Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai tại huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 32)

PHẦN II : PHẦN NỘI DUNG

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai

1.3.1. Trình độ dân trí

Trình độ học vấn của các cặp vợ chồng đóng vai trị quan trọng vì khi họ có trình độ học vấn cao họ sẽ hiểu được những tác dụng mà các biện pháp tránh thai mang lại. Họ sẽ tiếp thu các nguồn kiến thức một cách dễ dàng hơn thuận lợi cho quá trình áp dụng, thực hiện các biện pháp tránh thai được hiệu quả.

1.3.2. Phong tục tập quán

Phong tục, tập quán là những thói quen lưu truyền lâu đời.

Có rất nhiều phong tục tốt đẹp có lợi cho sức khỏe về thể chất và tinh thần, bên cạnh đó vẫn cịn nhiều phong tục, tập qn khơng có lợi cho sức khỏe vẫn cịn tồn tại cần loại bỏ và giảm bớt như: Các tập tục sinh đẻ tại nhà do các bà mụ không có nghiệp vụ y tế thực hiện (mụ vườn); khơng sử dụng các biện pháp tránh thai an tồn; khơng đi khám thai; phá thai (bằng các bài thuốc dân gian); cho con ăn cơm nhai từ lúc cịn ít tháng tuổi. Ngồi ra cịn tồn tại nhiều quan điểm hủ tục như: trời sinh voi trời sinh cỏ, nhiều con là nhà có phúc, nhất nam viết hữu, thập nữ viết vơ (quý con trai coi thường con gái). Các tục lệ này đã góp phần làm cho tỷ lệ ốm đau, tử vong của bà mẹ, trẻ em tăng cao.

1.3.3. Điều kiện kinh tế

Mức độ thu nhập của gia đình có tác động đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai. Chất lượng sinh hoạt văn hóa, tinh thần và phương tiện sống, sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của mỗi người lệ thuộc vào mức thu nhập của họ. Gia đình thu nhập cao thường có điều kiện tốt hơn trong việc thực hiện và sử dụng các biện pháp tránh thai so với các gia đình có thu nhập thấp.

1.3.4. Thói quen

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai của các cặp cợ chồng đó chính là thói quen sinh hoạt. Khi đã hình thành thói quen thì các cặp vợ chồng sẽ rất khó có thể chấp nhận và sử dụng một biện pháp tránh thai nào khác. Các cặp vợ chồng ở nơng thơn thường có thói quen khơng sử dụng biện pháp tránh thai nào hoặc có sử dụng nhưng là các biện pháp tránh thai có tỷ lệ tránh thai thấp, khơng tốn kém như xuất tinh ngồi, tính ngày rụng trứng… khi áp dụng các biện pháp tránh thai này thì khả năng vỡ kế hoạch rất cao và ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện chính sách DS - KHHGĐ.

1.3.5. Điều kiện cơ sở vật chất tại địa phương

Điều kiện cơ sở vật chất của địa phương ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng. Nếu địa phương có điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị hiện đại đáp ứng những nhu cầu, mong muốn của người dân địa phương thì khi đó việc áp dụng các biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng sẽ diễn ra tốt hơn và hiệu quả hơn. Và ngược lại khi điều kiện cơ sở vật chất của địa phương nghèo nàn, lạc hậu, khơng có đủ các trang thiết bị đáp ứng nhu

cầu tránh thai của các cặp vợ chồng thì tỷ lệ các cặp vợ chồng tham gia sử dụng các biện pháp tránh thai sẽ giảm đi.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai tại huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)