Bài học rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 58 - 61)

Qua việc trình bày và phân tích những cách thức Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan – những cường quốc trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản trên thế giới đã áp dụng, chúng ta có thể rút ra một số bài học vận dụng cho Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản như sau:

Thứ nhất, xây dựng một chiến lược phát triển xuất khẩu thủy sản phù hợp với khả năng thực tiễn. Xác định đúng thị trường trọng điểm, lựa chọn những mặt hàng chủ lực (có thể chỉ là một số mặt hàng mang tính đặc thù nhưng có giá trị cao – trường hợp của Thái Lan) để từ đó có thể thực thi những bước đi thích hợp trong việc khai thác thị trường, đẩy mạnh sản xuất.

Thứ hai, chủ động trong nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Cần phát triển hệ thống nuôi trồng thủy sản đáp ứng được yêu cầu của thị trường, nhất là các loại thủy sản có giá trị cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của Việt Nam (tôm, nhuyễn thể…). Bên cạnh đó, cũng cần chủ động nhập khẩu nguyên liệu thô để gia công chế biến phục vụ xuất khẩu.

Thứ ba, đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các quốc gia, tổ chức, tập đoàn lớn về chế biến sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Khuyến khích các nhà đầu tư phát triển ngành thủy sản. Có những chính sách ưu đãi phù hợp để thu hút các nhà đầu tư.

Thứ tư, đăng kí bảo hộ thương hiệu cho những sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Vì chưa có được thương hiệu quốc gia cho sản phẩm chủ lực do đó sản phẩm thủy sản Việt Nam lệ thuộc nhiều vào biến động thị trường, lợi nhuận thấp và chịu sức ép cạnh tranh lớn.

Thứ năm, nhiều mặt hàng thủy sản của Việt Nam thường gặp rào cản kỹ thuật, y tế tại các thị trường lớn và khó tính như Nhật, EU do đó cần tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát về chất lượng và an toàn thực phẩm. Thường xuyên cập nhật những tiêu chuẩn, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm

để các nhà sản xuất trong nước kịp thời áp dụng nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa theo chuẩn quốc tế.

Thứ sáu, tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại cho thủy sản xuất khẩu của Việt Nam thông qua các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế. Cần nâng cao hiệu quả hoạt động của VASEP hoặc nếu cần các cơ quan hữu quan nên thành lập một cơ quan riêng để điều phối, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giống như Ấn Độ đã thành lập MPEDA.

Tiểu kết Chương 1

Với mục tiêu là cung cấp cơ sở lý luận cho Chương 2, trong Chương 1 đã trình bày khái quát các nội dung sau:

- Những lý luận về chính sách xuất khẩu thuỷ sản như: khái niệm chính sách, chính sách xuất khẩu thuỷ sản, vai trò của thuỷ sản đối với nền kinh tế.

- Trình bày những lý luận cơ bản về chính sách, chính sách xuất khẩu thuỷ sản.

- Những lý luận về thực thi chính sách trợ chính sách xuất khẩu thuỷ sản, tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hưởng tói thực thi chính sách xuất khẩu thuỷ sản, kinh nghiêm thực thi chính sách xuất khẩu thuỷ sản của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)