Các yếu tố bên trong quyết định đến đến năng lực cạnh tranh của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán bảo việt (Trang 43 - 59)

Biểu đồ 2-24 : Cơ cấu và biến động lao động tại BVSC

7. Kết cấu của luận văn

1.2. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG

1.2.4. Các yếu tố bên trong quyết định đến đến năng lực cạnh tranh của công ty

chịu ảnh hưởng từ các điều kiện kinh tế tài chính bên ngồi. Đồng thời do phải phản ứng với những biến đổi của môi trường nên bản thân CTCK cũng ln cần điều chỉnh. Vì vậy, vận dụng mơ hình đánh giá các yếu tố nội bộ của Thompson và Strickland, tác giả tập trung phân tích các yếu tố bên trong quyết định đến năng lực cạnh tranh của CTCK, chi tiết như sau:

1.2.4. Các yếu tố bên trong quyết định đến đến năng lực cạnh tranh của cơng ty chứng khốn chứng khốn

1.2.4.1. Tiềm lực tài chính của cơng ty chứng khốn

Hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp chịu sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước, bên cạnh yếu tố quan trọng là con người thì CTCK cần có năng lực tài chính vững mạnh để tăng cường sức cạnh tranh của mình. Năng lực về tài chính là cơ sở để CTCK phát huy thế mạnh về con người, phát triển sản phẩm, mở rộng quy mô để chiếm lĩnh thị phần và nâng cao tính an tồn, hiệu quả trong hoạt động.

Các tiêu chí để đánh giá tiềm lực tài chính của CTCK gồm có:

1.2.4.1.1. Quy mơ nguồn vốn của cơng ty chứng khốn:

Qui mô vốn sẽ quyết định CTCK được thực hiện các nghiệp vụ nào mà cơ quan nhà nước cho phép, cũng như triển khai các nghiệp vụ địi hỏi quy mơn vốn lớn. Một CTCK có qui mơ vốn lớn sẽ có điều kiện hơn các CTCK khác trong việc triển khai và phát triển các hoạt động của mình cũng như nâng cao uy tín và lịng tin đối với khách hàng. Qui mô vốn lớn giúp các CTCK có điều kiện đổi mới, nâng cấp và áp dụng các công nghệ, trang thiết bị hiện đại nhất phục vụ cho cơng việc, từ đó giúp cho các hoạt động của CTCK phát triển.

Qui mơ vốn lớn giúp CTCK có điều kiện mở rộng mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch khơng những ở trong nước mà cịn ở các nước khác trên thế giới. Qua đó, CTCK có điều kiện tăng số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ mà CTCK cung cấp, thúc đẩy các CTCK phát triển hơn nữa các hoạt động của mình.

Quy mơ vốn lớn giúp CTCK thực hiện được đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, cũng như khả năng đa dạng hóa các hình thức kinh doanh để giảm thiểu rủi ro.

1.2.4.1.2. Khả năng sinh lời của cơng ty chứng khốn:

Khả năng sinh lời của CTCK thể hiện qua các yếu tố doanh thu, lợi nhuận đạt được, tốc độ tăng trưởng qua các năm và kết quả kinh doanh theo cơ cấu của các nghiệp vụ kinh doanh mà CTCK được thực hiện.

Các yếu tố doanh thu, lợi nhuận đạt được qua hàng năm, thể hiện kết quả kinh doanh trung thực nhất về hoạt động kinh doanh của CTCK. Đây là các yếu tố bề nổi, dễ nhìn thấy và đánh giá nhanh nhất về hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCK. Bên cạnh kết quả cụ thể hàng năm, thì việc phân tích, đánh giá tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận qua các năm (đặc biệt là việc không phát sinh lỗ trong kinh doanh) sẽ cho phép đánh giá sâu hơn về kết quả hoạt động của CTCK.

Bên cạnh yếu tố doanh thu, lợi nhuận, thì điểm cần lưu ý đặc biệt của vấn đề này chính là cơ cấu doanh thu, cơ cấu lợi nhuận có được từ các mảng nghiệp vụ kinh doanh của CTCK, đặc biệt là mức độ tăng trưởng của các mảng nghiệp vụ này qua hàng năm.

