Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức cấ xã trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 54)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VĨNH PHÚC VÀ THỰC TRẠNG CÔNG

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Tỉnh Vĩnh Phúc được tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú năm 1997. Khi tái lập, Vĩnh Phúc là một tỉnh nghèo, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 52%, công nghiệp chiếm 12% trong cơ cấu kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 140 USD/người/năm, bằng 48% mức bình quân chung cả nước. Thu ngân sách chỉ đạt gần 100 tỷ đồng [51]. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật thấp kém. Đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn.

Sau 20 năm tái lập tỉnh, mặc dù cịn nhiều khó khăn, song Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã tranh thủ thời cơ, khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế, vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu giành được nhiều thành tựu quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực: Từ một địa phương thuần nơng trở thành tỉnh có kinh tế phát triển cao, với mức tăng trưởng bình quân đạt 7,1%/năm, cao hơn bình quân chung cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp (công nghiệp – xây dựng: 61,59%, dịch vụ: 30,26%, nông lâm nghiệp thủy sản: 8,15%). Năm 2019 thu ngân sách đạt hơn 35.000 tỷ đồng, đứng thứ 8 cả nước và thứ 4 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (sau Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh). Vĩnh Phúc cũng là 1 trong 16 tỉnh/thành phố có tỷ lệ điều tiết ngân sách về Trung ương lớn nhất lên đến 47% (chỉ đứng sau Hà Nội trong số các tỉnh/thành miền Bắc) [51].

Môi trường đầu tư, kinh doanh thường xuyên được cải thiện, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) ln nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có thứ hạng cao. Giai đoạn 2015 – 2020, tỉnh đã thu hút được 2,86 tỷ USD vốn FDI và 56,27 nghìn tỷ đồng vốn FDI.

Trong phát triển công nghiệp, tỉnh đã đưa ra những giải pháp phát triển mang tính đột phá, từ 1 KCN những năm đầu tái lập tỉnh đến nay tỉnh đã hình thành được gần 20 KCN với quy mô hơn 8.000 ha, trong đó có

46

nhiều tập đoàn lớn đã đến đầu tư tại Vĩnh Phúc. Lực lượng lao động của Vĩnh Phúc khá dồi dào, chiếm khoảng trên 60% tổng dân số, trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm qua, đặc biệt là công nghiệp, đã trở thành môi trường nâng cao tay nghề cho người lao động.

Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển kinh tế nơng thơn. Tính đến cuối năm 2019, tồn tỉnh có 100% số xã, 4/9 huyện, thành phố được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới [51].

Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đơ thị có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng đồng bộ, hiện đại. Nhiều cơng trình, dự án kinh tế, xã hội quy mơ lớn, hiện đại được hồn thành. Bộ mặt đô thị và nơng thơn có nhiều khởi sắc, ngày một khang trang, văn minh, hiện đại. Thành phố Vĩnh Yên cơ bản đáp ứng các tiêu chí đơ thị loại I, đô thị Phúc Yên đã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh và cơ bản đã đáp ứng tiêu chí đơ thị loại II.

Lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; các chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội nhất là các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin truyền thông) được quan tâm. Tỉnh đã hỗ trợ bảo hiểm y tế cho 1,31 triệu lượt đối tượng, nâng tỷ lệ người dân tham gia BHYT từ 71,19% năm 2015 lên 93% năm 2020. Giáo dục và đào tạo liên tục phát triển, ln xếp trong tốp đầu cả nước. Tính đến năm 2019, 100% các trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia; năm học 2019 - 2020, Vĩnh Phúc đứng thứ 5 tồn quốc về điểm trung bình các mơn thi tốt nghiệp THPT, đứng thứ 4 toàn quốc về tỷ lệ học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Học sinh Vĩnh Phúc đạt nhiều huy chương trong các kỳ thi quốc gia, Olimpic khu vực và quốc tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 76%, tỷ lệ hộ

47

nghèo đến năm 2020 cịn 0,98%. Cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm thường xuyên, đến năm 2019: 100% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, số giường bệnh/vạn dân năm 2020 ước đạt 39 giường bệnh, đạt 13,8 bác sỹ/vạn dân [51].

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đặc biệt Vĩnh Phúc luôn được đánh giá là một trong những địa phương có chất lượng giáo dục tốt nhất cả nước.

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách bồi dưỡng công chức cấ xã trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)