PHẦN II : PHẦN NỘI DUNG
2.4. Dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại huyện Thanh Thủy
Thời gian qua, Trung tâm DS - KHHGĐ huyện Thanh Thủy đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt mọi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về cơng tác DS - KHHGĐ, góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn.
Tính đến hết tháng 9 năm 2017, Thanh Thủy có 20.625 hộ, 82.715 nhân khẩu. Đây là huyện có đồng bào theo đạo chiếm tỉ lệ cao. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm DS - KHHGĐ huyện đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông hướng về cơ sở, tập trung vào những địa bàn trọng điểm vùng có mức sinh và tỉ lệ sinh con thứ ba cao. Cấp xã đã duy trì và đẩy mạnh hoạt động đội ngũ cán bộ chuyên trách, tuyên truyền viên ở cơ sở thông qua truyền thơng trực tiếp, tư vấn, tại gia đình. Hiện nay, đội ngũ cộng tác viên (CTV) tồn huyện có 198 người hoạt động tại các khu dân cư, trong đó thực hiện lồng ghép nhân viên y tế thôn bản đảm nhận vai trị CTV. Tính đến tháng 9, đội ngũ CTV thực hiện 9.000 lượt tuyên truyền đến các hộ gia đình, tuyên truyền lưu động tại các địa bàn dân cư, trên đài truyền thanh huyện, xã; cắt treo 81 băng zơn, 40 panơ, 7 áp phích… Ngay từ đầu năm, Trung tâm đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành kế hoạch ký cam kết thực hiện tốt pháp lệnh dân số, không sinh con thứ ba trở lên đối với cán bộ, công chức, viên chức; kế hoạch triển khai và duy trì các đề án nâng cao chất lượng dân số; thành lập ban điều hành chiến dịch CSSKSS/KHHGĐ, kế hoạch chiến dịch CSSKSS/KHHGĐ. Đồng thời, Trung tâm cũng đã cử 15 cán bộ định biên về làm nhiệm vụ công tác DS - KHHGĐ ở 15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ triển khai sâu rộng chương trình mục tiêu về cơng tác dân số đến từng khu dân cư, hộ gia đình và người dân.
Thực hiện chiến dịch CSSKSS/KHHGĐ, Trung tâm đã triển khai ở 9 xã là Yến Mao, Phượng Mao, Hoàng Xá, Sơn Thủy, Đoan Hạ, Bảo Yên, Tân Phương, Xuân Lộc, Đào Xá đồng thời phối hợp với Trung tâm Y tế huyện cung cấp các dịch vụ KHHGĐ cho các cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai như: Tổ chức đặt vòng cho 1.075 trường hợp, triệt sản cho 13 trường hợp, cấp bao cao su cho 1.034 trường hợp, thuốc uống cho 1.170 trường hợp, thuốc tiêm cho 75 và thuốc cấy cho 35 trường hợp. Thực hiện Đề án nâng cao chất lượng dân số, đã triển khai Đề án sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh (SLTS - SLSS) cho các xã, thị trấn trong huyện với 2 lớp tập huấn 114 TV tham gia; 1 lớp với 45 TV của Đề án Giảm
thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại 9 xã, thị trấn; 1 lớp với 45 TV của mơ hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân… các xã, thị trấn đã duy trì tốt hoạt động của mơ hình tư vấn và khám sức khỏe cho các đối tượng tiền hôn nhân thông qua các hoạt động: Tun truyền tư vấn nhóm, duy trì câu lạc bộ thanh niên… Hồng Xá là một xã cơng giáo tồn tịng, có dân số đơng nhất huyện trên 12 nghìn người. Việc nâng cao nhận thức cho người dân về công tác KHHGĐ được đặc biệt chú trọng. Công tác tuyên truyền, vận động được thường xuyên đẩy mạnh tới từng khu dân cư, hộ gia đình. Xã duy trì tốt câu lạc bộ “phụ nữ khơng sinh con thứ ba”, câu lạc bộ nhóm nhỏ cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại…
2.4.1. Dịch vụ tránh thai
Theo số liệu khảo sát thì 158 người cho rằng địa phương có dịch vụ tránh thai. Dịch vụ tránh thai cung cấp các phương tiện tránh thai lâm sàng, phi lâm sàng giúp các cặp vợ chồng tránh có thai ngoài ý muốn.
