Biểu đồ 2-24 : Cơ cấu và biến động lao động tại BVSC
7. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP chứng khoán Bảo Việt
2.2.2. Thực trạng về năng lực quản trị điều hành – chất lượng nguồn nhân lực
của Cơng ty CP chứng khốn Bảo Việt
Chất lượng nguồn nhân lực có vai trị then chốt tới hoạt động quản trị điều hành và kết quả kinh doanh của CTCK. Trên khía cạnh này, số lượng lao động tại BVSC có xu hướng tăng trưởng trong 5 năm gần đây và theo báo cáo thường niên năm 2020, tính tới 31/12/2020, có 564 nhân viên đang cơng tác tại BVSC, với phần lớn khối lượng nhân sự (73%) tập trung ở Khối Môi giới và Dịch vụ khách hàng. Với lợi thế cạnh tranh là CTCK có lịch sử hoạt động lâu dài, ổn định trên TTCK Việt Nam, đặc biệt với vai trị khơng thể thiếu của đội ngũ nhân sự giỏi, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp cao, BVSC đã vượt qua những giới hạn về nguồn vốn kinh doanh, những áp lực cạnh tranh từ TTCK cũng như ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 tới tâm lý nhà đầu tư và kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp để “biến nguy thành cơ” trong năm 2020. Trong năm 2021, HĐQT của BVSC đã ban hành Nghị quyết số 05/2020/NQ-HĐQT về việc kiện tồn mơ hình cơ cấu tổ chức, trong đó BVSC đã thơng qua việc hợp nhất các phịng quản lý và hỗ trợ, gồm Phòng Tổng
702% 738% 714% 518% 541% 0% 100% 200% 300% 400% 500% 600% 700% 800% 2017 2018 2019 2020 6/30/21 Tỷ lệ an toàn Vốn khả dụng của BVSC
hợp, Tài chính Kế tốn, Lưu ký để quản lý tập trung, đảm bảo nhất quán trong công tác điều hành, đồng bộ từ định hướng chiến lược đến thực thi giải pháp.
Biểu đồ 2-24: Cơ cấu và biến động lao động tại BVSC
Nguồn: Báo cáo thường niên của BVSC - bvsc.com.vn
Ngoài ra, nhiều hoạt động thiết thực cũng đã được triển khai hướng tới mục tiêu phát triển trung và dài hạn. Kiên định với quan điểm phát triển bền vững, những nỗ lực đầu tư cho việc đào tạo nhân sự qua nhiều hình thức tại BVSC được ghi nhận bao gồm đào tạo nội bộ (e-learning và trực tiếp), đào tạo nghiệp vụ chứng khoán (chứng chỉ hành nghề) và đào tạo các nghiệp vụ, kỹ năng khác như khóa “Giảng viên nội bộ chuyên nghiệp” nhằm trang bị kỹ năng dẫn giảng chuyên nghiệp cho giảng viên nội bộ, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực của BVSC hay hoạt động đào tạo nghiệp vụ chuyên môn định kỳ thông qua nhiều hình thức như hội thảo, diễn đàn, tổ chức lớp học, .. cho tất cả các phòng ban trong tổ chức. Hoạt động đào tạo đã đạt được những kết quả tích cực như tăng trưởng về cả lượt nhân viên tham gia khoá đào tạo và số giờ đào tạo so với năm 2019. Hiện số lượng nhân viên có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khốn do UBCKNN cấp tại BVSC đạt khoảng 50% tổng số
1% 4%
73% 1%3%
18%
Tổng số lao động tại BVSC tại 31/12/2020
Ban Điều hành
Khối Phân tích & Tư vấn đầu tư Khối Mơi giới và dịch vụ Khách hàng Khối Đầu tư
Khối Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp Khối hỗ trợ và quản lý 412 442 506 545 564 0 100 200 300 400 500 600 2016 2017 2018 2019 2020
lao động tại cơng ty. Trong đó nhân viên có chứng nghỉ hành nghề Mơi giới có tỷ lệ 50%; số người có chứng chỉ Tự doanh và Quản lý Quỹ lần lượt là 33% và 17%, tương đối cao so với TTCK Việt Nam.
Đối với hoạt động Môi giới, giải pháp về nguồn nhân lực trong năm tới của BVSC chú trọng việc tiếp tục củng cố công tác đào tạo, đặc biệt là các hoạt động đào tạo nội bộ về kỹ năng phân tích nhằm nâng cao chất lượng tư vấn của nhân viên mơi giới, qua đó cải thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ tới khách hàng. Ngoài ra BVSC cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi đua nội bộ để khích lệ, tạo động lực cho đội ngũ nhân sự, có thể kể đến chương trình “Thi đua Khối Mơi giới” hàng tháng, dự đốn chỉ số “Dự đoán hay – Nhận ngay quà lớn”...
