Tình hình sản xuất thủy sảnViệt Nam

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 63 - 68)

2.1. Tổng quan hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

2.1.2. Tình hình sản xuất thủy sảnViệt Nam

Hoạt động sản xuất thủy sản Việt Nam chủ yếu từ hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Theo số liệu từ Tổng cục thống kê trong giai đoạn 2014-2019, sản lượng thủy sản Việt Nam tăng dần qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 6,1%/năm. Sản lượng thủy sản năm 2019 cao gần gấp 1,5 lần sản lượng thủy sản năm 2014 (6333,2 nghìn tấn). Sản lượng khai thác thủy sản có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong tổng sản lượng thủy sản. Năm 2014, sản

lượng khai thác thủy sản chiếm 46,14% trong tổng sản lượng thủy sản, đến năm 2019 cịn 45,69%. Trong khi đó, sản lượng ni trồng thủy sản trong giai đoạn này không mấy ổn địng nhưng vẫn tăng nhẹ tỷ trọng trong tổng sản lượng thủy sản [20]. Năm 2014, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng là 54,89% trong tổng sản lượng, đến năm 2019 là 54,31%. Điều này có thể nói rằng, sản lượng thủy sản Việt Nam còn phụ thuộc khá nhiều vào hoạt động khai thác thủy sản (chiếm 45,69% tổng sản lượng) và hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu để tăng sản lượng thủy sản Việt Nam khi sản lượng khai thác thủy sản ngày càng suy giảm và cạn kiệt.

2.1.2.1. Hoạt động khai thác thủy sản

Năm 2019 sản lượng khai thác thủy sản đạt 3777,7 nghìn tấn, tăng 29,35% so với sản lượng năm 2014. Trong đó, sản lượng khai thác biển chiếm đến 94,75% tổng sản lượng khai thác thủy sản, còn lại là sản lượng khai thác nội địa. Phân theo vùng khai thác thủy sản, sản lượng khai thác ven bờ chiếm 50,6%, sản lượng khai thác xa bờ là 49,4% tổng sản lượng khai thác thủy sản. Cơ cấu thủy sản khai thác biển chủ yếu là các loài cá biển, chiếm khoảng 90% tổng sản lượng khai thác biển, còn lại là các mặt hàng mực các loại. Nhìn chung, sản lượng khai thác thủy sản trong vịng năm năm qua có tăng dần qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân thấp chỉ khoảng 4,45%/năm

(Báo cáo VASEP, 2019)

Những hạn chế của hoạt động khai thác thủy sản chủ yếu đó là: Một là, hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản tập trung quá mức vào nguồn lợi thủy sản gần bờ (chiếm 50,6% tổng sản lượng khai thác thủy sản), chưa chú trọng nhiều đến nguồn lợi xa bờ. Trong khi đó nguồn lợi thủy sản gần bờ đã bị khai thác cạn kiệt và nguồn lợi thủy sản xa bờ chưa được đầu tư khai thác. Hai là, tàu thuyền khai thác và đánh bắt công suất nhỏ, công cụ và phương tiện đánh

bắt thô sơ đã ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sản xuất, sản lượng khai thác và hiệu quả khai thác. Năm 2019, cả nước có khoảng 35.382 chiếc tàu có cơng suất từ 90 CV trở với tổng cơng suất đạt 14326,8 nghìn CV (Niên giám thống

kê năm 2019, trang 575 – 576). Phương tiện khai thác thủy sản nội địa cịn rất

thơ sơ, chủ yếu là các công cụ khai thác truyền thống như chài, lưới, đăng, đó, … gần đây nơng dân thường dùng kích điện, xung điện để khai thác. Ba là,

hoạt động đánh bắt xa bờ của bà con ngư dân vẫn mang nặng tính tự phát, thiếu các mơ hình sản xuất hiệu quả trên biển như các tổ, đội và nhóm khai thác thủy sản; Bốn là, cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần cho khai thác, đánh bắt thủy sản yếu kém. Hiện cả nước chỉ có khoảng 89 cảng cá, bến cá để tàu thuyền có thể neo đậu và vận chuyển thủy sản đánh bắt. Thêm vào đó, có khoảng 803 cơ sở cơ khí đóng sửa tàu thuyền sản xuất phân tán, tư vấn, thiết kế theo kinh nghiệm dân gian, trình độ thủ cơng lạc hậu. Hơn 99% tàu cá Việt Nam là tàu vỏ gồm thiết kế dân gian, không gắn kết với các công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chưa tiếp cận được với các công nghệm các thiết bị tin học và viễn thông. Năm là, ý thức của ngư dân còn kém do chạy theo lợi

nhuận nên đã dùng các loại chất hóa học cấm để tẩm, ướp, bảo quản thủy sản sau khi đánh bắt. Do đó, để tăng sản lượng khai thác thủy sản trong thời gian tới, Việt Nam cần phải giải quyết căn bản các tồn tại trên.

