Thuyết kỳ vọn g Victor Vroom

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG cơ làm VIỆC của NHÂN VIÊN sở CÔNG THƯƠNG QUẢNG NAM (Trang 25 - 26)

Học thuyết cho rằng động cơ thúc đẩy phụ thuộc vào sự mong đợi của các cá nhân về khả năng thực hiện nhiệm vụ của họ và về việc nhận được các phần thưởng mong muốn. Học thuyết không chỉ quan tâm đến việc xác định loại nhu cầu mà cịn quan tâm đến q trình để các cá nhân nhận được phần thưởng. Các yếu tố của Thuyết kỳ vọng bao gồm :

Kì vọng E  P: bao hàm việc nỗ lực trong công việc dẫn đến năng suất làm việc cao. Để kỳ vọng này đạt được đỉnh cao, cá nhân phải có khả năng, kinh nghiệm vốn có, các cơng cụ, máy móc cần thiết và cơ hội để thực hiện.

Kì vọng P  O: nghĩa là hành động thành công sẽ dẫn đến kết quả đầu ra mong muốn. Trong trường hợp một người được thúc đẩy để có được phần thưởng trong cơng việc thì kỳ vọng này sẽ liên quan đến niềm tin rằng: năng suất làm việc cao sẽ thực sự dẫn đến phần thưởng.

Hình 1.2: Các yếu tố chính của Thuyết kỳ vọng Victor Vroom

Sự thực hiện Kì vọng E -> P :

triển vọng nỗ lực -> hành động mong muốn

Hóa trị : giá trị đầu ra

Kì vọng P -> O :

triển vọng thực hiện -> kết quả mong đợi

Nỗ lực Kết quả đầu ra (tiền lương, sự

Thuyết kỳ vọng không chỉ xác định nhu cầu riêng biệt hoặc phần thưởng mà còn thiết lập sự tồn tại của chúng ta và sự khác biệt của mỗi cá nhân. Thuyết kỳ vọng đề cập đến kỳ vọng của nhân viên và chu trình nhân- quả “Động viên-Nỗ lực-Kết quả cơng việc-Khen thưởng”. Điều cốt lõi của học thuyết này là hiểu được mục tiêu cá nhân và mối quan hệ giữa nỗ lực và thành tích, giữa thành tích và phần thưởng, và cuối cùng là giữa phần thưởng và sự thỏa mãn mục tiêu cá nhân.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến ĐỘNG cơ làm VIỆC của NHÂN VIÊN sở CÔNG THƯƠNG QUẢNG NAM (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w