Thị trường Nhật Bản và xu hướng tiêu dùng
Nhật Bản là thị trường tiêu thụ cá và thủy sản lớn thứ ba trên thế giới với giá trị nhập khẩu lần lượt là 15,6 tỷ USD và 2,5 triệu tấn trong năm 2019. Nhật Bản đạt tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) là 3,1% do nhập khẩu tăng từ 13,8 tỷ USD lên 15,6 tỷ USD vào năm 2015, tuy nhiên, khối lượng nhập khẩu giảm tăng -0,2% so với năm 2015 [43].
Các sản phẩm thủy sản và cá nhập khẩu hàng đầu vào Nhật Bản là tôm đơng lạnh và tơm có giá trị đạt 1,4 tỷ USD, 0,1 triệu tấn, tiếp theo là philê cá ngừ đông lạnh 808,6 triệu USD, 0,1 triệu tấn và cá hồi Thái Bình Dương đông lạnh trị giá 720,4 triệu USD 0,1 triệu tấn vào năm 2019 [42].
Người tiêu dùng Nhật Bản nói chung có ý thức về sức khỏe. Thị trường thực phẩm và đồ uống Nhật Bản tiếp tục tập trung vào các sản phẩm chức năng, tốt cho sức khỏe và dinh dưỡng. Một lĩnh vực ngày càng tăng của nhu cầu mới là các phương pháp tiếp cận sáng tạo đối với thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho người già và dân số già.
Mức tiêu thụ cá và hải sản bình quân đầu người (kg) của Nhật Bản đã giảm −0,7% trong giai đoạn 2016 - 2019 và dự báo sẽ tiếp tục giảm −0,4% trong giai đoạn 2020 – 2023 [41]. Ngồi ra, chi tiêu bình qn đầu người cho cá và hải sản (USD) đã tăng 0,5% CAGR trong lịch sử và dự báo sẽ tiếp tục đạt CAGR ở mức 1,2% vào năm 2023. Doanh thu bán lẻ cá và hải sản đạt 8,8 tỷ USD vào năm 2019 dự kiến tăng 0,5% lên 9,1 tỷ USD vào năm 2024, trong khi khối lượng bán lẻ đã giảm -0,9% từ năm 2019 đến năm 2019 và dự báo sẽ giảm thêm -0,7% vào năm 2024 [41]. Doanh thu dịch vụ ăn uống của cá và hải sản ở Nhật Bản cũng tương tự dự kiến tăng 1,3% từ 11,3 tỷ USD năm 2019 lên 11,9 tỷ USD vào năm 2023. Mức tiêu thụ cá và hải sản ở Nhật Bản ở nữ giới (50,5%) cao hơn nam giới (49,5%), có trình độ trung học phổ thơng (32,9%) và những người sống ở thành thị (99,5%) so với nông thôn (0,5%) [40].
Hiện nay, thế hệ trẻ tuổi tại Nhật Bản đã bắt đầu tiêu dùng cá và các sản phẩm thủy sản ít hơn mà thay vào đó họ ưa chuộng các sản phẩm từ thịt và các sản phẩm đã chế biến sẵn để ăn. Tổng mức tiêu thụ cá và hải sản tính theo kg bình quân đầu người đã giảm nhẹ −0,7% từ năm 2016 đến năm 2019 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm −0,4% trong giai đoạn dự báo, cho thấy giá mỗi kg sẽ tăng trong cả hai thời kỳ. So sánh, mức tiêu thụ cá và hải sản bình quân đầu người của Nhật Bản (9,4 kg năm 2017) vẫn cao hơn mức toàn cầu là 5,4 kg được ghi nhận vào năm 2017 [38]. Theo Euromonitor International, cá và thủy sản tiếp tục giảm về tổng khối lượng. Vào năm 2019, phản ánh một xu
hướng đang diễn ra đã ảnh hưởng đến danh mục này trong gần hai thập kỷ, việc tiêu thụ cá và hải sản ngày càng giảm, đặc biệt là ở thế hệ trẻ [39]8. Nguyên nhân được cho là do sự ảnh hưởng của các vấn đè dân số học, điển hình là tỷ lệ sinh giảm, sự già hóa dân số, cũng như xu hướng “Tây hóa” bữa ăn của người Nhật với việc gia tăng tiêu thụ các sản phẩm từ thịt và sữa. Ngoài ra, do tính chất cơng việc nên người Nhật giành thời gian cho nấu ăn ít hơn và giá hàng thủy sản tương đối cao hơn so với giá các loại thực phẩm khác đã góp phần làm giảm lượng tiêu thụ thủy sản tại Nhật hiện nay. Từ năm 2006, người Nhật bắt đầu tiêu thụ thịt nhiều hơn so với cá và các loại thủy sản khác, hiên nay Nhật Bản là nước nhập khẩu lớn nhất về thịt lợn. Tính đến năm 2016, lượng thịt tiêu thụ đã cao hơn 30% so với lượng tiêu thụ cá và vẫn đang có xu hướng tăng thêm. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.
