Học thuyết công bằng của Stacy Adams

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG cơ làm VIỆC của NHÂN VIÊN sở CÔNG THƯƠNG QUẢNG NAM (Trang 26 - 27)

Học thuyết cho rằng con người được khuyến khích tìm kiếm sự công bằng xã hội trong các phần thưởng mà họ kỳ vọng đối với thành tích. Theo thuyết này, nếu con người nhận được sự đãi ngộ bằng với người khác trong cùng một mức đóng góp, họ sẽ tin rằng họ được đối xử công bằng. Người lao động trong tổ chức luôn muốn được đối xử một cách công bằng bao gồm cả công bằng bên trong và cơng bằng bên ngồi.

Cơng bằng bên trong đó là người lao động ln địi hỏi nhận được những phần thưởng tương xứng với những đóng góp hay cơng sức mà họ bỏ ra. Nếu một cá nhân thấy khơng có sự cơng bằng đó thì anh ta sẽ giảm nỗ lực của bản thân để duy trì “sự cân bằng” và ngược lại anh ta sẽ chăm chỉ làm việc hơn. Cơng bằng bên ngồi là việc người lao động luôn mong muốn được đối xử cơng bằng như những người lao động khác. Vì thế họ ln có xu hướng so sánh tỷ lệ giữa sự đóng góp của họ và những quyền lợi họ nhận được với sự đóng góp và quyền lợi của người khác. Người lao động cảm thấy tổ chức đối xử với họ công bằng khi tỷ lệ giữa quyền lợi và sự đóng góp của họ bằng tỷ lệ giữa quyền lợi và sự đóng góp của người khác.

Các quyền lợi cá nhân

> = <

Các quyền lợi của những người khác

Tóm lại, khi người lao động cảm thấy bị thiệt thịi hơn người khác họ sẽ có thái độ tiêu cực, lười biếng, khơng tự giác trong cơng việc. Do đó, để thúc đẩy động cơ làm việc cho người lao động cần phải tạo ra và duy trì sự cơng bằng giữa quyền lợi và sự đóng góp của các thành viên trong tổ chức.

Hàm ý của học thuyết này đó là: các nhà quản trị phải hiểu rằng người lao động tự đánh giá sự công bằng trong phần thưởng của họ với so với phần thưởng của người khác. Vì vậy, các nhà quản trị thơng minh ln tìm cách duy trì sự cân bằng về quyền lợi để thúc đẩy người lao động trong tổ chức.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG cơ làm VIỆC của NHÂN VIÊN sở CÔNG THƯƠNG QUẢNG NAM (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w