Giải pháp xúc tiến thương mại và phát triển thị trường xuất khẩu thủy

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 131 - 146)

3.4. Giải pháp thực thi chính sách xuất khẩu thủy sảnViệt Nam sang Nhật

3.4.6. Giải pháp xúc tiến thương mại và phát triển thị trường xuất khẩu thủy

khẩu thủy sản sang Nhật Bản

Từng bước phát triển hình thức xuất khẩu trực tiếp cho các hệ thống phân phối, trung tâm thương mại lớn, siêu thị, thay thế việc xuất khẩu qua trung gian (nhà nhập khẩu) nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Tại thị trường Nhật Bản, thông qua các đại diện thương mại của Việt Nam ký kết hợp đồng với các tổ chức cung ứng thực phẩm cho các trung tâm phân phối, siêu thị của các thị trường này, từng bước xây dựng mạng lưới phân phối thủy sản Việt Nam. Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tăng cường các mối liên kết giữa doanh nghiệp cung ứng nguyên phụ liệu với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối, giữa các khâu sản xuất - vận chuyển - chế biến - bảo quản - tiêu thụ, giữa nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà nước - nhà khoa học (trong nông nghiệp), giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, tăng

cường quản lý việc thực hiện các quy định về điều kiện sản xuất, việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn bắt buộc trong nuôi trồng thủy sản (Viet GAP) và thực hiện truy xuất nguồn gốc… đối với các cơ sở nuôi thủy sản, cơ sở bảo quản, sơ chế nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm ngay từ khâu sản xuất giống đến nuôi thương phẩm, cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.

- Thứ nhất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) để xây dựng chiến lược và giải pháp xúc tiến thương mại ở tầm vĩ mô phù hợp với thị trường Nhật Bản. Sự kết hợp này sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể tiếp cận thị trường Nhật Bản một cách chủ động thông qua các cuộc khảo sát thị trường, hội chợ hàng thủy sản, tiếp xúc, chào hàng trực tiếp với các doanh nghiệp của Nhật Bản.

- Thứ hai, hoạt động xúc tiến thương mại hàng thủy sản cần được triển khai từ cấp Chính phủ, Hiệp hội đến các doanh nghiệp. Trong đó, các hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản là chủ thể trực tiếp xây dựng và thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp với chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu, phù hợp với các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Nhà nước sẽ đóng vai trị hỗ trợ thơng qua việc xây dựng và thực hiện các chính sách khuyến khích, đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại. Tăng cường năng lực của Cục Xúc tiến thương mại và các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, ngành hàng, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) để phát huy vai trị là cầu nối hữu ích cho doanh nghiệp, kể cả vai trị của các tổ chức phi chính phủ trong xúc tiến xuất khẩu, chú trọng hỗ trợ xuất khẩu của khu vực tư nhân, của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Thứ ba, tận dụng cơ hội và ưu đãi thuế đối với quốc gia thành viên khi tham gia hiệp định các hiệp định FTA, CPTPP nhất là hiệp định song phương

VJEPA. Xây dựng chiến lược xuất khẩu cụ thể và giữ vững phân khúc thị phần thủy sản của các mặt hàng chủ lực như tôm, cá ngừ, mực và đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng tiềm năng như bạch tuộc, nhuyễn thể, trứng cá tại thị trường Nhật Bản.

- Thứ tư, xây dựng phương án thuê hoặc đầu tư kho đông lạnh tại Nhật Bản để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể trực tiếp phân phối hàng thủy sản tại quốc gia này.

- Thứ năm, xây dựng hệ thống thông tin thương mại quốc gia, cung cấp thông tin cập nhật đầy đủ về các sản phẩm thủy sản và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản. Thường xuyên cập nhật thông tin về các thủ tục, quy định nhập khẩu, dự báo, cảnh báo về nguy cơ bị đánh thuế chống bán phá giá, các hàng rào kỹ thuật cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản để các doanh nghiệp chủ động có biên pháp phịng tránh.

