2.1. Tổng quan hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
2.1.3. Thực trạng xuất khẩu thủy sảnViệt Nam
2.1.3.1. Giá trị và tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Thủy sản là một trong mười hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2019, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 8,54 tỷ USD, chiếm khoảng 3,2% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, đứng thứ 7 sau các mặt hàng : Điện thoại các loại và linh kiện; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Hàng dệt, may; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; Giày dép các loại; Gỗ và sản phẩm gỗ (Thống kê xuất khẩu hàng hóa 2019, trang 01 – 02)
Biểu đồ 2.1. Giá trị và tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2009 – 2019
(Nguồn: Niêm giám thống kê Hải quan về hàng hóa XNK Việt Nam năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 và 2019) -5% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 0 2 4 6 8 10 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Qua biểu đồ 2.1, cho thấy giá trị xuất khẩu thủy sản từ năm 2009 đến năm 2019 tăng dần qua các năm, giá trị xuất khẩu thủy sản tăng bình quân khoảng 0,43 tỷ USD/năm. giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2019 tăng khoảng 2,03 lần so với giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2009 (4,2 tỷ USD), mức tăng so với năm 2009 là 4,34 tỷ USD. tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu thủy sản của việt nam qua các năm có nhiều biến động và không ổn định. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh vào năm 2011, 2014, 2015 và năm 2017 lần lượt là 21,8%, 16,9%, 16,1% và 17,9%. Năm 2012 và 2019, tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu thủy sản âm so với năm trước đó, lần lượt là – 0,40% và - 0,39%. Những nguyên nhân chính của sự sụt giảm lớn của năm 2012 là do: (i) nhu cầu nhập khẩu thủy sản của các thị
trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam giảm mạnh do chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới, thị trường EU giảm mạnh nhất, khoảng 9% so với năm 2011; kế đến là thị trường Mỹ, giảm khoảng 4% so với năm 2011; (ii) khối lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
trong nước phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu giảm; (ii) các thị trường xuất khẩu chủ lực (EU, Mỹ và Nhật Bản) tăng cường công tác kiểm tra các lô hàng nhập khẩu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Trifluraline và dư lượng kháng sinh nhóm Quinolone.
2.1.3.2. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam
Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2019 chủ yếu là các loại tôm, cá tra, cá ngừ, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, mực, bạch tuộc, cua ghẹ, các mặt hàng khơ và hải sản đóng hộp. Trong đó, mặt hàng tơm và cá tra là hai mặt hàng chiếm tỷ trọng cao, khoảng 50 - 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. (Vasep, 2019)
Tôm là mặt hàng xuất khẩu quan trọng bậc nhất của Việt Nam trong những năm 1990 đến nay, luôn duy trì tỷ trọng cao khoảng 37 – 50% tổng giá
trị xuất khẩu thủy sản. Mặt hàng tôm xuất khẩu chủ yếu là tôm sú và tôm chân trắng dưới dạng đông lạnh, chiếm tỷ trọng khoảng 90% tổng giá trị xuất khẩu tôm. Mặc dù, xuất khẩu tôm chân trắng mới bắt đầu từ năm 2009, nhưng tôm chân trắng đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường thế giới và xuất khẩu tôm chân trắng tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng hàng năm hơn 100% so với năm trước. Từ năm 2015 đến 2019, giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm thẻ chân trắng tiếp tục tăng gấp đôi giá trị năm trước. Năm 2019, giá trị xuất khẩu tôm chân trắng cao gấp gần 2,5 lần giá trị xuất khẩu năm 2015, từ 977,59 triệu USD (năm 2015) lên đến 2,36 tỷ USD (năm 2019). Trong khi đó, xuất khẩu tơm sú tăng tương đối ổn định qua các năm. Giai đoạn 2015 – 2019, xuất khẩu tôm sú tăng trưởng ổn định qua các năm (trừ năm 2019, giảm mạnh 15% về giá trị so với năm 2018) (Vasep, 2019).
Cá tra là mặt hàng thủy sản xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, sau mặt hàng tôm, chiếm tỷ trọng khoảng 20 - 27% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2015 – 2019. Giá trị xuất khẩu luôn trên 1,4 tỷ USD, tăng trưởng ổn định qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 6,5%/năm (Vasep, 2019).