Dịch vụ cung cấp các BPTT chủ yếu là do các cơ sở y tế thực hiện và quản lý giám sát. Một phần do tổ chức phi Chính phủ thực hiện như các Phịng khám của Hội kế hoạch hóa gia đình. Dịch vụ cung cấp các BPTT phi lâm sàng do nhiều cơ quan thực hiện như Hội kế hoạch hóa gia đình, Hội Liên hiệp phụ nữ, Trạm y tế xã, Cán bộ DS - KHHGĐ.
Các phương tiện tránh thai được cung cấp tại xã Tu Vũ và Thị trấn Thanh Thủy: đó là các BPTT lâm sàng như đặt dụng cụ tử cung, cung cấp thuốc tránh thai và bao cao su, cung cấp các BPTT tiêm thuốc tránh thai, cấy que tránh thai và triệt sản.
“Hàng tháng thì cũng có tun truyền sử dụng các biện pháp tránh thai và kế
hoạch hóa gia đình, có tờ rơi hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình” (Chị N, 29 tuổi, lao động tự do)
Dịch vụ tránh thai cung cấp các phương tiện tránh thai thường xuyên, liên tục để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tránh thai ngoài ý muốn của các cặp vợ chồng. Bất cứ ai muốn sử dụng một BPTT nào đến các cơ sở y tế để lựa chọn và sử dụng dịch vụ đó là quyền lợi của các cặp vợ chồng, nghĩa vụ của trạm y tế và ban dân số xã là cung cấp các phương tiện tránh thai cho mọi người.
Tỉnh
Huyện
Xã
Khu
Sơ đồ 2.1: Mạng lưới cung cấp dịch vụ tránh thai từ các tuyến trên đến người sử dụng
Ghi chú: quan hệ chỉ đạo
quan hệ phối hợp
Mạng lưới trên cung cấp các phương tiện tránh thai đến người sử dụng dịch vụ từ tuyến trung ương đến tuyến tỉnh, tuyến huyện và đến cơ sở. Các quầy thuốc là những đại lý tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai, cũng tham gia cung cấp dịch vụ tránh thai, tuy nhiên người dân phải trả tiền. Mạng lưới cung cấp dịch vụ theo mối
Tuyến Trung ương
Chi cục DS- KHHGĐ
Trung tâm chăm sóc SKSS/BV Phụ sản/ Khoa
sản BV ĐK tỉnh
Đại lý tiếp thị xã hội
Trung tâm DS- KHHGĐ Đội KHHGĐ/ Khoa sản BV huyện Cửa hàng bán buôn, bán lẻ/ Quầy thuốc Cán bộ DS- KHHGĐ Trạm y tế Quầy thuốc Cộng tác viên dân số
Y tế thôn bản Quầy thuốc
quan hệ chỉ đạo hoặc phối hợp. Để dịch vụ đến tận tay các cặp vợ chồng thì ở cấp cơ sở xã, khu dân cư phải có sự phối hợp chỉ đạo của cán bộ phụ trách dân số, trạm y tế, tế thôn bản, cộng tác viên dân số.
Tại xã Tu Vũ và thị trấn Thanh Thủy, không những cung cấp phương tiện tránh thai cho các cặp vợ chồng mà các cán bộ phụ trách cung cấp các kiến thức, thông tin về các BPTT cho các cặp vợ chồng. Các kiến thức bao gồm: hiểu biết về các BPTT, tác dụng phụ, hướng dẫn sử dụng, tư vấn để các cặp vợ chồng lựa chọn BPTT phù hợp với mình.
“Dịch vụ tránh thai một số BPTT ln có sẵn như uống thuốc tránh thai, đặt
vòng, sử dụng bao cao su, khi chị em có nhu cầu sử dụng thì trước tiên phải hướng dẫn và cung cấp các kiến thức cho chị em có hiểu biết về các BPTT đã, sau đó thì khảo sát một số thơng tin, gọi là tư vấn các chị em nên sử dụng biện pháp nào để phù hợp” (Chị V, 34 tuổi, cán bộ phụ trách DS - KHHGĐ).
Hàng năm tại các địa phương trên địa bàn huyện Thanh Thủy nói chung và trên địa bàn xã Tu Vũ và thị trấn Thanh thủy nói riêng có tổ chức những đợt chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ. Nội dung chương trình này bao gồm tổ chức khám và chữa các bệnh phụ khoa cho phụ nữ, siêu âm để biết tình trạng thai nhi, cung cấp các dịch vụ tránh thai lâm sàng cho các cặp vợ chồng.