- Thứ sáu, hình thành một trung tâm xúc tiến thương mại sản phẩm thủy sản của Việt Nam tại Nhật Bản để quảng bá, thơng tin chính xác và đầy đủ về sản phẩm thủy sản Việt Nam đến người tiêu dùng. Hỗ trợ doanh nghiệp mở đại lý và xây dựng các văn phòng đại diện giới thiệu sản phẩm thủy sản tại Nhật Bản. Phát triển hình thức xuất khẩu trực tiếp cho các hệ thống phân phối, trung tâm thương mại lớn, siêu thị, thay thế xuất khẩu qua trung gian, gắn với thông tin, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh sản phẩm thủy sản Việt Nam qua các kênh truyền hình, internet, ấn phẩm… đến trực tiếp người tiêu dùng tại các thị trường lớn nhằm kết nối thị trường, giảm khâu trung gian, đưa thơng tin chính xác, đầy đủ về sản phẩm thủy sản Việt Nam đến người tiêu dùng; cung cấp kịp thời thơng tin về thị trường, chính sách, pháp luật của Nhật Bản cho các cơ quan quản lý, nghiên cứu, tư vấn thị trường và các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Ngoài ra, xây dựng các phương án

truyền thơng chủ động dưới hình thức băng hình, tin bài quảng bá hình ảnh nhất là tại các hội chợ thủy sản quốc tế.

- Thứ bảy, xây dựng Quỹ phát triển thị trường chung cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam với sự tham gia đóng góp như một dạng nghĩa vụ của tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước. Trong đó, các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp là chủ thể quản lý Quỹ, thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, có sự hỗ trợ của ngân sách có thời hạn đối với các hoạt động như: xây dựng, đăng ký bảo hộ, quảng bá thương hiệu chung cho các sản phẩm thủy sản chủ lực, đào tạo marketing, hỗ trợ ban đầu cho việc hình thành và hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại.

- Thứ tám, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản thông qua các biện pháp cụ thể như: Đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hướng dẫn, giúp đỡ và hỗ trợ để được đăng ký bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp tại thị trường Nhật Bản; Nghiên cứu luật về quảng bá sản phẩm của Nhật Bản và áp dụng các hình thức quảng bá, xúc tiến thương hiệu theo đúng quy định của luật pháp Nhật Bản; Nghiên cứu kỹ nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản để có biện pháp quảng bá các thương hiệu phù hợp nhằm tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người Nhật về những nét độc đáo của sản phẩm và thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam; Hợp tác với các nhà chế biến, phân phối nơng sản, thực phẩm có thương hiệu uy tín của Nhật Bản [2].

Tiểu kết chương 3

Dựa vào cơ sở lý luận chính sách xuất khẩu thuỷ sản ở Chương 1 và phân tích thực trạng thực hiện chính sách, đánh giá kết quả thực hiện chính sách ở Chương 2, Chương 3 của luận văn đã đưa ra quan điểm thực thi chính sách xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam; đề xuất các giải pháp thực thi chính sách xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản. Cụ thể trong Chương 3, luận văn đã trình bày các nội dung sau:

- Quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh hiện nay

- Dự báo thị trường thuỷ sản Nhật Bản trong sự bùng phát của đại dịch Covid -19

- Quan điểm của Đảng, Nhà nước về thực thi chính sách xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam

- Căn cứ vào các nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực thi chính sách xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2009 - 2019, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của các chủ thể thực thi liên quan đến xuất khẩu thuỷ sản; giải pháp thực hiện xây dựng kế hoạch, xác định lộc trình thực hiện; giải pháp về nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp của các bên liên quan; giải pháp tăng cường kiểm tra giám sát thực thi chính sách xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản; giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản; giải pháp xúc tiến thương mại và phát triển thị trường xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở những số liệu thống kê thu thập được, luận văn bước đầu luận giải, phân tích và đã thu được một số kết quả chủ yếu như sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa những lý thuyết cơ bản liên quan

đến chính sách xuất khẩu thủy sản và các tác động của chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp thuỷ sản theo chuỗi giá trị. Khảo cứu kinh nghiệm sử dụng các chính sách xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp thủy sản để từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Thứ hai, luận văn đã làm rõ thực trạng thực thi chính sách xuất khẩu

của DN thuỷ sản ở Việt Nam, cũng như phân tích q trình thực thi các chính sách xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, bao gồm: chính sách thị trường, chính sách thuế; chính sách vùng nguyên liệu và sản phẩm; chính sách xúc tiến thương mại; chính sách hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đánh giá kết quả đạt được, hạn chế của việc thực thi chính sách hiện hành.

Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực tiễn, đúc kết từ những nghiên cứu đi

trước kết hợp với định hướng phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam và quan điểm thực hiện các chính sách xuất khẩu thủy sản tác động đến hoạt động xuất khẩu sang Nhật Bản của DN thủy sản, luận văn đã đề xuất 6 nhóm giải pháp hồn thiện các chính sách xuất khẩu thủy sản nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của DN thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản một cách bền vững trong điều kiện hội nhập mới. Đồng thời, luận văn cũng nhấn mạnh cần có sự thay đổi đồng bộ từ phía Nhà nước, doanh nghiệp và Hiệp hội nhằm tạo môi trường cho các giải pháp đã đề xuất có thể đi vào thực tiễn. Để khuyến khích xuất khẩu thuỷ sản theo định hướng phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến

năm 2045, Nhà nước cần có những nghiên cứu thỏa đáng về các giải pháp chính sách xuất khẩu nói chung, chính sách xuất khẩu thủy sản nói riêng phù hợp với mơi trường kinh tế quốc tế mới và điều kiện kinh tế trong nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Phạm Thị Thanh Bình, Lê Minh Tâm (2010). Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản: Thực trạng và giải pháp, Tài liệu nghiên cứu

khoa học.

2. Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Cục Quản Lý Chất Lượng Nông Lâm Sản Và Thủy Sản. Báo cáo số : 1600/QLCL-VP ngày 13/11/2020 về Cải cách hành chính 2020.

3. Hồng Thị Chỉnh (2003). Phát triển thủy sản Việt Nam. Những luận cứ

và thực tiễn, TP.HCM, NXB Nông nghiệp.

4. Cục Quản Lý Chất Lượng Nông Lâm Sản Và Thủy Sản, Chi Cục Quản Lý Chất Lượng Nông Lâm Sản Và Thủy Sản Nam Bộ. Thông báo số:

593/CCNB-CL ngày 14/07/2021 về Kết quả giám sát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi tháng 06/2021 (khu vực Nam Bộ).

5. Tô Xuân Dân (1999). Giáo trình kinh tế học quốc tế, nxb Thống kê, Hà Nội.

6. Ngô Thị Tuyết Mai, Đỗ Thị Hương (2020). Giáo trình Chính sách kinh

tế đối ngoại, nxb Đại học KTQD, Hà Nội.

7. Nguyễn Xuân Minh (2007). Hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất

khẩu thủy sản Việt Nam từ nay đến năm 2020, LATS Kinh tế, ĐH Kinh

tế TP.HCM.

8. Nguyễn Thị Phượng (2015). Hồn thiện chính sách thương mại nhằm phát triển xuất khẩu bền vững sản phẩm da giầy của Việt Nam, LATS

Kinh tế, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công thương.

9. Đặng Hùng Sơn (2012). Chính sách thương mại quốc tế của Liên bang

Nga , LATS Kinh tế, ĐH Ngoại thương.

10. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2017). Giáo trình Chính sách Kinh tế - xã hội

của Việt Nam, nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

11. Hoàng Đức Thân, Nguyễn Văn Tuấn (2018). Giáo trình thương mại quốc tế, nxb ĐH KTQD, Hà Nội.

12. Tổng cục thống kê (2019). Niên giám thống kê các năm 2009 - 2019,

Hà Nội, NXB Thống kê.

13. Tổng cục Hải quan (2019). Niên giám Thống kê Hải quan các năm 2009 - 2019, Hà Nội, NXB Tài chính.

14. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2020). Số liệu thống kê khách quốc tế

đến Việt Nam.

