Nângcao năng lực cho các chủ thể thực thi chínhsách

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức cấ xã trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 97 - 99)

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC THI CHÍNHSÁCH BỒ

3.2.3. Nângcao năng lực cho các chủ thể thực thi chínhsách

Thứ nhất, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức các cấp của tỉnh

Vĩnh Phúc trong triển khai thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã

- Trước hết, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện

trực tiếp làm cơng tác thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức, từ khâu xây dựng đến tổ chức triển khai kế hoạch, chương trình bồi dưỡng cơng chức cấp xã,đảm bảo năng lực, có tính chun nghiệp cao. Hoạt động thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức đòi hỏi người trực tiếp thực hiện phải được đào tạo

91

vừa cơ bản, vừa chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng, những kiến thức về tâm lý học, kỹ năng quản lý, sử dụng nhân lực. Đội ngũ này cần được tập huấn về nghiệp vụ thường xuyên và chuyên nghiệp,phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xun về trình độ chun mơn, kiến thức, kỹ năng cũng như phẩm chất chính trị, đạo đứcđể có thể xây dựng, hoạch định chính sách, trực tiếp chắp bút cho các ý tưởng để xây dựng chính sách và cũng như trực tiếp thực thi, vận dụng chính sách trên thực tế.

- Nâng cao năng lực tham mưu trong tổ chức quản lý bồi dưỡng công chức cấp xã. Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức thực hiện công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng có đủ năng lực tham mưu, quản lý và tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan đơn vị và nhu cầu của công chức cấp xã. Tăng cường năng lực phối hợp với các cơ sở đào tạo, các đơn vị liên quan xây dựng chương trình bồi dưỡng cơng chức cấp xã theo kế hoạch và lộ trình của Tỉnh.Đẩy mạnh cơng tác đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

- Cần có chế độ, chính sách phù hợp đối với đội ngũ trực tiếp thực hiện

để họ yên tâm thực hiện nhiệm vụ, công vụ; nâng cao trách nhiệm, đạo đức công vụ của đội ngũ này trong thực thi chính sách.

Thứ hai, nâng cao năng lực của hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ, công chức.

- Nghiên cứu sắp xếp hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo hướng tinh gọn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy mơ, hình thức đào tạo, bồi dưỡng nói chung, trong đó có bồi dưỡng cơng chức cấp xã. Đầu tư, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất của các cơ sở tham gia bồi dưỡng công chức cấp xã, đảm bảo các điều kiện dạy, học có chất lượng và đáp ứng yêu cầu theo phương pháp mới. Cơ sở vật chất, trang thiết bị bồi

92

dưỡng công chức cấp xã phải đáp ứng được việc áp dụng, sử dụng các phương pháp trao đổi tích cực. Đối với cơ sở đào tạo, học viện, trường đào tạo, bồi dưỡng của các bộ, ngành trung ương, Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, cần sắp xếp lại về cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng cơ sở.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên theo tiêu chí phải có trình độ

chun mơn phù hợp, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn quản lý và có kỹ năng sư phạm. Có kế hoạch thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp sư phạm cho giảng viên. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thực tiễn cho giảng viên, đưa giảng viên đi thực tế có thời hạn tại cơ sở để cọ sát thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm, gắn với thực tiễn công tác bồi dưỡng công chức cấp xã.

3.2.4. Đổi mới nội dung, chương trình, tài liệu, hình thức, phương pháp bồi dưỡng công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức cấ xã trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)