2.1.2.2. Hoạt động nuôi trồng thủy sản

So với sản lượng khai thác thủy sản, sản lượng ni trồng thủy sản trong vịng sáu năm qua từ năm 2014 – 2019, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng ổn định qua từng năm với mức tăng trưởng sản lượng trung bình trên năm là 6,914%/năm. Sản lượng nuôi thủy sản tập trung chủ yếu ở hai vùng kinh tế thủy sản lớn nhất của Việt Nam đó là vùng đồng bằng sơng Cửu Long chiếm 70% tổng sản lượng nuôi trồng, vùng đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 17,06% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản (Niêm giám thống kê, 2019, trang

585 – 586 và tính tốn của tác giả). Đối tượng ni trồng thủy sản chủ yếu là

cá tra, cá basa và tôm sú, tôm chân trắng, tôm càng xanh. Hoạt động nuôi trồng thủy sản Việt Nam ngày càng có vai trị quan trọng hơn hoạt động đánh bắt thủy sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ động trong sản xuất, đã góp phần quan trọng trong hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động ni trồng thủy sản vẫn cịn nhiều mặt hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới để tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản và trở thành hoạt động sản xuất thủy sản chính của Việt Nam. Một là, thiếu quy hoạch

tổng thể và cụ thể cho từng vùng để xác định rõ hướng phát triển lâu dài. Tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản chủ yếu là mơ hình kinh tế hộ gia đình (có khoảng 600 nghìn hộ kinh doanh cá thể), mơ hình hợp tác xã và tổ đội, nhóm mới bắt đầu hình thành và phát triển trong những năm gần đây với quy mô nhỏ. Hiện tại, chỉ có khoảng 310 hợp tác xã và 1.300 tổ hợp tác quy mơ nhỏ. Do mơ hình kinh tế gia đình chiếm ưu thế nên hoạt động ni trồng thủy sản phát triển theo phong trào. Các quy hoạch cụ thể, quy hoạch chi tiết của từng vùng thường quy hoạch theo phong trào nuôi trồng thủy sản của từng vùng, không dựa vào lợi thế kinh tế của từng vùng và các quy hoạch này thường đi trước quy hoạch tổng thể. Hai là, các vùng ni cịn mang tính nhỏ lẻ, phân

tán nên khó khăn cho cơng tác phát triển các vùng ni sạch bệnh, có quy mơ phù hợp, thuận lợi cho việc triển khai sản xuất theo quy phạm sản xuất tốt GAP (Good Aquaculture Practice). Trong thời gian qua, ngành vẫn chưa chú trọng đúng mức đến phát triển nuôi trồng thủy sản theo chiều sâu (nghĩa là tăng sản lượng trên cùng diện tích mặt nước ni trồng thủy sản) mà tập trung phát triển theo chiều rộng (mở rộng diện tích ni). Ba là, công tác quản lý

giống, kiểm soát, kiểm tra chất lượng giống còn lỏng lẻo. Lượng con giống trơi nổi trên thị trường khơng kiểm sốt được rất nhiều, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng nuôi trồng thủy sản, tỷ lệ sống sau thu hoạch thấp trung

bình từ 50 – 55%, có thời điểm chỉ đạt ở mức 30 – 35%. Ngun nhân chính dẫn đến tình trạng này là cơng tác quản lý nhà nước chưa tốt, thiếu các quy chuẩn, quy định cụ thể, việc kiểm tra, kiểm sốt cịn đơn giản và thậm chí có nơi cịn để xảy ra tiêu cực. Bốn là, công tác chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng

và ứng dụng khoa học cơng nghệ ni trồng thủy sản cịn đạt hiệu quả thấp. Do trình độ văn hóa của nơng dân ni trồng thủy sản chưa cao, chủ yếu là ở cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học; thêm vào đó là hoạt động khuyến nông chưa hiệu quả nên việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật trong ni trồng cịn hạn chế và chưa đạt hiệu quả cao. Năm là, hệ thống thủy lợi chưa được thiết kế để phục vụ đặc thù sản xuất riêng của ngành thủy sản. Hiện nay, các nguồn nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản được sử dụng chung cùng với hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nơng nghiệp. Do đó, nguy cơ về ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh việc dùng các loại hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón trong nơng nghiệp thải ra nguồn nước cịn nhiều tiềm ẩn. Sáu

là, các hoạt động tuyên truyền, khuyến nông đã được triển khai rộng nhưng

phương thức tuyên truyền chưa thật sự phù hợp với khả năng tiếp nhận thông tin của người nuôi trồng thủy sản nên hiệu quả chưa đạt mức mong đợi.

Nhìn chung, sản lượng thủy sản Việt Nam tăng trưởng ở mức thấp, tốc độ tăng trưởng bình quân chỉ khoảng 6,1%/năm, chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam. Sản lượng thủy sản Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào sản lượng thủy sản từ hoạt động khai thác và đánh bắt (chiếm khoảng 45,69%, năm 2019). Trong khi đó, sản lượng thủy sản từ hoạt động khai thác thủy sản đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức cho phép, chưa chú trọng nhiều đến công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Hoạt động nuôi trồng thủy sản Việt Nam ngày càng được đầu tư phát triển và dần dần trở thành ngành sản xuất thủy sản chính và ổn định của Việt Nam. Trong giai đoạn từ 2014 đến 2019 sản lượng nuôi trồng thủy sản duy trì mức ổn định

bình quân 53,5% tổng sản lượng thủy sản. Sản lượng thủy sản từ hoạt động khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là hai nguồn nguyên liệu chính để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Do đó vấn đề đặt ra cho phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian tới là cần phải tăng sản lượng khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản một cách bền vững. Để giải quyết vấn đề đặt ra đó, trước hết Việt Nam cần phải có giải pháp khoa học để khắc phục các hạn chế còn tồn tại trong hoạt động khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản như đã phân tích ở trên.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)