Vai trò truyền thông, vận động

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai tại huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 67 - 69)

PHẦN II : PHẦN NỘI DUNG

3.1. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử

3.1.3. Vai trò truyền thông, vận động

Vận động là một quá trình thuyết phục hay thúc đẩy cá nhân hoặc một nhóm người ủng hộ và thực hiện một hành động nào đó. Vận động ở đây là vận động các cặp vợ chồng tham gia sử dụng BPTT để thực hiện mục tiêu kế hoạch hóa gia đình.

Vận động là sự lên tiếng kêu gọi một cá nhân hay một nhóm người hay một tổ chức chú ý đến một vấn đề quan trọng. Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về DS - KHHGĐ giai đoạn 2010 - 2015 vai trò vận động đi liền với truyền thông có ý nghĩa rất quan trọng. Ở huyện Thanh Thủy nói chung có xây dựng kế hoạch vận động các cặp vợ chồng tham gia sử dụng BPTT.

Quá trình vận động bao gồm các bước:

Xác định vấn đề cần vận động: vấn đề cần vận động là vận động sự tham gia sử dụng các BPTT của các cặp vợ chồng. Trong bước xác định vấn đề cần vận động thì rà soát những vấn đề nào về chính sách gây ảnh hưởng đến việc tham gia sử dụng BPTT như là nguồn cung cấp phương tiện tránh thai, sự tiếp cận với các BPTT. Xác định ở các xã xem có những vấn đề gì gây ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng các

BPTT như vấn đề: nhận thức, hiệu quả BPTT, các tác dụng phụ, tai biến khi sử dụng BPTT, phong tục tập quán…

Xây dựng thông điệp vận động: dù gái hay trai chỉ hai là đủ

Truyển tải thông điệp: Đến đối tượng cần vận động là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, tiếp đó là chuyền tải rộng rãi đến toàn bộ người dân trong toàn huyện Thanh Thủy.

Người truyền thông điệp: Ban dân số kết hợp với trạm y tế xã đưa ra thông điệpchuyền tải thông điệp đến từng thôn xóm thông qua cộng tác viên dân số và y tế thôn bản.

Ngoài ra thì ban dân số cũng có xấy dựng kế hoạch vận động các cặp vợ chồng tham gia sử dụng các BPTT thực hiện mục tiêu kế hoạch hóa gia đình với thông điệp: “dù gái hay trai chỉ hai là đủ”. (Chị V, 34 tuổi, cán bộ DS - KHHGĐ)

Truyền thông là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, ý nghĩ, ý kiến hay cảm xúc thông qua lời nói, các tín hiệu, hình ảnh, ngôn ngữ hay các hành động từ người truyền đến người nhận. Truyền thông là một quá trình hai chiều có mục đích rõ ràng.

Truyền thông thay đổi hành vi là một trong quá trình truyền thông nhưng lấy mục tiêu làm thay đổi hành vi, duy trì hành vi mới bền vững của đối tượng sau khi được cung cấp kiến thức. Tuy nhiên truyền thông ở các xã trong huyện Thanh Thủy không mang tính chất hai chiều, mà chỉ có truyền thông từ ban dân số, trạm y tế đến người dân cụ thể là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ.

Chương trình truyền thông ở huyện Thanh Thủy với nội dung đơn giản đó là truyền thông về lợi ích của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, sử dụng các BPTT là thực hiện mục tiêu kế hoạch hóa gia đình. Chương trình truyền thông được tổ chức mỗi quý một lần.

Ví dụ nội dung các bước trong quá trình truyền thông thay đổi hành vi kế hoạch hóa gia đình:

Để có các giải pháp can thiệp truyền thông phù hợp và hiệu quả, cần phải xác định được nội dung chủ yếu ứng với mỗi bước của quá trình thay đổi hành vi. Ví dụ muốn thực hiện và duy trì hành vi kế hoạch hóa gia đình nội dung chủ yếu ứng với mỗi bước được xác định là:

Giai đoạn 1: Có hiểu biết và có kiến thức: nhớ lại các thông điệp về kế hoạch hóa gia đình, hiểu kế hoạch hóa gia đình có ý nghĩa gì, kể tên một số biện pháp kế hoạch hóa gia đình và nguồn cung ứng.

Giai đoạn 2: Chấp nhận: hưởng ứng tích cực các thông điệp về kế hoạch hóa gia đình; thảo luận về kế hoạch hóa gia đình với gia đình, bạn bè, mạng lưới công tác kế hoạch hóa gia đình; nghĩ về sự ủng hộ của gia đình, bạn bè, cộng đồng về kế hoạch hóa gia đình; đồng ý thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

Giai đoạn 3: Có ý định thực hiện: thừa nhận kế hoạch hóa gia đình có thể đáp ứng nhu cầu cá nhân; dự kiến đến người cung cấp dịch vụ để được tư vấn; dự định thực hiện kế hoạch hóa gia đình vào thời gian thích hợp.

Giai đoạn 4: Thực hiện và duy trì: gặp người cung cấp thông tin và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; chọn một biện pháp thích hợp và bắt đầu thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tiếp tục duy trì biện pháp kế hoạch hóa gia đình đã sử dụng.

Giai đoạn tuyên truyền, vận động: Thừa nhận lợi ích của kế hoạch hóa gia đình đối với bản thân và chia sẻ kinh nghiệm đối với người khác; vận động người khác cùng thực hiện; ủng hộ chương trình kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng.

Ngoài việc phải hướng dẫn, cung cấp thông tin thì cũng vận động tuyên truyền chị em tham gia sử dụng BPTT để thực hiện mục tiêu kế hoạch hóa gia đình, đồng thời cùng các y tế thôn bản, cộng tác viên dân số giám sát tình hình sử dụng BPTT ở từng thôn xóm và có cuộc họp giao ban vào thứ 4 hàng tuần.” (Chị V, 34 tuổi cán bộ DS - KHHGĐ)

Như vậy truyền thông vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình bao gồm cả việc tham gia sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng nhằm mục đích thay đổi hành vi là một trong những vai trò của công tác xã hội. Để thực hiện được vai trò này thì cần phải có các kiến thức, kỹ năng về truyền thông vận động.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai tại huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)