“Về chăm sóc sức khỏe sinh sản thì kết hợp với trạm y tế và các bác sĩ ở
huyện về tổ chức khám, sàng lọc cho chị em phụ nữ. Chủ yếu là khám phụ khoa, siêu âm ổ bụng phát hiện ung thư, đặt vòng và tháo vòng cho chị em phụ nữ.” (Chị
V, 34 tuổi, cán bộ phụ trách DS - KHHGĐ)
Chương trình này đem lại hiệu quả kế hoạch hóa gia đình cao và được các chị em phụ nữ tham gia, hưởng ứng. Đảm bảo được sự lựa chọn rộng rãi cho các cặp vợ chồng, quan trọng hơn là đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên do đây là dịch vụ miễn phí nên khơng khuyến khích người dân nâng cao chất lượng dịch vụ. Hơn nữa người dân được cung cấp miễn phí nên sử dụng lãng phí các phương tiện tránh thai. Nhà nước phải đầu tư nhiều nguồn lực để bao cấp còn người dân thì ỷ lại vào sự cung cấp của nhà nước.
2.4.2. Truyền thơng kế hoạch hóa gia đình
Kết quả khảo sát cho thấy đa số người dân cho rằng ở địa phương có chương trình truyền thơng kế hoạch hóa gia đình.
Thực hiện mục tiêu “CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG TRUYỀN THƠNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VỀ DS - KHHGĐ GIAI ĐOẠN 2015 - 2017”. Đẩy mạnh vận động, giáo dục, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội nhằm chuyển đổi nhận thức, thái độ, thực hiện các hành vi có lợi và bền vững về DS - KHHGĐ, góp phần nâng cao chất lượng dân số, phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng”, chủ động điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số và kiểm sốt mất cân bằng giới tính khi sinh, đảm bảo thực hiện thành công Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020.
Để thực hiện được mục tiêu chung của chương trình, ban dân số Huyện cũng như lãnh đạo Đảng Ủy huyện Thanh Thủy chỉ đạo xuống Đảng ủy, UBND các xã kết hợp với trạm y tế tổ chức các chương trình truyền thơng giáo dục thay đổi hành vi DS - KHHGĐ tổ chức mỗi quí một lần tập trung vào các hoạt động:
Truyền thông chuyển đổi hành vi: thứ nhất là phổ biến giáo dục chính sách DS - KHHGĐ, đặc biệt là chính sách, pháp luật, kiểm sốt tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trên các phương tiện truyền thơng đại chúng qua đài phát thanh của xã, thơn xóm. Tiếp theo là kết hợp truyền thơng đại chúng với truyền thông của cộng tác viên dân số và y tế thơn bản đến từng thơn xóm, phát triển và nhân rộng mơ hình truyền thơng có hiệu quả. Thứ hai là đổi mới các hoạt động truyền thông kế hoạch hóa gia đình đó là tăng cường sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại: intenet, điện thoại di động, truyền thông đa phương tiện. Mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục về kế hoạch hóa gia đình trong và ngồi nhà trường.
Tun truyền vận động: Cập nhật, cung cấp thông tin về DS - KHHGĐ, mất cân bằng giới tính khi sinh, cơ cấu “dân số vàng”. Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai, giám sát, kiểm tra thực hiện cơng tác kế hoạch hóa gia đình. Đảm bảo ngân sách và huy động các nguồn lực cho công tác kế hoạch hóa gia đình.
Truyền thơng huy động xã hội: Cập nhật, cung cấp thông tin rộng rãi cho cộng đồng về DS - KHHGĐ, mất cân bằng giới tính khi sinh. Thu thập thông tin phản hồi của cộng đồng về việc thực hiện chính sách DS – KHHGĐ. Tạo ra sự ủng hộ, đồng thuận của cộng đồng đối với cơng tác kế hoạch hóa gia đình.
Tăng cường quản lý và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông DS - KHHGĐ. Đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác
truyền thông. Tăng cường theo dõi, giám sát, hỗ trợ các hoạt động truyền thông. Đẩy mạnh nghiên cứu đánh giá các hoạt động truyền thông.
Phương tiện truyền thông đa dạng bao gồm các tờ rơi, phát thanh rộng rãi, cán bộ chuyên môn tham vấn, tư vấn về các biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.
Chương trình truyền thơng kế hoạch hóa gia đình đã đạt được hiệu quả cao trong cơng tác kế hoạch hóa gia đình, số cặp vợ chồng sử dụng BPTT hiện đại tương đối cao. Trong những năm vừa qua tỉ lệ cặp vợ chồng sinh con thứ 3 ở mức thấp. Người dân có kiến thức hơn trong việc sử dụng các BPTT. Tuy nhiên thì cần đa dạng hình thức truyền thơng, tạo hứng thú cho người dân tham gia hưởng ứng nhiệt tình.
2.4.3. Mức độ hài lòng của các cặp vợ chồng về chương trình, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
Khi được hỏi về mức độ hài lòng của các cặp vợ chồng về chương trình truyền thông, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình thì cũng có những ý kiến trái chiều khác nhau, có người hài lịng có người thì khơng. Qua điều ra bằng bảng hỏi về vấn đề này, chúng tôi thu được kết quả sau:
70% 30%
Hài lòng Khơng hài lịng
Biều đồ 2.2: Mức độ hài lịng với chương trình, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo đối tượng khảo sát
Theo số liệu được khảo sát thì có 30% số phiếu khơng hài lịng với dịch vụ và có tới 70% số phiếu hài lịng với dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
Ngun nhân khơng hài lịng với BPTT đang sử dụng: - Có tác dụng phụ: 12 phiếu
- Khó tiếp cận: 5 phiếu
- BPTT khơng có sẵn: 7 phiếu - Khó sử dụng: 4 phiếu
Qua phỏng vấn người dân về mức độ hài với dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chúng tơi thu được thơng tin sau:
“Nói chung ở q mình thế là được rồi em ạ. Chị thấy các anh chị cán bộ
cũng nhiệt tình tư vấn, hỗ trợ. Chẳng mấy khi mà tự dung lại đến bệnh viện để khám hay là nhờ họ giúp đỡ mình.” (Chị H, 30 tuổi, nơng dân)
“Chị tương đối hài lòng về những hoạt động khám phụ khoa, hướng dẫn,
cung cấp các kiến thức về các biện pháp tránh thai và cung cấp các biện pháp tránh thai miễn phí, giúp chị em có thêm hiểu biết về biện pháp tránh thai để có thể lựa chọn biện pháp phù hợp với mình.” (Chị N, 29 tuổi, lao động tự do).
“Chị cảm thấy hài lòng em ạ. Được lựa chọn các BPTT rộng rãi, khi chị đến
thì được các cán bộ tư vấn, hướng dẫn nhiệt tình, cung cấp đầy đủ thơng tin về các BPTT và chăm sóc sức khỏe sinh sản. Chị cảm thấy phương tiện tránh thai ở đây cũng hiệu quả.” (Chị K, 31 tuổi, giáo viên tiểu học)
Theo phỏng vấn sâu thì ngun nhân hài lịng với các dịch vụ là do thái độ phục vụ, tư vấn của cán bộ dân số, cũng như bác sĩ và mọi người được cung cấp thơng tin đầy đủ, có thêm hiểu biết về các BPTT. Hơn nữa họ cảm thấy các BPTT hiệu quả và an toàn.
Khi được hỏi về nhu cầu cung cấp thơng tin về kế hoạch hóa gia đình nói chung và thơng tin về các BPTT nói riêng thì đa số các cặp vợ chồng đều có nhu cầu cần được cung cấp, qua điều tra bằng bảng hỏi về vấn đề này, chúng tơi thu được biểu đồ sau:
90% 10%
Có Khơng
Biểu đồ 2.3: Nhu cầu cung cấp thơng tin về kế hoạch hóa gia đình
Có 90% đối tượng khảo sát có nhu cầu được cung cấp các thơng tin về kế hoạch hóa gia đình cũng như sử dụng các BPTT.
Qua phỏng vấn về nhu cầu được cung cấp thông tin về kế hoạch hóa gia đình, chúng tơi thu được thơng tin sau:
“Chị cũng mong muốn được cung cấp nhiều thơng tin hơn nữa để chị em có
hiểu biết về các BPTT ngày càng rộng rãi và có sẵn để chị em thoải mái lựa chọn BPTT phù hợp với mình. Hơn nữa, cán bộ cũng phải giỏi để thuận tiện cho chị em đỡ phải đi đến bệnh viện mỗi khi có vấn đề gì đó xảy ra.” (Chị K, 31 tuổi, giáo viên
tiểu học).
Nhìn chung các cặp vợ chồng khá hài lòng với những chương trình dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và BPTT đang sử dụng, chỉ có một số ít khơng hài lịng. Ở đây đa số có nhu cầu được cung cấp các thông tin về kế hoạch hóa gia đình hơn nữa. Vì vậy trong cơng tác kế hoạch hóa gia đình nói chung và tăng cường sử dụng