1.3. Thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản
1.3.2. Tổ chức thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản
Quy trình chính sách gồm rất nhiều bước trong đó thực thi chính sách đóng vai trị vơ cùng quan trọng bởi nó là bước làm cho chính sách đi vào cuộc sống, biến chính sách thành những kết quả cụ thể. Một chính sách dù tốt đến đâu nhưng không được thực thi hoặc thực thi không hiệu quả cũng không đem lại ý nghĩa. Quy trình triển khai thực thi chính sách cơng nói chung và chính sách xuất khẩu thủy sản nói riêng được chia thành 3 giai đoạn cơ bản: Giai đoạn chuẩn bị triển khai chính sách; Giai đoạn chỉ đạo thực thi chính sách; Giai đoạn kiểm tra việc thực hiện chính sách. Mỗi giai đoạn lại gồm những công việc khác nhau. Giai đoạn chuẩn bị triển khai chính sách gồm: Xây dựng bộ máy tổ chức thực thi; Lập kế hoạch triển khai; Ra văn bản hướng dẫn; Tổ chức tập huấn. Giai đoạn chỉ đạo triển khai chính sách gồm: Truyền thông và tư vấn; Triển khai các chương trình, dự án; Vận hành các quỹ; Phối hợp hoạt động; Đảm bảo vận hành hệ thống cung cấp, dịch vụ hỗ trợ. Giai đoạn kiểm tra thực hiện chính sách gồm: Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi và thu thập thơng tin thực hiện chính sách; Đánh giá việc thực hiện; Điều chỉnh chính sách; Đưa ra sáng kiến hồn thiện, đổi mới chính sách [23, tr.132-133].
1.3.2.1. Giai đoạn chuẩn bị triển khai chính sách
Giai đoạn chuẩn bị triển khai chính sách gồm các bước: Xây dựng bộ máy tổ chức thực thi; Lập kế hoạch triển khai; Ra văn bản hướng dẫn; Tổ chức tập huấn. Ở tiểu mục này, luận văn tập trung phân tích một số nội dung có liên quan đến việc thực thi Quyết định 174/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính
phủ ban hành ngày 5/2/2021 về Phê duyệt đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030. Đây là chính sách mới nhất, cập nhật nhất cho đến nay có liên quan tới ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Mục tiêu tổng quát của đề án này nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế để thúc đẩy sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng nơng nghiệp trong đó có thủy sản.
Cấp quyết định chính sách trong trường hợp này là Thủ tướng Chính phủ đã chọn lựa các cơ quan thực thi chính sách và giao nhiệm vụ cho các cơ quan này. Cụ thể là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, các Hiệp hội ngành hàng và Doanh nghiệp. Về phía địa phương là Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Về nguyên tắc tổ chức thực thi chính sách nên hạn chế số cơ quan chịu trách nhiệm tới mức tối đa. Tuy nhiên, với những chính sách có phạm vi ảnh hưởng lớn, liên quan đến nhiều chức năng quản lý kinh tế xã hội, trong trường hợp này là chính sách phát triển xuất khẩu nơng lâm thủy sản cần có nhiều cơ quan đứng ra tổ chức thực hiện. Trong số này có một cơ quan chủ chốt chịu trách nhiệm điều phối chính đó là Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn. Các bộ ngành cịn lại có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng như các bộ ngành khác để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc trực tiếp chủ trì những nhiệm vụ nhánh thuộc lĩnh vực mình quản lý. Ví dụ: Bộ Khoa học và Cơng nghệ chủ trì việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cho các sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực của Việt Nam; Bộ Cơng thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan khác để tiến hành nghiên cứu, dự báo thị trường cho các mặt hàng nơng lâm thủy sản chủ lực; Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan khác để xây dựng và triển
khai chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản… Việc tham gia của nhiều cơ quan trong quá trình thực thi đề án này đặt ra đòi hỏi là sự phân công, phối hợp nhịp nhàng giữa các bên liên quan.
