3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC THI CHÍNHSÁCH BỒ
3.2.1. Đổi mới công tác banhành văn bản và xâydựng kế hoạch tổchức
Sự thiếu đồng bộ, cịn chồng chéo của hệ thống chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã (chồng chéo về nội dung, hình thức, chế độ...) là một thực tế đã và đang trở thành một yếu tố cản trở hiệu quả thực thi chính sách bồi dưỡng công chức cấp xã. Sự chồng chéo trong chính sách một phần là do chưa có sự phân định rõ trong thiết kế các Chương trình, tài liệu, kế hoạch của nhiều bộ, ngành trung ương cũng như sự triển khai phối hợp của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Tỉnh. Để giải quyết vấn đề này, cần tập trung vào một số nội dung sau:
Thứ nhất: Về công tác xây dựng, ban hành văn bản.
-Xây dựng chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã thống nhất, phù hợp
với các đối tượng cụ thể, rõ ràng và theo vị trí việc làm. Kế hoạch đào tạo cần phù hợp với nhu cầu đào tạo của mỗi cơng chức cấp xã. Thực trạng q trình sử dụng nhân lực trong khu vực cơng cho thấy có sự lãng phí do giữa bồi dưỡng công chức cấp xã và quy hoạch, sử dụng, phát triển công chức cấp xã chưa đồng bộ. Vì vậy, cần có kế hoạch bồi dưỡng cơng chức cấp xã gắn với sử dụng họ một cách cụ thể, rõ ràng nhằm phục vụ cho những mục tiêu chiến lược phát triển. Cần thường xuyên tiến hành việc khảo sát hiện trạng bồi dưỡng công chức cấp xã và sử dụng nhân lực trong khu vực cơng, từ đó ban hành các văn bản, chính sách đúng đắn, kịp thời, toàn diện.
- Đảm bảo tiến độ trong xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch bồi
dưỡng công chức cấp xã, phù hợp với tiến độ của Trung ương cũng như sự gắn kết với các chương trình của địa phương.
87
Thứ hai: Về xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện
Lập kế hoạch tổ chức thực hiện là một bước rất quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã, những kế hoạch này là sự cụ thể hóa mục tiêu và biện pháp của chính sách hoặc một hoạt động cụ thể của q trình chính sách. Phần lớn các kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã được tiến hành lập từ trên xuống. Việc lập kế hoạch tổ chức thực hiện từ trên xuống thường không phản ánh hết nhu cầu và thực tiễn đời sống, khơng tạo được sự chủ động cho chính quyền cấp xã và cơng chức cấp xã trong thực hiện chính sách, tạo ra tư tưởng trơng chờ, ỷ lại vào cấp trên. Từ đó tạo ra nhiều bất cập trong quản lý, thậm chí dẫn đến thất thốt hoặc sử dụng khơng hiệu quả nguồn lực của chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã. Do đó:
- Cần tăng cường sự tham gia tích cực có hiệu quả của các đối tượng
chính sách (cơng chức cấp xã) vào q trình xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện. Công chức cấp xã cần được khảo sát nhu cầu bồi dưỡng thực sự, từ đó làm căn cứ để các cơ quan cấp trên xây dựng kế hoạch triển khai chính sách bồi dưỡng công chức cấp xã. Điều này giúp thể hiện được nhu cầu, mong muốn và nguyện vọng của cơng chức cấp xã, của chính quyền cơ sở qua đó làm cho q trình thực hiện chính sách phù hợp hơn với tình hình thực tiễn. Vì thế có thể gắn kết cung- cầu trong thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Tạo cơ chế phối hợp giữa chính quyền tỉnh, huyện, xã trong việc xây
dựng kế hoạch thực hiện. Cấp huyện, là đầu mối xây dựng kế hoạch theo nhu cầu, đề nghị của cấp xã và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, điều phối và phân bổ các nguồn lực, kiểm tra giám sát việc thực hiện theo kế hoạch của cấp xã trong bồi dưỡng công chức cấp xã. Cấp tỉnh, chịu trách nhiệm toàn bộ về phê duyệt kế hoạch, lựa chọn, triển khai các chương trình, huy động điều
88
phối và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được phân bổ cho tỉnh. Cụ thể hóa cơ chế chính sách cho phù hợp với địa phương mình đồng thời tổ chức kiểm ra, đánh giá và giám sát việc thực hiện cũng như giải quyết các vướng mắc phát sinh từ cơ chế chính sách của địa phương cũng như của các cơ quan trung ương trên địa bàn tỉnh.
3.2.2. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong thực thi chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã