Yếu tố ảnh hưởng tới thực thi chính sách xuất khẩu thuỷ sản

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 47 - 52)

1.5. Tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hưởng tới thực thi chính sách xuất khẩu

1.5.2. Yếu tố ảnh hưởng tới thực thi chính sách xuất khẩu thuỷ sản

Xuất phát từ các góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu về chính sách đã nêu ra những danh sách các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách. Có thể kể đến một số nghiên cứu điển hình như sau [1]:

Hai tác giả McLaughlin và Milbrey Walin cho rằng việc thực thi chính sách cơng chịu ảnh hưởng của các yếu tố: 1) mức độ thống nhất, đồng thuận về mặt nhu cầu và quan điểm giữa chủ thể thực thi chính sách và đối tượng chính sách; 2) mức độ tương tác, chia sẻ thơng tin theo hướng bình đẳng giữa chủ thể thực thi chính sách và đối tượng chính sách; 3) sự linh hoạt về mục tiêu và phương thức thực hiện chính sách theo sự thay đổi của mơi trường của chủ thể thực thi chính sách; 4) lợi ích và định hướng giá trị của đối tượng chính sách.

Paul A. Sabatier và Daniel A. Mazmanian lại cho rằng có ba nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thực thi chính sách, 1) tính chất của vấn đề chính sách; 2) chất lượng chính sách, nguồn lực cho chính sách, sự tương tác và phối hợp giữa các cơ quan trong thực thi chính sách, năng lực của nhân viên thực thi

chính sách, sự tham gia của xã hội; 3) các yếu tố bên ngồi thuộc về mơi trường như môi trường kinh tế, sự tham gia của truyền thông đại chúng, mức độ ủng hộ và sự tham gia của cơng chúng và các đồn thể xã hội.

Trong trường hợp chính sách xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, luận văn sẽ sử dụng quan điểm của B. Smith - một quan điểm truyền thống để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách. Theo đó, những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là 1- chất lượng chính sách, 2 - năng lực của cơ quan hoặc tổ chức thực thi chính sách, 3 - đối tượng chính sách, tức mức độ tiếp nhận chính sách của đối tượng chính sách như thế nào? 4 - nhân tố môi trường, tức môi trường văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế.

Thứ nhất, yếu tố chất lượng chính sách. Sự ảnh hưởng của chất lượng chính sách đối với hiệu quả thực thi chính sách thể hiện ở hai điểm chủ yếu: tính đúng đắn của chính sách và tính rõ ràng, cụ thể của chính sách. Tính đúng đắn của chính sách xuất khẩu thủy sản phải đảm bảo phù hợp với thực tế khách quan: năng lực của ngành chế biến, xuất khẩu thủy sản, mang lại lợi ích cho kinh tế đất nước, cho những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản, cho bà con ngư dân… Tính đúng đắn của chính sách xuất khẩu thủy sản cịn phải được thể hiện ở sự đúng đắn về quan điểm, định hướng phát triển. Tính rõ ràng, cụ thể của chính sách là cơ sở để thực thi chính sách có hiệu quả và để tiến hành đánh giá và giám sát q trình thực thi chính sách. Để thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản về mặt kỹ thuật, chính sách đó cần phải rõ ràng, cụ thể về phương án, biện pháp và các bước triển khai ở từng cấp, từng bộ, từng ngành và từng địa phương; từng khoảng thời gian cụ thể ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn; ở từng nhóm lĩnh vực như nuôi trồng, chế biến, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường… Đồng thời, chính sách cần nêu rõ kết quả cần đạt được, xác định rõ thời gian hoàn thành.

Thứ hai, năng lực của cơ quan hoặc tổ chức thực thi chính sách. Bất cứ chính sách nào cũng cần dựa vào chủ thể thực thi chính sách để thực hiện. Các cơ quan, tổ chức, thực thi chính sách am hiểu, nắm vững chính sách, đầu tư cho việc thực thi chính sách, có tinh thần đổi mới, sáng tạo, trách nhiệm với cơng việc và có trình độ quản lý tương đối cao là điều kiện quan trọng để thực thi chính sách có hiệu quả. Với chính sách xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, năng lực của các cán bộ trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và đầu tư và các bộ ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là điều cần được quan tâm. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm tới cơ chế tổ chức, hoạt động của các cơ quan này trong việc thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản liệu đã phù hợp với thực tiễn địi hỏi. Sự tương tác, phối hợp, liên thơng giữa các cá nhân trong cùng một đơn vị, cơ quan, giữa các cơ quan đồng cấp, giữa cơ quan cấp trên và cấp dưới đã thực sự hiệu quả, hài hòa và nhịp nhàng trong việc thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản.

Thứ ba, đối tượng chính sách, tức mức độ tiếp nhận chính sách của đối tượng chính sách như thế nào. Trong trường hợp này là của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và các doanh nghiệp, ngư dân hoạt động trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản. Chính sách xuất khẩu thủy sản nếu mang lại lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hoặc mức độ điều chỉnh của chính sách đối với hoạt động nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu của doanh nghiệp khơng lớn thì thường dễ được tiếp nhận, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả thực thi chính sách. Ngược lại, nếu các doanh nghiệp cho rằng, chính sách mới khơng mang lại lợi ích cho họ hay ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của họ thì các doanh nghiệp sẽ ít tiếp nhận chính sách, thậm chí là cản trở thực hiện chính sách. Bên cạnh đó, các cơ quan thực thi chính sách cũng cần lưu ý đến cách thức truyền tải nội dung chính sách để

các doanh nghiệp hiểu được ý nghĩa, mục đích của chính sách từ đó tăng sự tiếp nhận và ủng hộ chính sách của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.