15. Nguyễn Thị Lệ Thúy, Bùi Thị Hồng Việt (2019), Giáo trình Chính sách cơng, nxb ĐH KTQD, Hà Nội. 16. https://innovativehub.com.vn/tai-lieu-mien-phi/bao-cao-tinh-hinh-xuat- khau-thuy-san-viet-nam-nam-2020/ 17. https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx ?ID=1326&Category=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20chuy%C3% AAn%20%C4%91%E1%BB%81&Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%A dch 18. https://www.vietdata.vn/tinh-hinh-nganh-thuy-san-nam-2019- 1960695267 19. https://nongnghiep.vn/tai-co-cau-nong-nghiep-nhung-ket-qua-noi-bat- d271988.html 20. http://vasep.com.vn/ban-tin-bao-cao/thi-truong-thuy-san-the-gioi/xuat- khau-thuy-san-sang-trung-quoc-tiem-nang-va-xu-huong-21074.html 21. http://www.baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm=23&macmp=23&mabb=1

23158 22. http://vasep.com.vn/thong-ke-thuong-mai/xnk-thuy-san-the-gioi/nhap- khau-muc-bach-tuoc-cua-nhat-ban-nam-2020-21521.html 23. https://plo.vn/kinh-te/quan-ly/hang-viet-bi-kien-nhieu-nhat-o-my-vi- sao-808111.html 24. http://ipsard.gov.vn/vn/tID8803_doanh-nghiep-thuy-san-to-bi-van-ban- lam-kho.html. 25. https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/go-nut-that-trong-cho- vay-san-xuat-kinh-doanh-thuy-san-319175.html 26. http://vasep.com.vn/thong-ke-thuong-mai/xnk-thuy-san-viet-nam/xuat- khau-tom-tu-1-1-den-15-12-2020-21252.html 27. https://www.mard.gov.vn/Pages/dien-dan-khuyen-nong-@-nong- nghiep-voi-chu-de-nuoi-tom-the-chan-trang-dat-hieu-qua-cao-va--.aspx 28. https://tongcucthuysan.gov.vn/vi-vn/tin-t%E1%BB%A9c/-tin- v%E1%BA%AFn/doc-tin/015515/2020-12-30/san-xuat-thuy-san-nam- 2020-tiep-tuc-duy-tri-duoc-da-tang-truong 29. http://vasep.com.vn/gioi-thieu/tong-quan-nganh

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

30. FAO, Globefish; The Japanese market for Seafood, volume 117, page 35, January 2015

31. GlobalData, Country Profile: Fish and Seafood in Japan, page 53, May 2018 32. GlobalData; Country Profile: Fish and Seafood in Japan, page 48, May 2018 33. GlobalData; Country Profile: Fish and Seafood in Japan, page 13, May 2018 34. Global Trade Tracker, Top ten fish and seafood imports to Japan by

product, 2020

PHỤ LỤC Phụ lục 01

Các số liệu phân tích về nền kinh tế, thủy sản, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Bảng 1: Cơ cấu đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế giai đoạn 2009 – 2019 Đơn vị: % Thành phần Năm Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngồi Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm. Tổng 2009 34,72 47,97 17,31 .. 100 2010 29,34 42,96 15,15 12,55 100 2011 29,01 43,87 15,66 11,46 100 2012 29,39 44,62 16,04 9,5 100 2013 29,01 43,52 17,36 10,11 100 2014 28,73 43,33 17,89 10,05 100 2015 28,69 43,22 18,07 10,02 100 2016 28,81 42,56 18,59 10,04 100 2017 28,63 41,74 19,63 10 100 2018 27,67 42,08 20,28 9,97 100 Sơ bộ 2019 27,06 42,68 20,35 9,91 100 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2019

Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu của các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2019

Đơn vị: Tỷ USD 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Hoa Kỳ 16,93 19,67 23,84 28,64 33,47 38,45 41,59 47,53 61,30 EU 16,53 20,27 24,31 27,91 30,94 33,86 38,30 36,20 35,80 Trung Quốc 11,12 12,39 13,23 14,93 17,11 21,96 35,40 41,40 41,50 ASEAN 13,60 17,35 18,46 19,11 18,25 17,45 21,72 24,90 25,30 Nhật Bản 10,78 13,06 13,63 14,69 14,13 14,67 16,86 18,85 20,30

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 131 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)