Mơ hình nghiên cứu của Wallace D Boeve (2007)

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG cơ làm VIỆC của NHÂN VIÊN sở CÔNG THƯƠNG QUẢNG NAM (Trang 34)

Boeve (2007) đã tiến hành cuộc nghiên cứu các yếu tố tạo động lực của các giảng viên khoa đào tạo trợ lý bác sỹ ở các trường Y tại Mỹ trên cơ sở sử dụng lý thuyết hai nhân tố của Herzberg và chỉ số mô tả công việc (JDJ) của Smith, Kendall và Hulin (1969). Theo đó, nhân tố tạo động lực được chia làm hai nhóm: nhóm nhân tố nội tại gồm bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến và nhóm nhân tố bên ngồi gồm lương, sự hỗ trợ của cấp trên và mối quan hệ với đồng nghiệp. Mơ hình nghiên cứu này được thể hiện như

sau:

Hình 1.3: Mơ hình nghiên cứu của Boeve

Kết quả phân tích tương quan của năm nhân tố đối với việc tạo động lực làm việc nói chung đã cho thấy nhân tố bản chất công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp và cơ hội phát triển là có tương quan mạnh nhất với động lực làm việc trong khi sự hỗ trợ của cấp trên và lương bổng có tương quan yếu đối với động lực làm việc của các giảng viên. Phân tích hồi quy đã cho thấy ngoài bốn nhân tố là bản chất công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp, cơ hội phát triển và sự hỗ trợ của cấp trên, thời gian công tác tại khoa cũng ảnh hưởng đến động lực làm việc của giảng viên (càng gắn bó lâu dài với khoa càng cảm thấy thỏa mãn công việc). Trong các nhân tố ảnh hưởng được xét trong nghiên cứu này thì bản chất cơng việc là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến tạo động lực làm việc nói chung.

1.4.2. Mơ hình nghiên cứu của Abby M. Brooks (2007)

Abby M. Brooks (2007) đã tiến hành nghiên cứu bằng cách phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi gồm 53 biến quan sát đối với 181 người làm các công việc khác nhau trên khắp nước Mỹ. Tác giả đã đề xuất mơ hình nghiên cứu như sau:

Hình 1.4: Mơ hình nghiên cứu của Abby M. Brooks

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc kết hợp giữa hai yếu tố thiết lập mục tiêu và sự hài lòng trong cơng việc là cách tốt nhất để dự đốn động lực làm việc của nhân viên; các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hài lòng của nhân viên bao gồm: đánh giá hiệu quả công việc, đào tạo, cấp trên, đóng góp vào tổ chức. Hạn chế của nghiên cứu là không xem xét đến quy mô, cấu trúc phân cấp của tổ chức; phần lớn người được phỏng vấn là người Mỹ gốc Âu; cấu trúc bảng câu hỏi và cách thức phỏng vấn cịn nhiều hạn chế.

1.4.3. Mơ hình nghiên cứu của Tan Teck - Hong và Amna Waheed (2011)

Nghiên cứu của Teck-Hong và Waheed (2011) xuất phát từ lí thuyết hai nhân tố của Herzberg, sử dụng các nhân tố tác động đến động lực làm việc để tiến hành cuộc khảo sát với nhân viên bán hàng tại Malaysia. Kết quả cho thấy các phân tích đã chứng minh rằng biến động lực quan trọng nhất là điều kiện làm việc. Công nhận là yếu tố đáng kể thứ hai, tiếp theo chính sách cơng ti và các yếu tố tài chính. Các bằng chứng kết luận rằng các nhân tố duy trì hiệu quả hơn nhân tố động viên trong việc tạo động lực cho nhân viên bán hàng. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là sử dụng thang đo ngắn, ít biến quan sát để phân tích các nhân tố dẫn đến việc phân tích khơng đầy đủ các khía cạnh của nhân tố, kết quả nghiên cứu có thể khơng chính xác.

Hình 1.5: Mơ hình nghiên cứu của Teck-Hong và Waheed 1.4.4. Mơ hình nghiên cứu của Perry (1996)

Nghiên cứu của Perry (1996) cho thấy có 24 biến quan sát được chia làm 4 nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên ở khu vực công, bao gồm:

- Sự hấp dẫn của việc hoạch định chính sách cơng (Attraction to public policy making): Người lao động bị hấp dẫn bởi nhu cầu về quyền lực.

