Các khái niệm có liên quan

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai tại huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 30)

PHẦN II : PHẦN NỘI DUNG

1.2. Các khái niệm có liên quan

1.2.1. Khái niệm dân số

Dân số là tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế – xã hội, thường được đo bằng cuộc điều tra dân số và biểu hiện bằng tháp dân số.

Dân số được nghiên cứu ở trong các lĩnh vực riêng, trong một nhánh của sinh thái học có tên gọi sinh vật học, và trong di truyền học. Trong động lực học về dân số, kích cỡ dân số, độ tuổi và cấu trúc giới tính, số người tử vong, tỉ lệ sinh và sự phát triển dân số được nghiên cứu. Nhân khẩu học nghiên cứu về mật độ dân số. Ba trọng tâm chính của nó là các phương thức sinh sản, sự tử vong và nhập cư, mặc dù các lĩnh vực như sự thay đổi của gia đình, (kết hơn và li dị), sức khỏe cộng đồng, việc làm và lực lượng lao động cũng được nghiên cứu. Có rất nhiều khía cạnh khác nhau trong hành vi của con người trong lĩnh vực dân số được nghiên cứu như trong xã hội học, kinh tế học và địa lý. Các nghiên cứu về dân số hầu hết thường theo những quy luật của xác suất, và sự kết luận của các nghiên cứu này do đó có thể khơng sử dụng cho một vài các cá thể riêng biệt [36].

1.2.2. Khái niệm kế hoạch hóa gia đình

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới kế hoạch hóa gia đình bao gồm những hoạt động giúp các cá nhân hay các cặp vợ chồng để đạt được mục tiêu: - Tránh trường hợp sinh không mong muốn

- Đạt được trường hợp sinh theo ý muốn - Điều hòa khoảng cách giữa các lần sinh

- Chủ động thời điểm sinh con phù hợp với lứa tuổi

Theo Pháp Lệnh dân số 2003: kế hoạch hóa gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình [25; 3].

Thực hiện kế hoạch hóa gia đình giúp nâng cao sức khỏe của chị em phụ nữ, giúp chị em phụ nữ phòng tránh được các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục và các bệnh phụ khoa. Kế hoạch hóa gia đình là việc làm rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của chị em cũng như cuộc sống gia đình, hơn nữa cịn giảm thiểu được khoảng cách mang thai và sinh đẻ cũng như tránh mang thai ngoài ý muốn giảm tỷ lệ nạo phá thai.

Khi thực hiện kế hoạch hóa gia đình giúp cân bằng giới tính trong xã hội, giúp chị em hoạch định được kế hoạch sinh con và thời điểm sinh, khoảng cách các lần sinh.

Kế hoạch hóa gia đình là một biện pháp hiệu quả để giảm thiểu dân số gia tăng và chống lại đói nghèo. Khi bạn có kế hoạch sinh đẻ cho tương lai thì sẽ có nhiều thời gian để chăm sóc và ni dạy con cái hơn điều đó sẽ mang lại lợi ích cho gia đình và tồn xã hội.

Ngồi ra, kế hoạch hóa gia đình cịn làm giảm sự cần thiết phải phá thai khơng an tồn, phòng ngừa rủi ro sức khỏe liên quan đến thai kì ở phụ nữ, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, ngăn ngừa HIV/AIDS, sử dụng biện pháp kế hoạch gia đình, làm chậm tăng trưởng dân số, trao quyền cho người dân và tăng cường giáo dục…

1.2.3. Khái niệm dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

Dịch vụ kế hoạch hóa gia đình là các hoạt động phục vụ cơng tác kế hoạch hóa gia đình, bao gồm cung cấp thơng tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động, hướng dẫn, tư vấn và cung cấp kỹ thuật, phương tiện tránh thai, phịng chống vơ sinh theo quy định của pháp luật [21;45].

- Dịch vụ KHHGĐ có liên quan đến sức khỏe con người;

- Dịch vụ KHHGĐ có liên quan đến trình độ học vấn và nhận thức của người

dân;

- Dịch vụ KHHGĐ phải được tiến hành thường xuyên, liên tục;

- Dịch vụ KHHGĐ đòi hỏi phải thuận tiện, gần dân, có hiệu quả cao;

- Dịch vụ KHHGĐ khơng chỉ cung cấp các biện pháp tránh thai, tránh đẻ mà

còn giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn để có con [21; 46].

Từ cách hiểu trên chúng tơi đưa ra khái niệm dịch vụ KHHGĐ là người làm công tác chuyên môn cung cấp thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động, tư vấn, cung cấp phương tiện tránh thai, phịng chống vơ sinh đến người dân nhằm thực hiện tốt các quy định của pháp luật.

1.2.4. Khái niệm sức khỏe sinh sản

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sức khỏe sinh sản là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và hòa hợp xã hội về tất cả các phương diện liên quan đến hệ thống sinh sản trong suốt các giai đoạn của cuộc đời. Chăm sóc SKSS là một tập hợp các phương pháp, kỹ thuật và dịch vụ nhằm giúp cho con người có tình trạng SKSS khỏe mạnh thơng qua việc phịng chống và giải quyết những vấn đề liên quan đến SKSS. Điều này cũng bao gồm cả sức khỏe tình dục với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống và mối quan hệ giữa con người với con người mà không chỉ dừng lại ở chăm sóc y tế và tư vấn một cách đơn thuần cho việc sinh sản và những nhiễm trùng qua đường tình dục [38].

Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển họp tại Cai rô - Ai Cập năm 1994 đã đưa ra định nghĩa về sức khỏe sinh sản: “Sức khoẻ sinh sản là một trạng thái khỏe mạnh, hài hòa về thể chất, tinh thần và xã hội trong tất cả mọi khía cạnh liên quan đến hệ thống, chức năng và q trình sinh sản chứ khơng phải chỉ là khơng có bệnh tật hay tổn thương hệ thống sinh sản.” [5; 249].

Như vậy, sức khoẻ sinh sản là một phần rất quan trọng của sức khỏe, sức khỏe sinh sản gắn với toàn bộ cuộc đời của con người, từ lúc bào thai đến khi tuổi già. Sức khoẻ sinh sản quan tâm đến các vấn đề của bộ máy sinh sản nam nữ ở mọi lứa tuổi, đặc biệt chú trọng đến tuổi vị thành niên và độ tuổi sinh sản.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai tại huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)