CẤP XÃ Ở TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2016-2020
2.2.1. Lập kế hoạch thực thi chính sách
Để tổ chức triển khai thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, các cấp chính quyền địa phương tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cấp mình.
Quá trình tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là quá trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài, vì thế chúng cần được lập kế hoạch triển khai thực hiện để Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách này một cách chủ động.
Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bồi dưỡngcơng chức trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được lập trước khi đưa chính sách này vào thực tiễn, đồng thời hàng năm Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đều ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cơng chức nhằm duy trì việc thực hiện chính sách. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bồi dưỡngcơng chức cấp xã trên địa bàn tỉnh bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Lập kế hoạch tổ chức điều hành: dự kiến cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách; số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ
54
chức thực hiện; những dự kiến về cơ chế trách nhiệm của cán bộ quản lý và công chức thực hiện. Sở Nội vụ tỉnh chủ trì xây dựng kế hoạch tổ chức điều hành các đơn vị phối hợp triển khai thực hiện. Nhân sự tham gia quá trình tổ chức thực hiện chính sách đó chính là cơng chức của Sở Nội vụ với vai trị quản lý chung về cơng tác bồi dưỡng công chức cấp xã. Xác định kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực như: dự kiến về cơ sở kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực hiện chính sách; các nguồn lực tài chính...
- Địa điểm và trang thiết bị kỹ thuật khác phục vụ cho tổ chức thực hiện chính sách chủ yếu đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường Chính trị tỉnh, các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện, và cơ sở vật chất, trang thiết bị của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh. Ngồi ra, Tỉnh cịn phối hợp với một số đơn vị đào tạo bồi dưỡng khác như Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia, Đại học Nội vụ Hà Nội,… [33].
- Xác định thời gian triển khai thực hiện thông qua dự kiến về thời gian thực hiện chính sách; dự kiến các bước từ tuyên truyền chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm. Mỗi bước đều có mục tiêu cần đạt được và thời gian dự kiến cho việc thực hiện các mục tiêu.
- Chính sách bồi dưỡngcơng chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được thực hiện hàng năm, thực hiện theo năm tài chính bảo đảm đầy đủ các bước của q trình thực thi từ cơng tác xây dựng kế hoạch năm, tuyên truyền, đăng ký nhu cầu, tổ chức thực hiện, đến tổng kết rút kinh nghiệm.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra thực hiện chính sách: Sở Nội vụ tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan dự kiến về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát các hoạt động bồi dưỡng cơng chức cấp xã; hình thức, phương pháp kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên hàng năm; hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên tham gia đào tạo…
55
- Xây dựng dự kiến những nội quy, quy chế trong thực hiện chính sách bồi dưỡngcơng chức cấp xã trên địa bàn tỉnh. Quy chế bao gồm những nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức và các phòng ban, đơn vị thuộc tỉnh tham gia, tổ chức điều hành chính sách; về khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡngcơng chức các xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Những năm qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực, trong đó cơng tác bồi dưỡng công chức cấp xã. Căn cứ các quy định mới của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các Nghị định, Thông tư liên quan và những yêu cầu về thực tiễn quản lý của địa phương, Tỉnh đã ban hành các văn bản sau:
- Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25/02/2008 của Tỉnh uỷ về phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
- Các Đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy: số 01-ĐA/TU về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC các cơ quan, đơn vị tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2021;
- Nghị quyết 16/2008/NQ - HĐND ngày 25/7/2008 của HĐND tỉnh về một số chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;Nghịquyết số 33/2008/NQ-HĐND, ngày 15/12/2008 sửa đổi Nghị quyết số 16/2008/NQ-HĐND ngày 25/7/2008 của HĐND tỉnh.
- Nghị quyết HĐND tỉnh ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức được biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng và thu hút giai đoạn 2017 - 2021.
- Quyết định số 57/2008/QĐ-UB, ngày 6/11/2008 của UBND tỉnh Quy định về một số chính sách phát triển đội ngũ CBCCVC của tỉnh đến năm
56 2015, định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 20/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định tạm thời bố trí cán bộ cơng chức xã, phường, thị trấn; tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quy trình tuyển chọn đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố.
- Quyết định số 57/2008/QĐ-UB ngày 06/11/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quy định thực hiện Nghị quyết 16/2008/NQ-HĐND ngày 25/7/2008 của HĐND tỉnh về một số chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 03/2009/QĐ-UBND ngày 7/01/2009 của UBND tỉnh về việc sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 3 Quyết định số 57/2008/QĐ-UB ngày 06/11/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quy định thực hiện Nghị quyết 16/2008/NQ - HĐND ngày 25/7/2008 của HĐND tỉnh về một số chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 06/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh ban hành Quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và trách nhiệm đối với giảng viên kiêm chức tỉnh Vĩnh Phúc.
- Quyết định số 08/2018/QĐ-UBND Quy định thực hiện Nghị quyết số 30/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, cơng chức, viên chức được biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng và thu hút giai đoạn 2017- 2021.