- Mong muốn được phục vụ cho lợi ích cộng đồng (A desire to serve the public interest): Người lao động có ý thức về nghĩa vụ đối với cộng đồng.

- Sự lương thiện (Compassion): Người lao động có tấm lòng lương thiện, muốn giúp đỡ cộng đồng.

- Sự hy sinh (Self-sacrifice): Người lao động sẵn sàng hy sinh lợi ích các nhân cho cộng đồng.

Hình 1.6: Mơ hình động cơ làm việc trong khu vực cơng của Perry

Theo Wright (2008) đóng góp của Perry rất quan trọng và có giá trị vì nó cung cấp một góc nhìn tồn diện hơn về động cơ làm việc của nhân viên trong khu vực công so với các nghiên cứu trước đó.

Rất nhiều nghiên cứu đã sử dụng thang đo của Perry để đo lường động cơ làm việc của nhân viên trong khu vực công nhưng những tranh luận vẫn còn tồn tại xung quanh việc ứng dụng này. Một bất lợi được đề cập đến đầu tiên là chiều dài của các thang đo. Nó khơng dễ dàng để khảo sát trên quy mơ lớn. Ngồi ra, các nhà nghiên cứu của châu Âu cũng gặp khó khăn trong việc biểu đạt ngơn ngữ khi sử dụng thang đo bên ngồi Hoa Kỳ.

1.4.5. Mơ hình nghiên cứu của Bradley E. Wright (2007)

Dữ liệu sử dụng cho mơ hình nghiên cứu của Bradley E. Wright được thu thập từ cuộc khảo sát ở một cơ quan nhà nước tại New York với hơn 2.200 nhân viên. Cuộc khảo sát này được quản lý bởi một nhóm chuyên gia tư vấn bên ngoài. Tỷ lệ phản hồi của nhân viên khi được khảo sát là 86,9% tương ứng là 1.895 nhân viên.

Mơ hình nghiên cứu bao gồm 7 khái niệm: (1) Sứ mệnh của tổ chức (Mission valence) (2) Phần thưởng bên ngoài (Extrinsic rewards) Attraction to public policy making

A desire to serve the public interest

Compassion

Self-sacrifice

Public-Sector Work Motivation

(3) Tầm quan trọng của công việc (Job importance) (4) Sự khó khăn của cơng việc (Job difficulty) (5) Hiệu quả cá nhân (Seft efficacy)

(6) Tính chun nghiệp của cơng việc (Job specificity) (7) Động cơ làm việc (Work motivation)

Hình 1.7: Mơ hình nghiên cứu của Bradley E. Wright

Nghiên cứu này đã chỉ ra được những nhân tố tác động đến động cơ làm việc của nhân viên trong khu vực công trên cơ sở tâm lý của lý thuyết mục tiêu. Qua đó, những giá trị của nhân viên sẽ ảnh hưởng đến hành vi của họ được giải thích. Nhân viên sẽ có được động cơ làm việc tốt hơn khi họ hiểu được một cách rõ ràng nhiệm vụ và những thách thức trong công việc. Đồng thời, khi nhân viên nhận thức được giá trị của cá nhân và vai trò của cá nhân trong mục tiêu chung của tổ chức thì họ sẽ có động cơ để làm việc. Ngồi ra, phần thưởng bên ngồi ln là điều mà nhân viên mong muốn. Nó thể hiện sự ghi nhận của tổ chức đối với nổ lực trong công việc của nhân viên.

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. GIỚI THIỆU VỀ SỞ CÔNG THƯƠNG QUẢNG NAM 2.1.1. Vị trí và chức năng của Sở

Sở Cơng Thương là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công thương, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; dầu khí; hóa chất; vật liệu nổ cơng nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khống sản (trừ vật liệu xây dựng); cơng nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp chế biến khác; an tồn thực phẩm; lưu thơng hàng hố trên địa bàn tỉnh; xuất khẩu; nhập khẩu; thương mại biên giới; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; quản lý cạnh tranh; chống bán phá giá; chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; khuyến công; quản lý nhà nước trực tiếp khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang hiện có và khu cơng nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu (gọi chung là khu công nghiệp, khu kinh tế) được quy hoạch thành lập, thành lập mới thuộc tỉnh Quảng Nam (trừ Khu Kinh tế mở Chu Lai và các Khu công nghiệp trong Khu Kinh tế mở Chu Lai); quản lý cụm công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và dịch vụ hỗ trợ liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

Sở Cơng Thương có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện về chuyên môn,

nghiệp vụ của Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.

