phiên bản đầu, vận hành từ năm 2012 với các tính năng cơ bản đã quen thuộc với nhà đầu tư trong thời gian dài nhưng khơng cịn phù hợp. Kết hợp giữa phần lõi công nghệ thông tin bảo mật hiện đại và giao diện trải nghiệm liền mạch, công cụ B-Wise là sự cải thiện đáng kể với tốc độ xử lý nhanh, giúp nhà đầu tư đặt lệnh ngay trên bảng giá BVS@LiveBoard mà không phải chuyển sang nhiều phân mục khác khi theo dõi bảng, vì vậy hỗ trợ giảm thời gian đặt lệnh. Đồng thời, B-Wise cũng cung cấp tiện ích khác cho khách trong q trình đầu tư chứng khốn để đưa ra các quyết định thơng minh và chính xác, điển hình là sự tích hợp cùng trên một nền tảng web duy nhất nhiều tính năng mới như tra cứu chỉ số chứng khốn, bán chứng khốn lơ lẻ thuộc sàn HOSE; quản lý tài sản hiệu quả nhờ lưu trữ, hiển thị tập trung các dữ liệu về cơ cấu tài sản của mỗi khách hàng trên một màn hình và cập nhật “realtime” thay vì tại thời điểm cuối phiên. Nền tảng B-Wise cũng cho phép khách hàng dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm đầu tư linh hoạt ngoài cổ phiếu như sản phẩm trái phiếu iBond, ... qua đó đa dạng hóa danh mục đầu tư và tăng khả năng sinh lời của tài sản.

Song song với sự ra đời của hệ thống giao dịch online mới, BVSC không ngừng cải tiến các công cụ khác cho khách hàng, bao gồm bảng giá BVS@LiveBoard hay ứng dụng BVSC@Mobile, ... để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm

tối ưu nhất. Đặc biệt, bảng giá BVS@LiveBoard thế hệ mới đã được khẳng định, chứng minh có tốc độ cập nhật hàng đầu trên TTCK Việt Nam, có vai trị hỗ trợ đắc lực cho khách hàng trong quá trình giao dịch chứng khốn. Các cơng cụ trực tuyến khác cũng được duy trì cơng tác nghiên cứu, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu từ nhà đầu tư và thị trường. Ngoài ra, các nền tảng công nghệ hỗ trợ công việc của nhân viên như Any Desk, họp trực tuyến qua Zoom, ... cũng được đẩy mạnh ứng dụng tại BVSC nhằm hỗ trợ, củng cố sự ổn định trong hoạt động kinh doanh bất chấp tình hình Covid.

Theo Báo cáo thường niên năm 2020, xét theo hệ thống Camel, dựa theo khung điểm đánh giá chất lượng quản trị trong đó có tiêu chí về cơng nghệ: “Tính hiện đại của hệ thống công nghệ thông tin”, chiếm trọng số 5% trong tổng điểm quản trị, BVSC đạt 80 điểm trong cả 2 năm 2019 và 2020 với Hệ thống giao dịch trực tuyến và hệ thống thông tin quản lý nội bộ MIS. Như vậy, đây vẫn là khía cạnh cịn nhiều tiềm năng cần khai thác phát triển đối với BVSC để tăng cường năng lực cạnh tranh của Công ty.

Trong những năm trở lại đây, hệ sinh thái chuyển đổi số của BVSC ngày càng được hoàn thiện với nền tảng B-Wise cùng nhiều tính năng mới, bảng giá BVS@LiveBoard với tốc độ hàng đầu thị trường và sự ra đời của eKYC gần đây phát huy hiệu quả trong đợt giãn cách xã hội; chưa kể đến cả tiện ích Chi hộ điện tử qua BAOVIET Bank giúp tối ưu thời gian và phí chuyển tiền ra bên ngoài. Những nỗ lực đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của nhà đầu tư trong thời đại 4.0 đã được ghi nhận với giải thưởng Công ty mơi giới chứng khốn đi đầu trong chuyển đổi số tại Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (Best Brokerage House - Digital Transformation Vietnam 2021) được trao thưởng bởi tổ chức uy tín đến từ Vương Quốc Anh, “Global Banking & Finance Review” vào cuối tháng 7 năm 2021.

