Giải pháp tăng cường kiểm tra giám sát thực thi chính sách xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 122 - 123)

3.4. Giải pháp thực thi chính sách xuất khẩu thủy sảnViệt Nam sang Nhật

3.4.4. Giải pháp tăng cường kiểm tra giám sát thực thi chính sách xuất khẩu

- Thứ nhất, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành, UBND các tỉnh thành phố tham gia vào việc nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản cần có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản cụ thể. Phân công, phân nhiệm rõ ràng và đưa ra các mốc thời gian báo cáo, kiểm tra cụ thể.

- Thứ hai, trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách về hành chính phục vụ chính sách xuất khẩu trong đó có xuất khẩu thủy sản như: đơn giản hóa các thủ tục cấp giấy đầu tư, số hóa các hoạt động đăng kí, khai báo xuất khẩu… Tuy nhiên, các cơ quan thực thi chính sách cần có thao tác tự đánh giá cũng như thăm dò, khảo sát ý kiến của doanh nghiệp để xác định những cải cách đó có thực sự đem lại hiệu quả như mục tiêu đề ra.

- Thứ ba, tăng cường vai trò của các doanh nghiệp, doanh nhân trong việc thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản. Xây dựng ý thức để mọi thành viên tham gia thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản đều là một người giám sát. Các cơ quan nhà nước cần tạo những kênh trực tiếp như đường dây nóng, website để các doanh nghiệp, doanh nhân có thể phản ánh tình hình thực thi chính sách xuất khẩu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nếu mọi phản ánh đều thông qua một kênh duy nhất là VASEP thì khơng phải lúc nào cũng đáp ứng kịp thời các vấn đề phát sinh trong q trình thực thi chính sách.

- Thứ tư, thị trường Nhật Bản đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật rất nghiêm ngặt. Do đó, các cơ quan hữu trách, đặc biệt là Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) thường xuyên ra soát, cập nhật quy định của Nhật Bản về danh mục các chỉ tiêu hóa học chỉ định kiểm nghiệm với các mặt hàng thủy sản. Trên cơ sở đó, thơng tin sớm cho các doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu. Đồng thời, chỉ cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cho các doanh nghiệp đã thực hiện đúng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Thứ năm, quy chuẩn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan đồng cấp giữa Việt Nam và Nhật Bản có một số khác biệt. Do đó, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Bộ Công thương và Bộ Ngoại giao cần chủ động, tích cực đẩy mạnh hoạt động đàm phán để ký kết các thỏa thuận hợp tác, công nhận lẫn nhau với cơ quan thẩm quyền của Nhật Bản, tạo cơ chế giảm kiểm tra hai lần; phản đối, góp ý đối với những quy định về ATTP không phù hợp của các thị trường nhập khẩu. Đảm bảo quy trình kiểm tra, kiểm nghiệm và cấp chứng nhận ATTP (chứng thư) cho lô hàng thủy sản xuất khẩu một cách chặt chẽ nhằm giảm thiểu các lô hàng được cấp chứng thư xuất khẩu bị cảnh báo, trả về.

- Thứ sáu, cần có chế tài xử lý cụ thể đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản nhưng nhiều lần hoặc cố tình vi phạm các quy định của nước bạn bởi điều này sẽ làm giảm uy tín của thủy sản Việt Nam. Các chế tài này có thể là rút giấy phép xuất khẩu tạm thời, không cấp chứng thư ATTP, cảnh cảo, phạt tiền…

3.4.5. Giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)