Một CTCK được đánh giá có khả năng sinh lời tốt khi có kết quả doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng ổn định tốt hơn so với tốc độ tăng trưởng của thị trường, cũng như cơ cấu lợi nhuận các mảng kinh doanh phát triển ổn định, đảm bảo tăng trưởng theo chiều sâu đối với hoạt động của CTCK.

1.2.4.1.3. Chỉ tiêu an tồn tài chính trong hoạt động của công ty chứng khoán:

Việc CTCK tuân thủ các quy định về an tồn tài chính trong hoạt động kinh doanh của mình có tính quyết định đến uy tín của CTCK cũng như khả năng thu hút khách hàng. Vì hoạt động của CTCK bên cạnh cơng tác quản lý nguồn tiền kinh doanh của khách hàng cịn có cơng tác tự doanh cho chính CTCK, do vậy nên chỉ tiêu an tồn tài chính đóng vai trò quan trọng trong quyết định lựa chọn CTCK của khách hàng.

Để đánh giá chỉ tiêu an tồn tài chính trong hoạt động của CTCK, Chính phủ Việt Nam thơng qua Bộ Tài chính đã ban hành thơng tư quy định chỉ tiêu an tồn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khốn khơng đáp ứng chỉ tiêu an tồn tài chính nhằm mục đích đảm bảo hoạt động hiệu quả cho các CTCK trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Các chỉ tiêu cụ thể liên quan đến quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của CTCK trong văn bản này như sau:

a. Vốn khả dụng: là vốn chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền trong vịng

Vốn khả dụng bao gồm:

• Vốn đầu tư của chủ sở hữu – vốn cổ phần ưu đãi hồn lại (nếu có) • Thặng dư vốn cổ phần

• Quỹ dự trữ bổ sung Vốn điều lệ • Quỹ đầu tư phát triển

• Quỹ dự phịng tài chính

• Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu được trích lập phù hợp với quy định của pháp luật

• Lợi nhuận luỹ kế và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trước khi trích lập các khoản dự phịng theo quy định của pháp luật

• Năm mươi phần trăm (50%) phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định được định giá lại theo quy định của pháp luật (trong trường hợp định giá tăng) hoặc trừ đi toàn bộ phần giá trị giảm đi (trong trường hợp định giá giảm)

• Chênh lệch tỷ giá hối đối • Lợi ích của cổ đơng thiểu số • Các khoản giảm trừ

• Các khoản tăng thêm

b. Tổng giá trị rủi ro: là tổng các giá trị rủi ro thị trường, giá trị rủi ro thanh

toán và giá trị rủi ro hoạt động.

c. Tỷ lệ vốn khả dụng: là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị vốn khả dụng và tổng

giá trị rủi ro:

Tỷ lệ vốn khả dụng = Vốn khả dụng x 100% / Tổng giá trị rủi ro

d. Giá trị rủi ro hoạt động: là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể

xảy ra do lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống và quy trình nghiệp vụ, lỗi con người trong quá trình tác nghiệp hoặc do thiếu vốn kinh doanh phát sinh từ các khoản chi phí, lỗ từ hoạt động đầu tư, hoặc do các nguyên nhân khách quan khác.

Rủi ro hoạt động của CTCK được xác định bằng 25% chi phí duy trì hoạt động của CTCK trong vịng 12 tháng liền kề tính tới tháng gần nhất hoặc 20% Vốn pháp định theo quy định của pháp luật, tuỳ thuộc vào giá trị nào lớn hơn.

Chi phí duy trì hoạt động của CTCK được xác định bằng tổng chi phí phát sinh trong kỳ, trừ đi:

• Dự phịng giảm giá đầu tư ngắn hạn; • Dự phịng giảm giá đầu tư dài hạn; • Dự phịng phải thu khó địi.

Trường hợp CTCK hoạt động dưới 01 năm, rủi ro hoạt động được xác định bằng 03 lần chi phí duy trì hoạt động bình qn hàng tháng tính từ thời điểm CTCK đi vào hoạt động hoặc 20% Vốn pháp định, tuỳ thuộc vào giá trị nào lớn hơn.

e. Giá trị rủi ro thị trường: là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể

xảy ra khi giá thị trường của tài sản đang sở hữu biến động theo chiều hướng bất lợi.

