Bước 1: Thành lập nhóm

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai tại huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 71 - 73)

PHẦN II : PHẦN NỘI DUNG

3.2. Ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng các biện

3.2.1. Bước 1: Thành lập nhóm

Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp tại huyện Thanh Thủy chúng tôi đã được tiếp xúc rất nhiều những cặp vợ chồng khác nhau và họ có những khó khăn khác nhau. Qua quá trình quan sát, giúp đỡ của cán bộ địa phương cũng như người dân huyện Thanh Thủy chúng tôi nhận thấy ở một số cặp vợ chồng họ gặp khó khăn trong vấn đề sử dụng các biện pháp tránh thai. Là một NVCTXH, chúng tôi nhận thấy vai trò của mình trong việc trợ giúp giải quyết khó khăn, trở ngại, giúp các cá nhân có thêm kiến thức, kỹ năng trong thực hiện các biện pháp tránh thai nhằm thực hiện chính sách DS - KHHGĐ một cách hiệu quả. Đó là lí do chúng tôi quyết định chọn nhóm thân chủ này.

Qua một thời gian quan sát và tìm hiểu thông tin, chúng tôi đã chọn ra một nhóm thân chủ để trợ giúp bao gồm 6 thành viên, đó là chị Nguyễn Thị H, Trần Thị T, Phạm Thị G, Hà Thị V, Phan Thị L, Đỗ Thu H.

- Nhóm mà chúng tôi hướng đến là các chị đến từ xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

- Số lượng: 5 người

- Các nhóm viên có chung mục đích, nhu cầu và vấn đề cần giải quyết.

- Xác định mục đích hỗ trợ, mục tiêu hoạt động của nhóm: trang bị kiến thức, kỹ năng cũng như hiểu biết về các BPTT.

3.2.1.1. Đánh giá nguồn lực – tiềm năng và sự hỗ trợ bên ngoài

Nguồn lực bên trong: Các nhóm viên có tinh thần khá tích cực tham gia nhóm, có sự tương tác và hợp tác nhóm, mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn nhóm, người lãnh đạo nhóm phù hợp với vai trò của mình.

Nguồn lực vật chất: Cơ sở vật chất tại địa phương khá tốt, đảm bảo, thuận lợi cho nhóm hoạt động và thực hiện kế hoạch.

Kinh phí: Được hỗ trợ từ phía lãnh đạo địa phương, cán bộ DS - KHHGĐ, gia đình, sinh viên. Tuy không nhiều nhưng có thể đảm bảo chi tiêu, tổ chức hoạt động.

Nhân lực: Nhân viên CTXH, các nhóm viên và sự sẵn sàng hỗ trợ của các cán bộ DS - KHHGĐ.

3.2.1.2. Ưu – nhược điểm của nhóm

Ưu điểm Nhược điểm

- Có thể thấy mức độ tương tác trực tiếp của các nhóm viên.

- Nắm bắt chính xác tính cách của từng thành viên.

- Mỗi thành viên đều được phân công vai trò thích hợp (trưởng nhóm, hỗ trợ).

- Mất thời gian thành lập nhóm, đoàn kết nhóm.

- Mất thời gian lâu hơn để ổn định nhóm và tổ chức hoạt động can thiệp vì nhóm mới thành lập.

3.2.1.3. Chuẩn bị môi trường hoạt động

Xác định thời gian hoạt động: Vào các buổi tối thứ 3, 5 và chủ nhật hàng tuần

Tổ chức buổi họp nhóm đầu tiên với mục đích:

+ Để các thành viên trong nhóm làm quen với nhau, làm quen với môi trường hoạt động nhóm.

+ Bầu trưởng nhóm: Nguyễn Thu H

+ Thống nhất địa điểm cố định cho họp nhóm, đặt ra các quy tắc hoạt động: Các thành viên phải nghiêm túc, có mặt đầy đủ các buổi họp nhóm; không đi muộn...

Lượng giá: Từ việc xác định rõ mục tiêu, ưu, nhược điểm, môi trường, nguồn lực, các quy tắc... sẽ giúp quá trình hoạt động nhóm đi đúng hướng và hoạt động có hiệu quả. Đồng thời, tạo sự tin tưởng, khuyến khích nhóm viên tích cực tham gia.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai tại huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 71 - 73)