2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VĨNH PHÚC VÀ THỰC TRẠNG CÔNG
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân số
Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sơng Hồng, do vậy tỉnh có vai trị rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực và quốc gia. Nằm trong quy hoạch Vùng Thủ đơ Hà Nội, Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.235,87 km2 ((đứng thứ 60/63 tỉnh, thành phố -theo niên giám thống kê năm 2018), phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Nam giáp thủ đơ Hà Nội, phía Đơng giáp 2 huyện Sóc Sơn và Đơng Anh - Hà Nội. Tỉnh có 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và miền núi [51].
Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1950, trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên, năm 1968 sáp nhập với tỉnh Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú, từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về mở rộng địa giới hành chính Thủ đơ Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội. Tỉnh có 21 sở, ban, ngành, có 9 đơn vị hành chính: 2 thành phố (Vĩnh Yên, Phúc Yên) và 7 huyện (Tam Dương, Tam Đảo, n Lạc, Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sơng Lơ, Bình Xun); 137 xã, phường, thị trấn.
Dân số của tỉnh có 1.151.154 người (theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019), có 41 dân tộc anh, em sinh sống trên địa bàn tỉnh trong đó chủ yếu là các dân tộc: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Cao Lan, Mường [51].
45