Giải pháp thực hiện xây dựng kế hoạch, xác định lộ trình thực hiện

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 118 - 120)

3.4. Giải pháp thực thi chính sách xuất khẩu thủy sảnViệt Nam sang Nhật

3.4.2. Giải pháp thực hiện xây dựng kế hoạch, xác định lộ trình thực hiện

Để thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản cần xây dựng những kế hoạch cụ thể và xác định lộ trình thực hiện phù hợp với từng giai đoạn, với từng địa phương nhất định.

- Thứ nhất, để Chính phủ có thể đưa ra được chính sách hợp lý đối với xuất khẩu thủy sản, các Bộ, ngành có liên quan mà trực tiếp là Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn cần nghiên cứu thực tiễn, tổng kết giai đoạn đã qua và nghiên cứu, tìm hiểu giai đoạn sắp tới để có những tham mưu phù hợp. Ví dụ, trước khi Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vào tháng 3/2021 thì trước đó, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn đã có tờ trình về chiến lược này vào cuối năm 2020. Và trước đó, Bộ cần có sự tham khảo thu thập ý kiến thực tế từ các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp hoặt động trong lĩnh vực thủy sản.

- Thứ hai, kế hoạch thực thi xuất khẩu thủy sản cần cụ thể, rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm. Hiện nay, Việt Nam và Nhật Bản đang trong giai đoạn thực hiện hiệp định VJEPA song phương do đó mặt hàng thủy sản xuất khẩu đang được hưởng nhiều lợi thế về thuế suất. Tuy nhiên, chiến lược xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn chưa khai thác được hết lợi thế to lớn này. Chúng ta vẫn tập trung vào mục tiêu gia tăng khối lượng xuất khẩu thay vì gia tăng chất lượng và giá trị xuất khẩu. Do đó, các cơ quan hữu quan cần xây dựng những kế hoạch cụ thể để nâng cao giá trị thương mại của các mặt hàng truyền thống như: cá tra, tôm, mực và đẩy mạnh các mặt hàng thị trường Nhật Bản có nhu cầu cao như bạch tuộc, trứng cá… Cần đưa ra lộ trình cụ thể, giao cho từng khu vực, từng, từng doanh nghiệp có thế mạnh tập trung vào một hoặc một số mặt hàng nhất định.

- Thứ ba, trước khi đưa ra kế hoạch và lộ trình thực hiện chính sách xuất khẩu, ngoài các cơ quan quản lý nhà nước, cần mời các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp xuất khẩu tham gia bàn thảo, trao đổi để từng bước xây dựng kế hoạch,lộ trình thực thi chính sách dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn để chính sách có thể phát huy hiệu quả một cách tốt nhất.

- Thứ tư, để việc thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản được hiệu quả, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành cần được đưa ra nhanh chóng, kịp

thời. Các đơn vị xây dựng chính sách cần nghiên cứu kỹ để các văn bản mang tính định hướng, tránh chạy theo thực tiễn. Ví dụ, Luật Thủy sản năm 2017 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 nhưng đến ngày 8/3/2019 Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Nghị định 26/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Điều này chắc chắn sẽ gây khó khăn, lúng túng cho các đơn vị tham gia vào hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và xuất khẩu thủy sản.

- Thứ năm, sau khi đã có chương trình, đề án tổng thể liên quan đến xuất khẩu thủy sản, các cơ quan hữu trách cần nhanh chóng đưa ra các kế hoạch cụ thể do đơn vị mình chịu trách nhiệm.

- Thứ sáu, cần xây dựng các kế hoạch dự phòng để đề phòng những trường hợp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh hoặc do những yếu tố rủi ro từ môi trường xã hội như khủng hoảng kinh tế, xung đột vũ trang.

- Thứ bảy, trong q trình thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản cần có kênh giao tiếp hiệu quả với doanh nghiệp, thông qua hiệp hội thủy sản, các diễn đàn doanh nghiệp, trong đó có sự tham gia của tất cả các bên liên quan: Chính phủ, các Bộ, ngành hữu quan, doanh nghiệp, người tiêu dùng, các nhà đầu tư, nhà khoa học, chuyên gia trong và ngồi nước. Chính phủ cần thường xuyên lắng nghe các cộng đồng doanh nghiệp, nắm rõ các doanh nghiệp cần gì và từ đó hoạch định, điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp đề vừa hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vừa đảm bảo yêu cầu của việc phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách xuất khẩu thủy sản việt nam sang nhật bản (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)