2.2.5. Thực trạng về chất lượng dịch vụ

Chất lượng dịch vụ cung cấp của một CTCK phần nào được phản ánh bởi yếu tố thị phần trong lĩnh vực mơi giới, gồm có mơi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu và gần đây có thêm cả sản phẩm chứng quyền đảm bảo và phái sinh tại các sàn giao dịch Hà Nội và Hồ Chí Minh. Có thể thấy các CTCK nằm trong top 10 về thị phần mơi giới một cách ổn định cũng chính là những cơng ty có thế mạnh nổi trội về chất lượng dịch vụ và thương hiệu. SSI và HSC là 2 ví dụ điển hình ln góp mặt trong top 10 và gần như chiếm trọn 2 vị trí dẫn đầu trong 10 năm qua, dù miếng bánh thị phần có dấu hiệu thay đổi từ cuối năm 2019, có xu hướng chuyển dịch sang các CTCK tập trung vào mảng môi giới bán lẻ do làn sóng nhà đầu tư cá nhân trong nước tăng kỷ lục (tháng 11/2021 ghi nhận tăng hơn 109% so với cùng kỳ 11T2020). Một số công ty khác thường có mặt trong top 10 CTCK về thị phần môi giới gồm Bản Việt (VCSC), VNDirect, Chứng khoán MB (MBS), Chứng khoán FPT (FPTS).

Cụ thể, bảng dưới đây thống kê thị phần của top 10 CTCK trong mảng môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ (CCQ) trên sàn HOSE từ năm 2016 đến 2020 (Nguồn: HOSE). Theo đó, BVSC trong 3 năm liên tiếp từ 2017-2019 thường xuất hiện trong danh sách này ở các vị trí nửa dưới. Đặc biệt, dù 2019 được coi là năm cạnh tranh

khốc liệt trong lĩnh vực môi giới với quy định bỏ mức sàn phí mơi giới chứng khoán và áp lực tăng vốn từ các CTCK vốn ngoại, nhiều CTCK gồm cả SSI và HSC bị giảm thị phần nhưng BVSC lại thăng hạng thị phần so với 2018. Tuy nhiên, từ nửa cuối năm 2019 và kéo sang cả năm 2020, BVSC đã bị đá khỏi danh sách 10 CTCK với thị phần môi giới Cổ phiếu và CCQ lớn nhất sàn HOSE (xét cả từng quý và năm). Trong khi đó, một số CTCK dù bị mất vị trí trong top 10 vào năm 2019 như FPTS và BSC nhưng lại vực dậy trong năm 2020. Đặc biệt, 3 CTCK kể từ lần đầu lọt vào top 10 trong năm 2019 là VPS và 2 CTCK Hàn Quốc là Mirae Asset (MAS) và KIS, đến năm 2020 vẫn duy trì trong danh sách với VPS vọt lên vị trí số 3, KIS tăng 1 hạng và MAS tụt 1 hạng dù tăng thị phần so với 2019.

Bảng 2-10: Thị phần môi giới cổ phiếu, CCQ tại sàn HOSE trong 5 năm

(2016-2020)

18. 70% 11. 24% 10. 95% 7. 31% 5. 63% 4. 02% 3. 46% 3. 34% 2. 99% 2. 83% 13. 96% 10. 54% 8. 19% 6. 81% 4. 77% 3. 75% 12. 33% 8. 66% 7. 69% 7. 19% 4. 79% 3. 76% 3. 50% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 18.00% 20.00% SSI HSC VCSC VNDS MBS SHS ACBS FPTS BVSC BSC

Top 10 CTCK về thị phần môi giới Cổ phiếu, CCQ trên HOSE từ 2018-2020 2018 2019 2020 SSI, 18.70% HSC, 11.24% VCSC, 10.95% VNDS, 7.31% MBS, 5.63% SHS, 4.02% ACBS, 3.46% FPTS, 3.34% BVSC, 2.99% BSC, 2.83% Khác, 29.53%

Biểu đồ 2-26: Thị phần môi giới cổ phiều, CCQ của top 10 CTCK trên sàn HOSE 2018-2020 Nguồn: Tổng hợp từ HOSE SSI, 13.96% HSC, 10.54% VCSC, 8.19% VNDS, 6.81% MBS, 4.77% MAS, 4.47% VPS, 3.94% BVSC, 3.75% BOS, 3.13% KIS, 3.08% Khác, 37.36%

Thị phần môi giới cổ phiếu, CCQ tại sàn HOSE năm2019

SSI, 12.33% HSC, 8.66% VPS, 8.22% VCSC, 7.69% VNDS, 7.19% MBS, 4.79% MAS, 4.73% FPTS, 3.76% KIS, 3.60% BSC, 3.50% Khác, 35.53%

Biểu đồ 2-27: Thị phần môi giới CP, CCQ trên HOSE theo quý (2019Q2-2021Q3)