Giá trị rủi ro thị trường = Vị thế ròng x Giá tài sản x Hệ số rủi ro thị

trường

Đối với số chứng khoán chưa phân phối hết từ các Hợp đồng bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn, Giá trị rủi ro thị trường được xác định theo công thức:

Giá trị rủi ro thị trường = {Số chứng khốn cịn lại chưa phân phối, hoặc đã

phân phối nhưng chưa nhận thanh toán x Giá bảo lãnh phát hành – Giá trị tài sản bảo đảm (nếu có)} x Hệ số rủi ro phát hành x {Hệ số rủi ro thị trường +

(Giá bảo lãnh phát hành Giá giao dịch) (nếu dương)/Giá bảo lãnh phát hành}

f. Giá trị rủi ro thanh toán: là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi

đối tác khơng thể thanh tốn đúng hạn hoặc chuyển giao tài sản đúng hạn theo cam kết.

Giá trị rủi ro thanh toán = Hệ số rủi ro thanh toán theo đối tác x Giá trị tài

sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán

Đối với các khoản phải thu quá hạn, chứng khoán chưa nhận chuyển giao đúng hạn theo quy định, kể cả chứng khoán, tiền chưa nhận được từ các giao dịch, hợp đồng đáo hạn, thì Giá trị rủi ro thanh toán được xác định theo nguyên tắc sau:

Giá trị rủi ro thanh toán = Hệ số rủi ro thanh toán theo thời gian x Giá trị

tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán

Định kỳ theo quy định của nhà nước, các CTCK phải công bố thông tin đầy đủ nội dung liên quan đến các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của họ để đảm bảo tính an tồn tài chính trong hoạt động kinh doanh của CTCK.

Bên cạnh nguồn vốn tự có để hoạt động kinh doanh, nhu cầu huy động vốn để hoạt động và phát triển trong lĩnh vực TTCK là vô cùng quan trọng, các CTCK cần phải xây dựng chiến lược cũng như tại mọi thời điểm có phương án huy động vốn bằng nhiều cách khác nhau đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Vốn tự có sẽ chỉ đáp ứng cho các hoạt động quản lý và đầu tư hiện tại nhưng sự phát triển của thị trường địi hỏi nguồn vốn cần có ngày càng cao, để thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn cho CTCK, cũng như là cơ sở để đánh giá vị thế năng lực tài chính của 1 CTCK. Khả năng huy động vốn đóng vai trị quan trọng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của CTCK bởi khơng phải CTCK nào cũng có khả năng huy động vốn dễ dàng trên thị trường được.

Hình thức sở hữu của CTCK có thể là cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay cơng ty cổ phần. Các loại hình sở hữu này sẽ tác động tới hoạt động của CTCK khi CTCK muốn phát triển, mở rộng hoạt động của mình thơng qua việc huy động vốn. Trong quá trình kinh doanh các CTCK đều muốn mở rộng qui mô, phát triển các hoạt động nhằm thích ứng với sự phát triển của thị trường. Tuy nhiên, sự phát triển này lại phụ thuộc một phần vào qui mô vốn của cơng ty. CTCK có thể tăng thêm vốn để đáp ứng yêu cầu đó nhưng việc tăng thêm vốn này lại bị ảnh hưởng bởi hình thức sở hữu của cơng ty vì với các hình thức sở hữu khác nhau thì khả năng huy động vốn khác nhau. Do đó, điều này sẽ tác động tới việc phát triển thêm các hoạt động khi CTCK tồn tại với hình thức sở hữu mà bị hạn chế trong việc tăng thêm vốn.

1.2.4.2. Tiềm lực vốn trí tuệ: Năng lực quản trị-chất lượng nguồn nhân lực

Một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ cơng ty nào là vai trị của những người lãnh đạo công ty, những quyết định của họ có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến tồn bộ hoạt động của cơng ty. Năng lực quản trị, kiểm soát và điều hành của nhà lãnh đạo trong hoạt động của CTCK có vai trị rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả, an tồn trong hoạt động CTCK. Tầm nhìn của nhà lãnh đạo là yếu tố then chốt để cơng ty có một chiến lược kinh doanh đúng đắn trong dài hạn.