2.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở

- Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

+ Dự thảo quy hoạch, điều chỉnh bổ sung quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hằng năm về phát triển ngành công thương;

+ Dự thảo các quyết định, chỉ thị, văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Uỷ ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực công thương;

+ Dự thảo quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở;

+ Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở; dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo phụ trách lĩnh vực cơng thương của Phịng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

+ Xây dựng Quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc các cơ quan có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo cơ chế một cửa và một cửa liên thơng.

- Tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:

+ Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật;

+ Dự thảo các quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực công thương.

- Hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các quy

định về phát triển cơng thương sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về lĩnh vực công thương.

- Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng; chủ trì, kiểm tra, thẩm định thiết kế các dự án đầu tư xây dựng, chất lượng các cơng trình thuộc ngành cơng thương trên địa bàn tỉnh theo phân cấp; tiếp nhận, cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn và thu hồi các loại giấy phép, chứng nhận thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Sở Công Thương theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc uỷ quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, các Bộ, ngành liên quan hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định.

- Về cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp: + Về cơ khí và luyện kim:

Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành cơ khí, ngành luyện kim, phát triển các sản phẩm cơ khí, cơ- điện tử trọng điểm, các sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao, kết hợp kỹ thuật cơ khí, tự động hóa, điện tử cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh.

+ Về công nghiệp hỗ trợ:

Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển ngành cơng nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

- Về điện lực, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:

+ Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển điện lực, phát triển việc ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh;

+ Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện cho đơn vị điện lực tại địa bàn tỉnh; đào tạo, bồi dưỡng chuyên

mơn, nghiệp vụ, an tồn điện cho nhân viên, công nhân kỹ thuật thuộc các tổ chức quản lý điện nông thôn, miền núi và hải đảo;

+ Tổ chức triển khai thực hiện phương án giá điện trên địa bàn tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Về cơng nghiệp khai thác mỏ và chế biến khống sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng):

+ Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản sau khi được phê duyệt theo thẩm quyền;

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn, định mức kinh tế- kỹ thuật, cơng nghệ, an tồn vệ sinh trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

+ Về hố chất, vật liệu nổ cơng nghiệp và các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an tồn và bảo vệ mơi trường:

+ Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành hoá chất, vật liệu nổ cơng nghiệp và các loại máy, thiết bị có u cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an toàn trên địa bàn tỉnh;

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hố chất, vật liệu nổ cơng nghiệp, xăng dầu, khí dầu mỏ hố lỏng và các loại máy, thiết bị có u cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật an tồn theo quy định của pháp luật;

+ Triển khai thực hiện các nội dung quản lý về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công thương theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện quy hoạch và các chính sách phát triển ngành cơng nghiệp mơi trường.

- Về an tồn thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác:

+ Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển ngành sau khi được phê duyệt, gồm: Dệt-may, da-giầy, giấy, sành sứ, thủy tinh, nhựa, rượu, bia, nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng và các sản phẩm khác;

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm cơng nghiệp, an tồn vệ sinh, mơi trường cơng nghiệp; an tồn thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến từ bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng và các sản phẩm khác, an tồn thực phẩm đối với các chợ, siêu thị và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hàng hóa thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Sở;

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về phòng, chống thực phẩm giả, gian lận thương maị trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Sở.

- Về khuyến cơng:

+ Chủ trì, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến công;

+ Triển khai chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công tại địa phương đối với các hoạt động thực hiện bằng nguồn kinh phí khuyến cơng quốc gia và các hoạt động thực hiện bằng nguồn kinh phí khuyến cơng địa phương;

+ Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện đề án khuyến công tại địa phương; đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động khuyến công địa phương theo quy định của pháp luật;

liên quan; kiểm tra, đánh giá, theo dõi, giám sát việc thực hiện đề án, kế

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG cơ làm VIỆC của NHÂN VIÊN sở CÔNG THƯƠNG QUẢNG NAM (Trang 34)