Về mảng tuyển dụng trong năm 2020, 15.8% lao động tại BVSC là tuyển dụng mới, trong đó 85% là đội ngũ nhân viên các phịng Giao dịch. Điều này được đánh giá là phù hợp với định hướng kinh doanh trong năm của BVSC. Ngoài các kênh tuyển dụng truyền thống, mơ hình “khung năng lực ASK” cũng được nghiên cứu, ứng dụng tại BVSC để phát triển chương trình tuyển dụng mới, kết hợp giữa tuyển dụng, đào tạo và kèm cặp của các “mentor”. Điển hình trong cơng tác đẩy mạnh hoạt động tuyển dụng, chuẩn bị nguồn lực cho kế hoạch phát triển doanh nghiệp của BVSC là Chương trình “Future Broker 2020”, được triển khai từ tháng 6/2020 và duy trì thường niên ở cả hai miền. Chương trình này được đánh giá là kênh tạo nguồn nhân lực chủ động, nhằm xây dựng một thế hệ nhân sự mới được trang bị toàn diện kiến thức, kỹ năng, đam mê và tầm nhìn dài hạn về nghề nghiệp trong ngành chứng khoán và tới nay đã gặt hái được những kết quả tích cực. Thương hiệu BVSC được biết đến nhiều hơn khi Future broker 2020 đã thu hút hàng trăm ứng viên và trở thành kênh tuyển dụng chủ yếu. Trong năm 2020, BVSC cũng là 1 trong 2 tổ chức ngành dịch vụ tài chính và là lần thứ hai được vinh danh trong “TOP 50 doanh nghiệp Việt có thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất Việt Nam” trong hội nghị do Anphabe và VCCI đồng tổ chức.
Đặc biệt, theo hệ thống đánh giá CAMEL về yếu tố chất lượng quản trị, BVSC đạt 90,7/100 tổng điểm về quản trị, tăng hơn 3 điểm so với năm 2019. Trong đó, các tiêu chí đánh giá mức độ vững mạnh của tổ chức liên quan tới nguồn nhân lực bao gồm các tiêu chí ở bảng dưới đây. Có thể thấy 5 tiêu chí này tập trung vào nhân sự quản lý điều hành cấp cao của công ty thuộc Ban Giám đốc hay Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Trưởng các bộ phận nghiệp vụ; và tổng cộng đóng góp tới 23% Tổng điểm số quản trị cơng ty. Trong năm 2020, nhìn chung BVSC vẫn được đánh giá cao theo các tiêu chí này (khơng thay đổi so với 2019) với ngoại trừ về tiêu chí ổn định của các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong 3 năm gần nhất (tiêu chí số 5 trong bảng). Số liệu thống kê cho thấy các CTCK có tình hình thay đổi bộ máy nhân sự cấp cao ổn định, có chiều sâu thường là những cơng ty hàng đầu trên TTCK Việt Nam. Tuy nhiên tại BVSC tỷ lệ nhân sự cấp cao rời bỏ công ty so với tổng số các vị trí này từ năm 2018 đến 2020 vẫn không được ghi nhận điểm nào theo Camel (tỷ lệ này ở mức trên 20% tại năm 2020). Đây là khía cạnh hạn chế nhất của BVSC trong 19 chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản trị theo Camel và là một điểm BVSC cần khắc phục nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong tương lai.
Bảng 2-7: Điểm yếu tố chất lượng quản trị theo CAMEL
STT Tên chỉ tiêu Giá
trị Điểm số 2019 Điểm số 2020 Trọng số
1 Số năm làm lãnh đạo (thuộc Ban Giám đốc/ Tổng Giám đốc) trong lĩnh vực tài chính/ chứng khốn của Chủ tịch HĐQT
Trên 5 năm
100 100 4%
2 Số năm làm lãnh đạo (thuộc Ban Giám đốc/ Tổng Giám đốc) trong lĩnh vực tài chính/ chứng khoán của Giám đốc/ Tổng giám đốc
Trên 5 năm
100 100 5%
3 Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính/ chứng khốn của Chủ tịch HĐQT
Trên 7 năm
100 100 4%
4 Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán của Giám đốc/ Tổng giám đốc
Trên 7 năm
5 Tính ổn định của các vị trí lãnh đạo chủ chốt (Giám đốc (CEO,CFO), Phó giám đốc, Trưởng các bộ phận nghiệp vụ) trong 3 năm gần đây. Tính bằng tổng số thay đổi nhân sự các vị trí này (rời khỏi cơng ty)/tổng số các vị trí này
Trên 20%
0 0 4%
Nguồn: Báo cáo thường niên của BVSC - bvsc.com.vn
Biểu đồ 2-25: Điểm số nhóm chỉ tiêu quản trị theo CAMEL của BVSC theo năm
Nguồn: Báo cáo thường niên của BVSC - bvsc.com.vn