Dịch vụ tránh thai

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai tại huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 51 - 53)

PHẦN II : PHẦN NỘI DUNG

2.4. Dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại huyện Thanh Thủy

2.4.1. Dịch vụ tránh thai

Theo số liệu khảo sát thì 158 người cho rằng địa phương có dịch vụ tránh thai. Dịch vụ tránh thai cung cấp các phương tiện tránh thai lâm sàng, phi lâm sàng giúp các cặp vợ chồng tránh có thai ngoài ý muốn.

Dịch vụ cung cấp các BPTT chủ yếu là do các cơ sở y tế thực hiện và quản lý giám sát. Một phần do tổ chức phi Chính phủ thực hiện như các Phòng khám của Hội kế hoạch hóa gia đình. Dịch vụ cung cấp các BPTT phi lâm sàng do nhiều cơ quan thực hiện như Hội kế hoạch hóa gia đình, Hội Liên hiệp phụ nữ, Trạm y tế xã, Cán bộ DS - KHHGĐ.

Các phương tiện tránh thai được cung cấp tại xã Tu Vũ và Thị trấn Thanh Thủy: đó là các BPTT lâm sàng như đặt dụng cụ tử cung, cung cấp thuốc tránh thai và bao cao su, cung cấp các BPTT tiêm thuốc tránh thai, cấy que tránh thai và triệt sản.

Hàng tháng thì cũng có tuyên truyền sử dụng các biện pháp tránh thai và kế hoạch hóa gia đình, có tờ rơi hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình” (Chị N, 29 tuổi, lao động tự do)

Dịch vụ tránh thai cung cấp các phương tiện tránh thai thường xuyên, liên tục để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tránh thai ngoài ý muốn của các cặp vợ chồng. Bất cứ ai muốn sử dụng một BPTT nào đến các cơ sở y tế để lựa chọn và sử dụng dịch vụ đó là quyền lợi của các cặp vợ chồng, nghĩa vụ của trạm y tế và ban dân số xã là cung cấp các phương tiện tránh thai cho mọi người.

Tỉnh

Huyện

Khu

Sơ đồ 2.1: Mạng lưới cung cấp dịch vụ tránh thai từ các tuyến trên đến người sử dụng

Ghi chú: quan hệ chỉ đạo

quan hệ phối hợp

Mạng lưới trên cung cấp các phương tiện tránh thai đến người sử dụng dịch vụ từ tuyến trung ương đến tuyến tỉnh, tuyến huyện và đến cơ sở. Các quầy thuốc là những đại lý tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai, cũng tham gia cung cấp dịch vụ tránh thai, tuy nhiên người dân phải trả tiền. Mạng lưới cung cấp dịch vụ theo mối

Tuyến Trung ương

Chi cục DS- KHHGĐ

Trung tâm chăm sóc SKSS/BV Phụ sản/ Khoa

sản BV ĐK tỉnh

Đại lý tiếp thị xã hội

Trung tâm DS- KHHGĐ Đội KHHGĐ/ Khoa sản BV huyện Cửa hàng bán buôn, bán lẻ/ Quầy thuốc Cán bộ DS- KHHGĐ Trạm y tế Quầy thuốc Cộng tác viên dân số

Y tế thôn bản Quầy thuốc

quan hệ chỉ đạo hoặc phối hợp. Để dịch vụ đến tận tay các cặp vợ chồng thì ở cấp cơ sở xã, khu dân cư phải có sự phối hợp chỉ đạo của cán bộ phụ trách dân số, trạm y tế, tế thôn bản, cộng tác viên dân số.

Tại xã Tu Vũ và thị trấn Thanh Thủy, không những cung cấp phương tiện tránh thai cho các cặp vợ chồng mà các cán bộ phụ trách cung cấp các kiến thức, thông tin về các BPTT cho các cặp vợ chồng. Các kiến thức bao gồm: hiểu biết về các BPTT, tác dụng phụ, hướng dẫn sử dụng, tư vấn để các cặp vợ chồng lựa chọn BPTT phù hợp với mình.

Dịch vụ tránh thai một số BPTT luôn có sẵn như uống thuốc tránh thai, đặt vòng, sử dụng bao cao su, khi chị em có nhu cầu sử dụng thì trước tiên phải hướng dẫn và cung cấp các kiến thức cho chị em có hiểu biết về các BPTT đã, sau đó thì khảo sát một số thông tin, gọi là tư vấn các chị em nên sử dụng biện pháp nào để phù hợp” (Chị V, 34 tuổi, cán bộ phụ trách DS - KHHGĐ).

Hàng năm tại các địa phương trên địa bàn huyện Thanh Thủy nói chung và trên địa bàn xã Tu Vũ và thị trấn Thanh thủy nói riêng có tổ chức những đợt chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ. Nội dung chương trình này bao gồm tổ chức khám và chữa các bệnh phụ khoa cho phụ nữ, siêu âm để biết tình trạng thai nhi, cung cấp các dịch vụ tránh thai lâm sàng cho các cặp vợ chồng.

Về chăm sóc sức khỏe sinh sản thì kết hợp với trạm y tế và các bác sĩ ở huyện về tổ chức khám, sàng lọc cho chị em phụ nữ. Chủ yếu là khám phụ khoa, siêu âm ổ bụng phát hiện ung thư, đặt vòng và tháo vòng cho chị em phụ nữ.” (Chị V, 34 tuổi, cán bộ phụ trách DS - KHHGĐ)

Chương trình này đem lại hiệu quả kế hoạch hóa gia đình cao và được các chị em phụ nữ tham gia, hưởng ứng. Đảm bảo được sự lựa chọn rộng rãi cho các cặp vợ chồng, quan trọng hơn là đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên do đây là dịch vụ miễn phí nên không khuyến khích người dân nâng cao chất lượng dịch vụ. Hơn nữa người dân được cung cấp miễn phí nên sử dụng lãng phí các phương tiện tránh thai. Nhà nước phải đầu tư nhiều nguồn lực để bao cấp còn người dân thì ỷ lại vào sự cung cấp của nhà nước.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai tại huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)