Bước tiếp theo của giai đoạn này là việc lập các kế hoạch triển khai (các chương trình, dự án phát triển). Căn cứ trên mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của đề án, bản phụ lục kèm theo đã đưa ra hệ thống các kế hoạch để triển khai đề án. Ví dụ: Từ năm 2021 - 2015, Bộ Nơng nghiệp và phát triển Nơng thơn phải chủ trì để xây dựng 3 trung tâm chiếu xạ ở vùng Bắc Trung Nam nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu; từ năm 2025 -2030, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần xây dựng chuỗi an tồn dịch bệnh sản phẩm chăn ni trong cả nước; Bộ Cơng thương hàng năm cần có kế hoạch, tháo gỡ các rào cản, giải quyết các tranh chấp quốc tế trong thương mại nông lâm thủy sản; Bộ Tài chính xây dựng chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa) tham gia vào các ngành công nghiệp phụ trợ…
Sau bước lập kế hoạch triển khai là bước ra các văn bản hướng dẫn cụ thể và tổ chức tập huấn để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào việc thực hiện chính sách “thúc đẩy xuất khẩu nơng lâm thủy sản đến năm 2030” hiểu đúng tinh thần và các biện pháp thực thi. Do đây là chính sách khá mới nên hiện nay mới có một số UBND tỉnh có các văn bản giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phổ biến cũng như xây dựng các kế hoạch tham mưu hoặc có các cơng văn. Chẳng hạn, ngày 24/2/2021, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định số 1349/UBND-KT về việc Triển khai thực hiện Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030; ngày 26/2/2021, Ninh Bình có cơng văn số 70/ UBND-VP3 về việc Triển khai thực hiện Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 của Thủ tướng Chính
phủ… Như vậy có thể thấy, giai đoạn chuẩn bị triển khai chính sách cần có sự phối hợp hành động của tất cả các bộ ngành trung ương và địa phương một cách nhịp nhàng, tuần tự.
1.3.2.2. Giai đoạn chỉ đạo triển khai chính sách
Giai đoạn này gồm 5 bước: truyền thông và tư vấn; Triển khai các chương trình, dự án phát triển; Vận hành các quỹ; Phối hợp hoạt động và Đảm bảo vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ. Mỗi bước đều có tầm quan trọng khác nhau tuy nhiên, việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan là một nội dung đặc biệt, có ảnh hưởng lớn tới việc thực thi chính sách nói chung và chính sách xuất khẩu thủy sản nói riêng.
Theo chiều dọc, sự phân công của của cấp trên làm cho cấp dưới nắm bắt được mục tiêu và yêu cầu chính sách của cấp trên, hiểu được cơng việc của mình cịn cấp trên cũng có thể nắm bắt được tình hình triển khai thực hiện của cấp dưới hay cấp thực thi trực tiếp. Tại Việt Nam, Quốc hội sẽ phê chuẩn và đưa ra những đường hướng, chính sách phát triển kinh tế chung của đất nước. Trên cơ sở đó, Chính phủ tiến hành triển khai các chính sách cụ thể trong đó có chính sách xuất khẩu thủy sản. Để thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản cần có nguồn nguyên liệu đảm bảo, kế hoạch, chương trình xuất khẩu, xúc tiến thương mại… Các nhiệm vụ này được Chính phủ giao cho các bộ ngành trực thuộc như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Cơng thương, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học Cơng nghệ… Ví dụ: tại điều 10, Nghị định 15/2017/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn có trách nhiệm “Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách phát triển thủy
sản sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định”; tại điều 15, Nghị định
98/2017/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Cơng thương có trách nhiệm “Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu hàng hố, thương mại biên giới và phát triển thị trường ngoài nước”… Ở cấp địa phương, Ủy ban nhân
dân các tỉnh, các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Cơng thương, Sở Tài chính… có trách nhiệm triển khai và thực thi các chính sách liên quan đến xuất khẩu thủy sản đối với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có liên quan.
Theo chiều ngang, việc thực thi chính sách thường liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân với chức năng, nhiệm vụ cụ thể, nhưng trong quá trình hợp tác giữa các cơ quan và thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công không tránh khỏi việc nảy sinh một số vấn đề, thậm chí là sự mâu thuẫn và xung đột. Vì vậy, sự phối hợp theo chiều ngang có tác dụng giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện sự hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan. Chẳng hạn, theo điều số 19, Nghị định 15/2017/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn “phối hợp với Bộ Công thương xây
dựng cơ chế, chính sách phát triển thương mại, thị trường nông sản; kế hoạch, chương trình xúc tiến thương mại; chương trình thương hiệu quốc gia về nông, lâm, thủy sản và muối” cũng như “phối hợp với Bộ Công thương tổ chức thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại và các biện pháp tự vệ đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngồi, hàng nơng sản nhập khẩu của nước ngoài vào Việt Nam”. Không chỉ phối hợp với các cơ
quan thuộc Bộ Công thương, ngành nuôi trồng thủy sản xuất khẩu còn cần phối hợp với các cơ quan thuộc các ngành khác có liên quan. Ví dụ, ngày 25/12/2018, Bộ Cơng thương có thơng tư số 52/2018/TT-BCT về quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản, áp dụng cho quá trình chế biến cơng nghiệp của các nhóm sản phẩm cá da trơn và tôm. Việc đưa ra quy định này có ảnh hưởng khơng nhỏ tới q trình chế biến nguyên liệu cũng như giá thành của các mặt hàng cá da trơn và tôm.
