Xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng là một trong những ngành trọng điểm góp phần phát triển đất nước, do đó chính phủ Việt Nam đặc biệt chú trọng và áp dụng những quan điểm sau trong q trình thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản.
Ngành thủy sản vẫn lấy xuất khẩu làm động lực phát triển, coi xuất khẩu là hướng phát triển mũi nhọn và ưu tiên số một, lấy các thị trường các nước có nền kinh tế phát triển cao (Bắc Mỹ, Nhật Bản, EU) và Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) và một số thị trường mới như Hàn Quốc, ASEAN là các thị trường chính, đồng thời coi thị trường trong nước là một thị trường đang phát triển đầy tiềm năng với những đòi hỏi ngày càng cao về sự phong phú và chất lượng.
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục là mũi nhọn trong phát triển kinh tế thủy sản, trước hết là kinh tế biển, có vai trị và vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân vùng biển. Phát triển kinh tế thủy sản phải dựa trên tiêu chuẩn cơ bản là hiệu quả và bền vững. Hiệu quả được thể hiện ở mức độ lợi nhuận và tổng thu nhập trên một đơn vị đất đai canh tác thủy sản và trên một đồng vốn đầu tư, năng suất lao động tính bằng giá trị.
Sự bền vững phải được xem xét toàn diện: kinh tế (giữ được hiệu quả kinh tế cao, lâu dài); môi trường (phù hợp với các điều kiện sinh thái, không gây ô nhiễm môi trường, khơng làm suy thối các nguồn lợi tự nhiên) và kinh tế - xã hội (thu hút chuyển giao công nghệ và vốn đầu tư nước ngoài, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng cải thiện hơn…).
Xuất khẩu và chế biến xuất khẩu thủy sản phải gắn bó mật thiết và trực tiếp đẩy sự phát triển của khai thác, nuôi trồng thủy sản, trên cơ sở cơ cấu kinh tế với sự tham gia tích cực của nhiều thành phần kinh tế; tạo tích lũy lớn để tái sản xuất mở rộng, nhanh chóng tiến hành cơng nghiệp hố - hiện đại hoá, thực hiện nhưng song các mục tiêu: phát triển năng lực sản xuất, tái tạo và phát triển nguồn lợi, bảo vệ môi trường, tái tạo và phát triển sức lao động nghề cá.
Xuất khẩu thủy sản phải đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với đổi mới công nghệ, kỹ thuật và trang thiết bị, phối hợp hài hoà với phát triển sản xuất cho nhu cầu xuất khẩu tại chỗ và tiêu dùng nội địa, mở rộng nhập khẩu bổ sung nguyên liệu tái xuất khẩu. Phát triển xuất khẩu và chế biến thủy sản phải dựa trên thực hiện chiến lược, đổi mới tổ chức quản lý, chuyển hẳn từ quản lý chủ yếu dựa vào kinh doanh tiềm và năng lực cá nhân sang quản lý chủ yếu bằng trí thức khoa học đáp ứng nhu cầu phát triển.
Hội nhập với nghề cá thế giới và khu vực là định hướng tất yếu. Mọi luật lệ, các quy định và cách hành xử của nghề cá Việt Nam phải phù hợp với những công việc và luật pháp quốc tế và khu vực: mọi điều kiện sản xuất và kinh doanh như mơi trường và an tồn thực phẩm… phải được cải thiện cho phù hợp và đáp ứng với những đòi hỏi của các thị trường.