Tại các cửa hàng bán lẻ, các mặt hàng dễ nấu như cơm, cốc / mì gói, cà ri, và dồi (luộc trong túi) đã bán chạy. Doanh số bán thịt bò, thịt lợn và thịt gà tăng mạnh, hải sản đông lạnh và chế biến với thời hạn sử dụng lâu hơn đã bán chạy. Các loại hải sản bán chạy nhất chủ yếu là các món chế biến và dễ chế biến tại nhà như cá hồi muối, cá khô (cá thu ngựa, cá thu Okhotsk atka), cá mòi non, ngao, rong biển, hỗn hợp hải sản đông lạnh và tôm đã tách vỏ. Hải sản tươi sống, chẳng hạn như sashimi, không bán tốt. Nhu cầu nói chung đã tăng lên đối với trái cây và rau quả, đặc biệt là những loại có thời hạn sử dụng lâu, chẳng hạn như khoai tây, hành tây, cà rốt và ớt xanh. Doanh số bán thực phẩm đông lạnh cũng tăng lên.
Các hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản
Năm 2019 cũng là dấu mốc quan trọng cho ngành thủy sản Việt Nam khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bắt đầu có hiệu lực từ tháng 01/2019, đồng thời đánh dấu hồn thành lộ trình cắt
giảm thuế trong Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA). Ngoài ra, Hiệp định Thương mại tự do giữa ASEAN và Nhật Bản (AJCEP) có hiệu lực từ 01/12/2008 vẫn đang có hiệu quả trong việc kết nối giao thương giữa các nước ký kết. Đây có thể coi là cú huých giúp cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào Nhật Bản khi thuế nhập khẩu tất cả các mặt hàng thủy sản từ Việt Nam vào Nhật Bản được đưa về mức 0%, đặc biệt là mặt hàng tôm. Nhật Bản là nước nhập khẩu tôm lớn thứ 2 thế giới, chiếm khoảng hơn 14% tổng giá trị nhập khẩu tơm của tồn thế giới trong những năm gần đây với tổng giá trị nhập khẩu tôm vào khoảng 2,5 tỷ USD mỗi năm. Tơm với đặc tính dễ chế biến thành các món ăn sẵn với tính tiện dụng cao sẽ tăng trưởng tốt trong thời gian tới do ngành thực phẩm ăn sẵn của Nhật Bản phát triển khi tỷ lệ người độc thân gia tăng, tỷ lệ nội trợ giảm.
Với Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), lĩnh vực đem lại lợi ích xuất khẩu lớn nhất cho Việt Nam là thủy sản. Nhật Bản sẽ giảm thuế suất đối với hàng thủy sản của Việt Nam từ mức bình quân 5,4% năm 2008 xuống còn 1,31% năm 2019. Cam kết này thực sự có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu. Hơn nữa, trong vòng 10 năm, theo thỏa thuận, Việt Nam và Nhật Bản cơ bản hồn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hồn chỉnh. Theo đó, 94,53% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 87,6% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ góp phần vào việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nói chung và sản phẩm thủy sản Việt Nam nói riêng sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico. Đây là những đối tác thương mại quan trọng của thủy sản Việt Nam. Về kim ngạch, các nước thành viên CPTPP hằng năm nhập khẩu gần 2 tỷ USD sản phẩm thủy sản Việt Nam, tương đương 23% tổng kim ngạch xuất khẩu
tồn ngành, trong đó, Nhật Bản chiếm 15%, với các mặt hàng thế mạnh là tơm, bạch tuộc, cá ngừ…
Cùng đó, mặc dù đã có hai hiệp định thương mại với Việt Nam, nhưng Nhật Bản vẫn giữ mức thuế 3,5% đối với thủy sản tươi sống và 7,3% đối với thủy sản chế biến của Việt Nam nhập khẩu vào nước này. Do vậy, việc xuất khẩu những mặt hàng này vào Nhật Bản còn rất hạn chế. Khi CPTPP chính thức có hiệu lực, các mức thuế này tiếp tục được giảm sâu và loại bỏ, tạo ra lợi ích đáng kể so với những gì hai bên đang có.[19]
Theo cam kết của Nhật Bản tại CPTPP, đa số mặt hàng thủy sản có thế mạnh của Việt Nam được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực như cá ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dưa, cá kiếm, một số loài cá tuyết, surimi, cua, ghẹ…
Nhật Bản cam kết cắt giảm thuế tốt hơn nhiều so với trong Hiệp định FTA song phương giữa 2 nước (như cam kết xóa bỏ ngay 86% số dòng thuế, tương đương 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản và gần 90% số dòng thuế sau 5 năm). Đây là lần đầu tiên, Nhật Bản cam kết xóa bỏ hồn tồn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông, thủy sản xuất khẩu của ta. Toàn bộ các dòng hàng thủy sản khơng cam kết xóa ở trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Nhật Bản sẽ được xóa bỏ vào năm thứ 6, năm thứ 11 hoặc năm thứ 16 kể từ khi hiệp định có hiệu lực.