Cá ngừ là mặt hàng thủy sản xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam. Với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên biển đa dạng, phong phú và sự đầu tư phát triển các hoạt động đánh bắt xa bờ hiệu quản nên sản lượng đánh bắt cá ngừ trong thời gian qua cũng tăng đáng kể về sản lượng đánh bắt, phục vụ tốt nhu cầu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các nước về mặt hàng này. Xuất khẩu cá ngừ trong thời gian từ 2015 – 2019 tăng trưởng mạnh từ 455 triệu USD, chiếm tỷ trọng 6,93% (năm 2015) tăng lên 714 triệu USD, chiếm tỷ trọng 8,36% (năm 2019), tốc độ tăng trưởng bình quân gần 11,75%/năm (Vasep, 2019).
Xuất khẩu mực, bạch tuộc trong thời gian qua có xu hướng tăng cả về giá trị xuất khẩu lẫn tỷ trọng xuất khẩu. Năm 2015, giá trị xuất khẩu đạt 429
triệu USD, chiếm tỷ trọng 6,54%. Năm 2019, giá trị xuất khẩu đạt 689 triệu USD, chiếm tỷ trọng 8,57%. Tốc độ tăng trưởng bình quân gần 4,2%/năm [8].
Xuất khẩu cua, ghẹ và giáp xác khác tăng ổn định trong giai đoạn từ 2015 đến 2019, nhưng giá trị xuất khẩu mặt hàng này từ năm 2015 đến năm 2019 chỉ dao động ở mức dưới 200 triệu USD.
Nhìn chung, từ các số liệu và phân tích ở trên, tơm và cá tra vẫn là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong giai đoạn 2015 – 2019, có thể nói là giai đoạn thành cơng nhất của xuất khẩu mặt hàng tôm chân trắng và cá ngừ với tốc độ tăng trưởng bình quân lần lượt là hơn 100% và 20%/năm. Các mặt hàng khác cịn lại vẫn tăng trưởng ở mức trung bình với tốc độ dưới 10%/năm.
2.1.3.3. Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Hiện nay, hàng hóa thủy sản Việt Nam đã được xuất khẩu hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản luôn là ba thị trường xuất khẩu “quen thuộc” của Việt Nam kể từ sau giai đoạn mở cửa nền kinh tế đến nay, luôn chiếm tỷ trọng trên 40% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Bên cạnh đó, Hàn Quốc, ASEAN là hai thị trường lớn thứ 5, thứ 6 của xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian qua. Giá trị xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản từ hai thị trường này tăng chậm. Năm 2019, giá trị xuất khẩu thủy sản của 2 thị trường này chỉ tăng thêm 25% giá trị năm 2015.
Số liệu từ Niên giám thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu các năm từ 2015 – 2019 cho thấy, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường tăng dần qua các năm. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sảnViệt Nam sang các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc có xu hướng tăng cao. Mặc khác, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang ba thị trường chủ lực như Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc và ASEAN ở mức thấp.
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Châu Âu tăng nhẹ và ổn định về giá trị xuất khẩu nhưng giảm dần tỷ trọng xuất khẩu. Năm 2015, giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường Châu Âu đạt 1,17 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 17,81% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Đến năm 2019, giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt khoảng 1,25 tỷ USD, tỷ trọng xuất khẩu chỉ còn 14,63%, đứng vị trí thứ 3 sau Mỹ và Nhật bản. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu trung bình giai đoạn 2015 – 2019 khoảng 9,34%/năm [21].
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc có xu hướng tăng nhanh cả về giá trị xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu. Năm 2019, giá trị xuất khẩu đạt 1,23 tỷ USD, cao gấp hơn 2,5 lần giá trị xuất khẩu năm 2015 (đạt 0,45 tỷ USD). Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất vào năm 2015 và năm 2017, lần lượt là 51,1% và 60,3% [21].
Mặc dù, Mỹ là thị trường phức tạp và khó khăn nhất về các tranh chấp bán phá giá đối với hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đó là tơm và cá tra [31]. Nhưng do nỗ lực của Việt Nam trong việc giải quyết thành công các vụ tranh chấp về tôm tại thị trường này nên xuất khẩu tơm nói riêng hay xuất khẩu thủy sản nói chung sang thị trường này tăng ổn định trong giai đoạn này.
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong giai đoạn 2015 – 2019 có xu hướng tăng mạnh. Từ sau khi ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản vào năm 2009, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản được hưởng thuế nhập khẩu 0% và giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thủy sản nên xuất khẩu thủy sản sang thị trường này bắt đầu tăng trưởng. Thêm vào đó là Việt Nam từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng hàng hóa thủy sản xuất khẩu đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của Nhật Bản về dư lượng kháng sinh, dư lượng hóa học, …. Do đó, giá