Nguồn: Báo CafeF

Như vậy, có thể thấy trong nửa thập kỷ qua, dù có nhiều CTCK đã xuất hiện trong bảng xếp hạng 10 công ty dẫn đầu về thị phần môi giới CP, CCQ nhưng chỉ 5 cái tên uy tín nhất ln ln nằm vững chắc trong danh sách này (SSI, HSC, VCSC, VNDS và MBS). Miếng bánh thị phần cũng dần được phân bổ đều hơn cho nhiều CTCK trên thị trường: nếu trong năm 2018, chỉ 5 đơn vị dẫn đầu đã chiếm tới hơn 50% thị phần TTCK Việt Nam thì tới năm 2020, tỷ trọng này đã được san sẻ giữa 7 cơng ty top đầu. Ngồi ra, tại q 3/2021, theo nguồn tổng hợp dữ liệu từ báo CafeF, có thể thấy SSI, VNDS và TCBS là các CTCK có sự nâng cao thị phần nhiều nhất so với quý 2/2021, trong đó TCBS là cái tên “mới” trong danh sách top 10 về thị phần môi giới CP, CCQ trong năm nay (dù TCBS có chiến lược định hướng thiên về mảng Tư vấn tài chính doanh nghiệp và Quản lí gia sản cá nhân thay vì tranh giành thị phần Mơi giới cổ phiếu). Trong khi đó, VPS bắt đầu có sự chững lại về thị phần kể từ khi tăng tốc liên tiếp từ năm 2019. Do vậy, với sự gia tăng về cạnh tranh giữa các CTCK, ngay cả những CTCK lão làng nhất cũng cần liên tục nỗ lực để duy trì chất lượng dịch vụ, uy tín trên thị trường nếu không rất dễ đứng trước nguy cơ tụt thứ hạng; đồng

thời các CTCK khác với chiến lược đúng đắn cũng hồn tồn có thể bứt phá để vươn lên các vị trí hàng đầu.

Biểu đồ 2-28: Sự trỗi dậy của gương mặt mới-thị phần môi giới 5 CTCK trong top 10

Nguồn: Vneconomy.vn và Báo cáo tài chính các CTCK

Về mảng mơi giới trái phiếu, BVSC đã nhiều năm nằm trong Top 3 thị phần và được UBCKNN trao tặng bằng khen ghi nhận nhiều đóng góp tích cực trên thị trường trái phiếu thứ cấp. Theo bảng tổng hợp dữ liệu nguồn HNX dưới đây, có thể thấy BVSC ln nằm trong top 10 thị phần mơi giới Trái phiếu Chính phủ trên HNX trong hơn 5 năm từ 2016 đến quý 3/2021, phần lớn nằm trong nhóm CTCK có thị phần lớn hơn 10%, với ngoại lệ vào năm 2020 và nửa đầu năm 2021 bị giảm tỷ trọng (lọt vào nhóm thị phần từ 5-10%) trước sự lớn mạnh, thăng nhiều hạng của một số công ty như VPS, ACBS hay SHS.

Bảng 2-11: Thị phần mơi giới trái phiếu Chính phủ tại sàn HNX trong 5 năm

(2016-2020) và nửa đầu năm 2021

Nguồn: Tổng hợp từ HNX

Trong mảng môi giới trái phiếu doanh nghiệp trên sàn HOSE, BVSC cũng luôn nằm trong top 10 CTCK trong giai đoạn 2017-2019 với tỷ trọng nhỏ; trước khi bị tuột khỏi bảng xếp hạng này từ năm 2020 cho tới 3 quý đầu năm 2021. Cũng trong cùng khoảng thời gian từ 2017 đến quý 3/2021, TCBS là đơn vị giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường mơi giới trái phiếu trên sàn HOSE với thị phần trên 80% từ 2017-2019, tuy bắt đầu có xu hướng giảm từ năm 2020 (tỷ trọng 68%), và đặc biệt chỉ còn khoảng 35% trong quý 3/2021. Như vậy, kể cả TCBS trong nhiều năm gần như độc quyền ở mảng môi giới trái phiếu doanh nghiệp, cho đến nay cũng đã bắt đầu bị đuổi kịp, phải nhường miếng bánh thị phần cho các CTCK khác, trong đó có những cái tên chưa từng xuất hiện trong danh sách trong các quý/ năm trước đó, trong đó có cả các CTCK vốn ngoại.

BVSC, với các thế mạnh bao gồm lực lượng nhân sự kinh nghiệm với mạng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán bảo việt (Trang 104 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)