Đại dịch COVID - 19
Tuy nhiên sự bùng phát của đại dịch COVID – 19 vào cuối năm 2019 đầu 2020 đã làm cho không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới chứng kiến một cuộc khủng hoảng về kinh tế trong nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia thực hiện phong tỏa khiến cho việc giao thương giữa các nước đi vào bế tắc. Chuỗi cung ứng nguyên liệu và cung ứng thành phẩm bị “đứt gãy”, dòng hàng và dòng tiền đều thiếu hụt hoặc ùn ứ trong bối cảnh doanh nghiệp phải gia tăng
tối đa trách nhiệm xã hội với chuỗi và với người lao động khiến doanh nghiệp chịu nhiều khó khăn và các sức ép lớn trong đợt dịch COVID-19.
Thủy sản Việt Nam năm 2020 chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID – 19. Nuôi trồng và khai thác thủy sản đều bị ảnh hưởng. Có những giai đoạn (như từ tháng 3 đến tháng 5), sản phẩm nuôi như tôm và cá tra không xuất được, lượng tồn kho tăng nhưng hệ thống kho lạnh ở Việt Nam không đủ, thuê kho giá đắt. Khai thác hải sản khó khăn, sản lượng giảm. Trong những năm gần đây các công ty phải nhập khẩu các sản phẩm biển từ các nước láng giềng nhưng năm nay cũng bị giảm nhập vì dịch Covid ảnh hưởng sản lượng và vận tải của các nước.
Đối với Nhật Bản, ngành Thủy sản của Nhật Bản đã phải đối mặt với một số tình huống nguy cấp khi các hạn chế ra vào các cảng nước ngoài đã gây khó khăn cho các hoạt động cập bến và thay thế thủy thủ đoàn. Nhu cầu ăn uống giảm và lượng khách trong và ngoài nước giảm đã làm giảm tiêu thụ thủy sản và dẫn đến giá thị trường giảm, đặc biệt là đối với các loại cá cao cấp như cá ngừ.
Kết quả khảo sát trực tuyến về nghề cá Nhật Bản trong điều kiện COVID-19 do Viện Nghiên cứu Con người và Thiên nhiên Nhật Bản thực hiện từ ngày 29 tháng 5 đến ngày 8 tháng 7 năm 2020 với 350 người tham gia khảo sát bao gồm 108 ngư dân và 242 người mua và chế biến chỉ ra rằng:
• Giảm trung bình 33% doanh thu bán cá và giảm 31% tỷ lệ người mua và chế biến.
• Doanh số bán hàng qua các kênh thông thường thông qua chợ đầu mối giảm, nhưng doanh số bán hàng trong thương mại điện tử lại tăng nhẹ (B đến C). Xuất khẩu các sản phẩm thủy sản bị đình trệ và các cuộc đàm phán kinh doanh với các khách hàng nước ngoài gặp nhiều thách thức. Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ ngành này thơng qua Gói Kinh tế Khẩn cấp COVID-19. Điều
này đã bao gồm một loạt các biện pháp để đảm bảo việc làm và tính liên tục của hoạt động kinh doanh trong ngành, cung cấp hỗ trợ cho lao động có tay nghề nước ngồi và để lưu trữ sản lượng đánh bắt dư thừa. Xuất khẩu thủy sản của Nhật Bản cũng đã nhận được sự hỗ trợ của chính phủ.
Các hiệp hội ngành thủy sản đã tập trung vào nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm thủy sản trong giai đoạn này bằng cách thúc đẩy bán hàng trực tuyến trực tiếp, cung cấp hải sản cho bữa trưa ở trường học và đưa ra các sáng kiến tiếp thị.
Trong bối cảnh dịch Covid – 19 vẫn đang diễn ra phức tạp tại Nhật, do phải làm việc ở nhà, đóng cửa trường học và sống xa nhà, người Nhật bắt đầu chuẩn bị và ăn ở nhà thường xuyên hơn. Điều này dẫn đến sự phát triển đột biến của các sản phẩm thực phẩm đóng gói tiết kiệm thời gian, đặc biệt là đồ ăn sẵn đông lạnh và nước sốt nấu ăn giúp người tiêu dùng chuẩn bị bữa ăn nhanh hơn và dễ dàng hơn. Nhật Bản có một nền văn hóa kinh doanh truyền thống hạn chế phần lớn làm việc tại nhà cho đến khi COVID-19 xuất hiện, làm việc từ xa trở thành một lựa chọn mới cho hàng triệu người lao động. Có khả năng làm việc tại nhà sẽ được chấp nhận rộng rãi hơn ở Nhật Bản ngay cả khi mối đe dọa về COVID-19 giảm bớt. Các nhà sản xuất thực phẩm đóng gói chế biến nhanh nên nắm bắt cơ hội này để đáp ứng nhu cầu mới tiềm năng, không chỉ cho cơng việc tại nhà, mà cịn vì người tiêu dùng Nhật Bản có thể có xu hướng ở nhà và tránh các dịch vụ ăn uống ít nhất trong thời gian tới.