Thứ tư, nhân tố môi trường, tức mơi trường văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế. Việc thực thi bất cứ chính sách nào trong đó có chính sách xuất khẩu thủy sản cũng chịu sự ảnh hưởng của mơi trường. Mơi trường thích hợp sẽ có lợi cho việc thực thi chính sách. Với chính sách xuất khẩu thủy sản, cần làm rõ Chính phủ và các Bộ, ban ngành có liên quan đã có những giải pháp gì để thu hút các nguồn lực giúp cho việc thực thi chính sách được hiệu quả, trình độ văn hóa và sự hiểu biết của người dân Việt Nam về chính sách như thế nào, sự phát triển của các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến thủy sản đang ở mức nào…

1.6. Kinh nghiệm thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản của một số quốc gia sang Nhật Bản và bài học cho Việt Nam

1.6.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Từ năm 2002 đến nay, Trung Quốc liên tục là nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc đã đạt 19,94 tỉ USD. Con số trên cho thấy tốc độ phát triển vượt bậc của ngành xuất khẩu thủy sản của quốc gia này. Năm 1980, tổng khối lượng xuất nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc là 0,4 tỷ USD; năm 1997 tăng lên 4,36 tỷ USD; năm 2002 là 6,96 tỷ USD; năm 2017 là năm giá trị xuất khẩu thủy sản Trung Quôc đạt con số kỷ lục với 20,5 tỷ USD.

Để tạo được những kết quả tích cực trong xuất khẩu thủy sản, Trung Quốc đã thực hiện nhiều giải pháp mang tính đồng bộ.

Về chiến lược phát triển: Đẩy mạnh việc điều chỉnh có tính chiến lược kết cấu nghề cá, tiến hành cải tiến cơ cấu ngành, chuyển hướng mạnh từ nghề cá truyền thống sang nghề cá hiện đại, từ chú trọng hoạt động đánh bắt sang hoạt động nuôi trồng, tăng hàm lượng chế biến, chú trọng việc đầu tư vào các

chủng loại sản phẩm có giá trị gia tăng cao, liên tục mở rộng thị trường xuất khẩu và phản ứng nhanh chóng khi thị trường xuất khẩu mục tiêu xuất hiện nhiều rào cản thương mại mới.

Về chiến lược lựa chọn thị trường xuất khẩu thủy sản: Trung Quốc đã xây

dựng chiến lược khai thác thị trường xuất khẩu thủy sản theo hai phương thức: tìm kiếm thị trường mới và tăng mức xuất khẩu tại các thị trường vốn có. Các thị trường truyền thống của Trung Quốc là Nhật Bản, Mỹ, EU, ASEAN… Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh tập trung quá mức vào một thị trường nào đó để đảm bảo xuất khẩu thủy sản tăng nhanh và ổn định. Các thị trường như Bắc Mỹ, Tây Âu và các nước đang phát triển là những thị trường có nhiều tiềm năng được Trung Quốc đẩy mạnh phát triển xuất khẩu thủy sản.

Về chiến lược đa dạng hóa mặt hàng thủy sản xuất khẩu: trước nhu cầu

thủy sản tăng cao, Trung Quốc đã thực thi chính sách đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Ngoài các mặt hàng thủy sản truyền thống như cá, tơm, Trung Quốc cịn có thế mạnh xuất khẩu các mặt hàng như giáp xác, nhuyễn thể, cá ngun con đơng lạnh… Trung Quốc cịn đẩy mạnh việc nhập nguyên liệu thô từ các nước khác để chế biến xuất khẩu. Để thúc đẩy hoạt động này, Trung Quốc đã có chính sách giảm thuế đối với thủy sản nhập khẩu để chế biến và tái xuất (thấp hơn nhiều so với nhập khẩu để tiêu thụ trong nước). Đây cũng là một hướng đi hiệu quả để tận dụng trình độ chế biến cao nhằm thu về lợi nhuận lớn thơng qua hoạt động gia cơng. Ví dụ, năm 2014, Trung Quốc đã nhập khẩu khối lượng thủy sản có giá trị 6,8 tỷ USD nhưng đã xuất khẩu đến 20,8 tỷ USD [28]; năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu 12,7 tỷ USD các loại thủy sản nhưng đã xuất khẩu được 18,3 tỷ USD…

Về hoạt động nuôi trồng thủy sản: Phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản căn cứ vào diễn biến và dự báo thị trường để định hướng cho người dân

cơ cấu đối tượng ni trồng phù hợp, các giống lồi mới, có nhiều ưu điểm là đặc sản của các vùng, tiến hành giao khoán mặt nước nuôi trồng thủy sản, khuyến khích hoạt động ni trồng, cấp giấy chứng nhận ni trồng để người dân yên tâm sản xuất và có trách nhiệm đối với sản phẩm, chú trọng công tác phát triển và ứng dụng khoa học cơng nghệ. Chính nhờ có chính sách này mà ngay từ năm 1990, Trung Quốc đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới có sản lượng thủy sản ni cao hơn sản lượng khai thác (chiếm 55,47% tổng sản lượng thủy sản). Đến năm 2008, thủy sản nuôi của Trung Quốc thậm chí

chiếm tới 70% tổng sản lượng thủy sản. Về việc xây dựng thương hiệu: Trung Quốc đã tăng cường khâu kiểm

tra, giám sát về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Đưa ra các quy định và thực hiện các chương trình nhằm nâng cao chất lượng thủy sản xuất khẩu để xây dựng và gia tăng uy tín cho các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ Trung Quốc. [11].

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)