Trên cơ sở các quy định của Bộ Nội vụ và của tỉnh, căn cứ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh, hàng năm Sở Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của cả hệ thống chính trị và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch đào tạo,
57
bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm và giai đoạn của khối Nhà nước và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn, đúng đối tượng, hiệu quả và tiết kiệm.
Để triển khai thực hiện tốt Kế hoạch của Tỉnh ủy và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Sở Nội vụ cũng đã thường xuyên ban hành các Công văn đôn đốc các cơ quan, đơn vị tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên được giao theo kế hoạch đã được phê duyệt và báo cáo kết quả theo quy định
Hàng năm, UBND tỉnh cũng ban hành kế hoạch đào tạo bồi dưỡng thường xuyên cán bộ, công chức, viên chức. Ngày 03/3/2021, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định số 506/QĐ- UBND của UBND tỉnh về ban hành kế hoạch đào tạo bồi dưỡng thường xuyên cán bộ, cơng chức, viên chức năm 2021.Theo đó, Thủ trưởng các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố sử dụng kinh phí được giao tại Quyết định trên phải đúng mục đích và có hiệu quả; Mỗi sở ngành và UBND huyện, thành phố phải thành lập Ban đào tạo, bồi dưỡng để tổ chức lớp và cử người tham gia lớp theo kế hoạch trên; sau mỗi lớp của tỉnh, Ban đào tạo, bồi dưỡng phải có trách nhiệm thực hiện tự đào tạo, bồi dưỡng lại cho tồn thể cơng chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị về nội dung đã học tại các lớp bồi dưỡng của tỉnh [47].
Bên cạnh đó, Sở Nội vụ tỉnh hướng dẫn các cơ quan, đơn vị đăng ký cử cán bộ, công chức tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng năm, từ đó tổng hợp và xây dựng các lớp đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho cán bộ, công chức cấp xã.
- Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020,Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn tỉnh tiến hành xây dựng được các lớp bồi dưỡng công chức cấp xã mở tại địa phương như:
+ Lớp Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng chuyên ngành. + Các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị.
58
+ Các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước. + Các lớp bồi dưỡng khác.
+ Lớp Tin học theo chuẩn. + Lớp Ngoại ngữ theo chuẩn.
Ngồi ra, tỉnh, huyện cịn tổ chức các khóa tập huấn, các buổi phổ biến nghị quyết, văn bản pháp luật ngắn ngày cho từng đối tượng công chức cấp xã trên địa bàn.
2.2.2. Tuyên truyền về chính sách
Phổ biến, tuyên truyền chính sách là cơng đoạn tiếp theo sau khi chính sách đã được thơng qua. Tun truyền thực hiện chính sách bồi dưỡngcơng chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có vai trị quan trọng trong việc giáo dục, trợ giúp pháp lý nâng cao nhận thức, hiểu biết, giúp các đối tượng thực thi chính sách, đặc biệt là cơng chức cấp xã có thể nắm bắt và hiểu được chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của nhà nước về bồi dưỡng cơng chức để họ n tâm cơng tác, tích cực, chủ động tham gia vào q trình thực hiện chính sách thông qua việc tham gia hoặc hỗ trợ đồng nghiệp để tham gia bồi dưỡng, nâng cao trình độ, hướng tới đạt được các mục tiêu của chính sách.
Việc tun truyền chính sách bồi dưỡngcơng chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được thực hiện từ huyện đến tất cả các đơn vị trực thuộc tỉnh, huyện, xã trên các phương tiện thơng tin đại chúng. Chính sách bồi dưỡngcơng chức cấp xã trên địa bàn tỉnh được quán triệt bằng nhiều hình thức như: tổ chức quán triệt, phổ biến tại cấp hội nghị; sao gửi cấp văn bản, tài liệu kèm theo cơng văn hướng dẫn thực hiện chính sách; lồng ghép việc phổ biến quán triệt chính sách tại cấp lớp tập huấn, cấp cuộc họp, giao ban; lồng ghép với việc quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách khác của Nhà nước tới cán bộ, công chức, viên chức, người dân trên địa bàn tỉnh...
59
Việc phổ biến tuyên truyền cũng được thực hiện thông qua cấp phương tiện thông tin đại chúng như: Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc và trên hệ thống loa truyền thanh trên địa bàn huyện. Thơng qua đó, góp phần đảm bảo việc xây dựng, triển khai thực hiện cấp kế hoạch, hoạt động thực hiện chính sách bám sát cấp nội dung, yêu cầu đề ra, phù hợp với đặc thù của từng đơn vị và đối tượng tuyên truyền.
Công tác phổ biến, tuyên truyền thực sự rất cần thiết vì giúp cho cán bộ, công chức, viên chức, cấp đơn vị hiểu được về chính sách bồi dưỡngcơng chức; đồng thời giúp cho chính sách được triển khai thuận lợi và có hiệu quả. Nhờ đó, cơng chức cấp xã yên tâm tham gia bồi dưỡng, các cán bộ, công chức khác tạo điều kiện thuận lợi, sắp xếp công việc hỗ trợ để đồng nghiệp tham gia bồi dưỡng; gia đình, xã hội ủng hộ công chức học tập, nâng cao trình độ,… nhờ vậy chính sách được triển khai thuận lợi.