Bên cạnh các cơ quan của Chính phủ, cũng cần nhắc tới vai trị của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (tên viết tắt là VASEP) trong
việc thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản. Đây là tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, nhằm mục đích phối hợp, liên kết hoạt động của các doanh nghiệp, giúp nhau nâng cao giá trị, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam, phát triển tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thủy sản, đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của các hội viên. Trong nhiều trường hợp, VASEP đã có những tham vấn, kiến nghị, phản hồi tích cực đối với các cơ quan thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản góp phần nâng cao hiệu quả của việc xuất khẩu. Ví dụ, sau khi nhận được phản ánh của một số doanh nghiệp hội viên liên quan đến vướng mắc trong việc áp mã H/S cho sản phẩm chả cá đông lạnh (surimi), ngày 5/3/2021, VASEP đã có cơng văn 18/CV- VASEP gửi Tổng cục Hải quan về việc áp mã H/S đối với sản phẩm Surimi (chả cá) đơng lạnh. Do đó, ngày 12/4/2021, Tổng cục Hải quan đã có cơng văn 1723/TCHQ-TXNK: phân loại mặt hàng surimi (chả cá) đơng lạnh để giải thích và hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động trong nhóm hàng này.
1.3.2.3. Giai đoạn kiểm tra việc thực hiện chính sách
Giai đoạn này gồm 4 bước: Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi và thu thập thông tin thực hiện chính sách; Đánh giá việc thực hiện; Điều chỉnh chính sách; Đưa ra các sáng kiến hồn thiện, đổi mới chính sách.
Giai đoạn kiểm tra việc thực hiện là một khâu quan trọng trong q trình thực thi chính sách. Năng lực thực thi chính sách của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được biểu hiện, phản ánh cụ thể ở khả năng, kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm trong việc theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách. Khả năng, kiến thức, kỹ năng đó thể hiện ở trình độ am hiểu sâu sắc mục tiêu của chính sách, đối tượng chính sách và các quy định, các công cụ, các giải pháp thực hiện; nắm chắc, chính xác các quy định trong kế hoạch, các quy chế, nội quy thực hiện chính sách. Ngồi ra, phải có kỹ năng thu thập, cập nhập đầy đủ các
nguồn thông tin, các cơ sở dữ liệu thơng tin phản ánh về q trình triển khai và kết quả thực hiện chính sách từ các cơ quan, tổ chức hữu quan, đặc biệt là từ các đối tượng thụ hưởng chính sách và của người dân. Trên cơ sở đó, phân tích xử lý thơng tin, đối chiếu so sánh với các quy định trong chính sách, các quy định trong kế hoạch, quy chế, nội quy thực hiện chính sách để có cơ sở phát hiện, phòng ngừa và xử lý vi phạm (nếu có); phát hiện sơ hở trong quản lý, trong tổ chức thực hiện, đề xuất các giải pháp chấn chỉnh việc thực hiện, điều chỉnh các biện pháp, cơ chế góp phần hồn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách.
Ví dụ, trong cơng văn 2093/QLCL-CL1 có nội dung liên quan đến lô hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào EU bị cảnh cáo, Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã yêu cầu các Trung tâm Chất lượng Nông Lâm Thủy sản vùng 1,2,3,4 phải tiến hành đơn đốc các doanh nghiệp có lơ hàng bị EU cảnh báo khơng đảm bảo an tồn thực phẩm phải rà sốt tồn bộ hồ sơ kiểm soát chất lượng nguyên liệu, hồ sơ quản lý chất lượng sản xuất lô hàng để xác định nguyên nhân lô hàng khơng bảo đảm an tồn thực phẩm; thiết lập và thực hiện các hành động khắc phục phù hợp nhằm bảo đảm an tồn thực phẩm trong q trình sản xuất, chế biến thủy sản. Điều này cho thấy việc theo dõi, giám sát của các cơ quan thực thi chính sách với các chủ thể tham gia chính sách mà trong trường hợp này là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản là điều hết sức cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của việc xuất khẩu thủy sản.
Một ví dụ khác cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống thông tin phản hồi về thực hiện chính sách xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đó là những phản hồi của VASEP liên quan đến những vướng mắc trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản: công văn số 47/CV-VASEP (ngày 6/5/2021) gửi Tổng cục Thủy sản trao đổi, kiến nghị
tháo gỡ bất cập trong thực hiện kiểm soát IUU, cấp S/C, C/C tại các địa phương; Công văn 22/CV-VASEP (ngày 11/3/2021) kiến nghị tháo gỡ bất cập của nhà máy chế biến thuỷ sản liên quan đến các quy định danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Công văn 122/2020/CV-VASEP (ngày 13/10/2020) kiến nghị sửa đổi quy định về mã số mã vạch nước ngoài trên hàng xuất khẩu tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP… Đây là một kênh thông tin rất quan trọng để các cơ quan thực thi chính sách có cơ sở đánh giá, điều chỉnh những chính sách hiện hành sao cho phù hợp với thực tiễn.