Một CTCK có đội ngũ lãnh đạo giỏi về chun mơn, có năng lực, trình độ quản lý chắc chắn sẽ đem lại thành công cho công ty và ngược lại. Với đội ngũ lãnh đạo giỏi sẽ biết cách bố trí tổ chức một cách khoa học, sử dụng đúng người đúng việc, biết khơi dậy tính sáng tạo, tự chủ trong cơng việc của từng thành viên, biết đồn kết

họ thành một khối thống nhất. Có như vậy các hoạt động trong cơng ty mới diễn ra sn sẻ và có điều kiện phát triển.

Thông thường đánh giá năng lực quản trị, kiểm soát, điều hành của một CTCK, người ta xem xét đánh giá các chuẩn mực và các chiến lược mà công ty xây dựng cho hoạt động của mình. Hiệu quả hoạt động cao, có sự tăng trưởng theo thời gian và khả năng vượt qua những bất trắc là bằng chứng cho năng lực quản trị cao của công ty.

Một số tiêu chí thể hiện năng lực vốn trí tuệ của CTCK là:

1.2.4.2.1. Bộ máy của công ty chứng khoán được tổ chức hợp lý:

Hệ thống cơ cấu tổ chức của CTCK thường được chia theo chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong cơng ty. Thơng thường, cơ cấu tổ chức điển hình của một CTCK bao gồm hai bộ phận lớn là khối kinh doanh và khối hỗ trợ, trong khối kinh doanh thường được chia theo các mảng dịch vụ chính là mơi giới chứng khốn, ngân hàng đầu tư hay tư vấn tài chính doanh nghiệp. Đối với những CTCK lớn, nơi các bộ phận thường được chuyên mơn hố cao và nâng cấp về mặt quy mơ, thì các CTCK thường phát triển thêm một số bộ phận chính khác như quản lý quỹ, trung tâm phân tích… Dựa trên xu thế hiện nay, để nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân, các CTCK nên xây dựng hệ thống tổ chức cơ cấu gọn nhẹ, ít cấp bậc nhưng các đơn vị thường được phân chia rõ ràng, ít chồng chéo, trùng lặp nhiệm vụ chức năng. Đồng thời các CTCK cần phải đảm bảo rằng cơ cấu tổ chức của mình có tính linh hoạt cao, dễ thay đổi khi thị trường thay đổi hoặc biến động.

Đối với các CTCK, phương pháp quản trị doanh nghiệp luôn là một vấn đề thiết yếu và đòi hỏi phải đạt được những chuẩn mực ở mức cao do đặc tính phức tạp cả về hàng hoá lẫn cách thức kinh doanh. Phương pháp quản trị nội bộ của các CTCK cũng giống như các doanh nghiệp khác thường tập trung vào biện pháp hành chính và biện pháp kinh tế. Các biện pháp hành chính là các biện pháp quản trị dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý và kỷ luật của doanh nghiệp, bao gồm các quy định, quy chế cụ thể về các hoạt động trong cơng ty. Các biện pháp về hành chính chỉ có hiệu quả cao khi nó được dựa trên các căn cứ khoa học thực tế, được luận chứng đầy đủ về mọi mặt. Tập hợp đủ thơng tin, tính tốn đầy đủ đến các lợi ích và các khía cạnh có liên quan là bảo đảm cho các biện pháp hành chính có căn cứ khoa học, từ đó nâng cao hiệu quả của các biện pháp này, giúp CTCK đảm bảo và phát triển được năng lực cạnh tranh của bản thân.

Trong một công ty kinh doanh dịch vụ tài chính như CTCK thì yếu tố con người có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc thể hiện chất lượng của dịch vụ. Đội ngũ nhân viên của cơng ty chính là người trực tiếp đem lại cho khách hàng những cảm nhận về công ty và sản phẩm dịch vụ của công ty, đồng thời tạo niềm tin của khách hàng đối với CTCK. Đó chính là những địi hỏi quan trọng đối với đội ngũ nhân viên của CTCK, từ đó giúp công ty chiếm giữ thị phần cũng như tăng hiệu quả kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của các CTCK phải được xem xét trên cả hai khía cạnh số lượng và chất lượng lao động.

Về số lượng lao động:

Để có thể mở rộng mạng lưới nhằm tăng thị phần và phục vụ tốt khách hàng,

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán bảo việt (Trang 43 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)