Để làm tốt việc phổ biến, tuyên truyền, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã đầu tư về trình độ chun mơn, phẩm chất chính trị, trang thiết bị kỹ thuật.... Việc tuyên truyền này được thực hiện thường xuyên liên tục, ngay cả khi chính sách đang được thực thi với mọi đối tượng và trong khi tuyên truyền phải sử dụng nhiều hình thức như tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp, trao đổi... tạo điều kiện tốt nhất để chính sách đi vào cuộc sống của đội ngũ cơng chức cấp xã và các đối tượng liên quan, giúp mọi người đều được biết và hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chính sách bồi dưỡngcơng chức cấp xã trên địa bàn tỉnh, có trách nhiệm tham gia tổ chức thực hiện chính sách; ủng hộ việc thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã trên địa bàn tỉnh.
2.2.3. Phân cơng và phối hợp thực thi chính sách
Việc tổ chức triển khai thực thi chính sách bồidưỡng cơng chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần có sự tham gia vào cuộc của rất nhiều cơ quan nhà nước khác nhau từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. Sự tham gia vào quá trình
60
tổ chức thực hiện chính sách của các cơ quan, đơn vị cần phải được tổ chức một cách khoa học và hợp lý trên cơ sở tạo ra một cơ chế, cách thức phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng và thống nhất nhằm khai thác được năng lực, sở trường cũng như các điều kiện vật chất khác của các cấp, các ngành vào q trình thực hiện chính sách.Nếu hoạt động này diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động, khoa học, sáng tạo thì sẽ có hiệu quả cao và duy trì ổn định.
Hoạt động bồi dưỡng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua đã huy động được sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh vào cuộc một cách tích cực. Việc phân cơng, phối hợp để tổ chức thực hiện chính sách bồi dưỡng công chức cấp xã được giao tương ứng cho các cơ quan chuyên môn thuộc cấp tỉnh và cấp huyện, đầu mối là Sở Nội vụ, phòng Nội vụ các huyện nhưng đồng thời cũng có sự tham gia, phối hợp của nhiều sở, ngành khác trong tỉnh [48]. Như vậy, việc thực hiện chính sách bồi dưỡng cơng chức cấp xã tỉnh Vĩnh Phúc đang được thực hiện và quản lý theo ngành dọc và theo địa giới hành chính.
Trong đó, nhiều ngành, đoàn thể đã xây dựng được chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể và huy động, lồng ghép tối đa các nguồn lực phục vụ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã. Trong đó, nhiều chương trình, kế hoạch, đề án của các sở, ngành, đoàn thể đã được triển khai thực hiện có hiệu quả như: Đề án đào tạo chuẩn hoá CBCC cấp xã (Sở Nội vụ); Đề án đào tạo cán bộ làm nghề công tác xã hội; (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội); Đề án phổ cập tin học cho đội ngũ CBCC cấp xã (Sở Thông tin và Truyền thông); Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nông thôn mới (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Kế hoạch đào tạo trưởng công an xã và Xã đội trưởng của Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Đề án nâng cao năng lực hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh…
61
Ngồi ra, sự phân cơng phối hợp thực hiện chính sách bồi dưỡngcơng chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn được thể hiện cụ thể ở những phương diện sau:
Một là, phối hợp với Trường chính trị tỉnh Vĩnh Phúc, các Trung tâm
bồi dưỡng chính trị cấp huyện… trong việc chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, địa điểm tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho công chức cấp xã.
Hai là, phối hợp với Học viện Hành chính quốc gia, Đại học Nội vụ Hà
Nội, Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện trong việc biên soạn tài liệu phù hợp với các chương trình bồi dưỡng, lựa chọn giảng viên tham gia giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm dành cho công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh [48].
Ba là, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trong việc bố trí
kinh phí thực hiện chính sách bồi dưỡngcơng chức cấp xã.
Bốn là, phối hợp với UBND các huyện, UBND xã, phòng Nội vụ cấp
huyện trong việc lựa chọn đối tượng công chức cấp xã tham gia các chương trình tập huấn cho phù hợp.
Năm là, phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong việc đánh giá
chất lượng học viên tham gia các khóa bồi dưỡng do Sở Nội vụ cũng như các huyện tổ chức.
Trong điều kiện cịn nhiều khó khăn nhưng tỉnh Vĩnh Phúc đã đầu tư ngân sách tương đối cho nhiệm vụ bồi dưỡng công chức cấp xã, hướng vào những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm. Kinh phí sử dụng cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 01/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ do ngân sách địa phương tự cân đối. Trong 10 năm từ 2010-2019 tỉnh Vĩnh Phúc đã bố trí 17 tỷ 200 triệu đồng cho các hoạt động đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã [35].Bên cạnh đó, tỉnh cịn có những chính sách đãi ngộ đối với công chức cấp xã được cử đi bồi dưỡng, cụ thể
62